Một số vấn đề khó khăn và nảy sinh trong quá trình dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã võ ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 80 - 83)

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH “DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA” VÀ TÁC ĐỘNG CỦA “DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA” ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ VÕ NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.4. Quá trình dồn điền, đổi thửa ở các hộ điều tra

2.4.5. Một số vấn đề khó khăn và nảy sinh trong quá trình dồn điền đổi thửa

Việc chuyển đổi ruộng đất đối với đất nông nghiệp đã diễn ra ở nhiều địa phương trong những năm qua và đã đem lại những kết quả to lớn. Khắc phục được những hạn chế do tình trạng manh mún ruộng đất gây nên, tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư thâm canh, chuyển dần nền nông nghiệp sang sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, đây là công việc khó khăn, liên quan đến lợi ích của người dân nên tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương mà tiến hành triển khai để dồn điền, đổi thửa thực sự mang lại ý nghĩa to lớn cho các hộ nông dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Hoàng Thị Ngọc Hà – K42B KTNN 70 Qua quá trình nghiên cứu thực trạng dồn điền, đổi thửa ở xã Võ Ninh đã cho thấy dồn điền, đổi thửa đã thực sự mang lại những ý nghĩa to lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của nông hộ. Song để thực hiện thành công quá trình này thì địa phương đã gặp không ít khó khăn.

Bảng 19: Khó khăn nảy sinh trong quá trình dồn điền, đổi thửa

Nguyên nhân Số hộ Cơ cấu (%)

1. Tâm lý xáo trộn, thay đổi 18 30

2. Sợ phải nhận đất xấu hơn 12 20

3. Công tác tuyên truyền chưa hiệu quả 5 8,3

4. Kinh phí cho việc chuyển đổi còn chậm 13 21,7

5. Ảnh hưởng xấu đến sản xuất của hộ 3 5

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng 19 ta thấy, trong 60 hộ được điều tra phỏng vấn có 18 hộ chiếm 30%

trong tổng số hộ điều tra cho rằng diện tích đất nông nghiệp của hộ đã giao được ổn định hơn 10 năm không nên có sự thay đổi, gây xáo trộn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc sản xuất của hộ. Những hộ trước đây được giao những thửa ruộng màu mỡ, thuận tiện cho sản xuất sợ rằng khi dồn đổi họ sẽ được chia những thửa ruộng không còn tốt như xưa nữa, số hộ này chiếm 20% trong tổng số hộ được điều tra. Nguyên nhân là do việc tuyên truyền đến các hộ chưa sâu và chưa rộng. Việc dồn điền, đổi thửa liên quan đến lợi ích của các nông hộ nên trong nhận thức của họ có nhiều ý kiến khác nhau, có hộ cho là phù hợp với xu hướng phát triển, có hộ không nhất trí với công tác dồn đổi, có hộ chỉ đồng ý dồn đổi một số diện tích đất... Để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai và cùng có lợi các cấp chính quyền đã phải tổ chức nhiều cuộc họp, vận động để lấy ý kiến, để tuyên truyền trong khi nguồn kinh phí còn eo hẹp và hạn chế.

Có 5 hộ trong tổng số hộ điêu tra cho rằng họ không được cán bộ chính quyền tuyên truyền hay chỉ dẫn rõ ràng về công tác dồn điền, đổi thửa chiếm 8,3%.

Khi tiến hành dồn điền, đổi thửa ghép những ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn hơn, việc lập bản đồ địa chính, đặc biệt là công tác đo đạc cần một khoản kinh phí rất lớn.

Nguồn kinh phí này là một phần các nông hộ đóng góp và một phần là do Nhà nước hỗ

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Hoàng Thị Ngọc Hà – K42B KTNN 71 trợ. Việc thu kinh phí ở các hộ nông dân là rất khó khăn và nguồn kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước đến địa phương là rất chậm. Do vậy, việc tiến hành triển khai dồn điền, đổi thửa bị chậm trễ. Công tác thực hiện dồn điền, đổi thửa nhanh hay chậm còn phải chờ vào kinh phí hỗ trợ và kinh phí đóng góp từ người dân. Có 13 hộ chiếm 21,7% trong tổng số hộ điều tra cho rằng kinh phí phục vụ cho công tác là quá chậm trễ. Chỉ có 3 hộ chiếm 5% trong tổng số hộ điều tra đua ra ý kiến dồn điền, đổi thửa sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của nông hộ.

Quá trình điều tra trực tiếp từ người dân cho thấy, trước kia có một bộ phận nhỏ hộ nông dân chưa thực sự hiểu rõ hiệu quả của công tác dồn điền, đổi thửa, còn mang trong mình tư tưởng bảo thủ, trì trệ nên đã gây ra một số khó khăn cho việc thực hiện.

Nhưng sau khi được cán bộ địa phương giải thích, cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác dồn điền, đổi thửa cũng như các lợi ích có được từ công tác này nên dầm dần họ đã có nhận thức đúng đắn. Nhờ đó, công tác dồn điền, đổi thửa đã lôi kéo sự tham gia đông đảo các hộ nông dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã võ ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)