CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH “DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA” VÀ TÁC ĐỘNG CỦA “DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA” ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ VÕ NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2. Quá trình dồn điền đổi thửa tại huyện Quảng Ninh
2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp từ khi thực hiện Nghị định 64/CP
Ruộng đất là mối quan tâm hàng đầu của người nông dân. Sự phát triển nông nghiệp nông thôn của đất nước trước hết phụ thuộc vào mối quan hệ của người nông dân với ruộng đất và việc sử dụng có hiệu quả ruộng đất của các hộ nông dân. Vì vậy giải quyết những mối quan hệ ruộng đất của các hộ nông dân có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Sau khi thấy việc canh tác tập thể không còn phù hợp nữa, mặt khác đã xuất hiện tình trạng giao đất đến nông dân ở một số địa phương như Hải Phòng, Thái Bình...đã cho kết quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Không những tăng về năng suất, sản lượng mà còn làm cho người nông dân có trách nhiệm với đồng ruộng của mình hơn rất nhiều. Việc thờ ơ với đồng ruộng ở những nơi này không còn nữa mà thay vào đó người nông dân đã ra sức khai thác và cải tạo, đầu tư thâm canh sao cho mảnh đất của mình đạt hiệu quả cao nhất. Trước thực tế đó, Đảng và Nhà nước thấy rằng cần phải thay đổi mối quan hệ về ruộng đất với người nông dân. Năm 1993 Luật đất đai ra đời và Nghị định 64/CP của Chính phủ ban hành hướng dẫn cụ thể việc thực hiện giao đất lâu dài cho người dân. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP, Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức quán triệt nội dung Nghị định 64/CP cho cốt cán trong toàn huyện và tiến hành triển khai tổ chức thực hiện trên 15 xã, thị trấn. Kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ Bảng 5: Tình hình giao đất theo Nghi định 64/CP của huyện Quảng Ninh
TT Đơn vị (xã, thị trấn)
Số hộ (hộ)
Số khẩu (khẩu)
Tổng diện tích
(ha)
Tổng số thửa (thửa)
Số thửa bình quân /hộ (thửa/hộ)
Diện tích bình quân/thửa
(m2/thửa)
1 An Ninh 1.735 8.050 897,80 14.001 8,07 641,24
2 Vạn Ninh 1.257 5.630 676,65 16.177 12,87 418,28
3 Tân Ninh 1.244 4.660 523,59 16.794 13,50 311,77
4 Xuân Ninh 1.458 6.032 440,27 8.092 5,55 544,08
5 Hiền Ninh 1.384 5.466 414,19 12.331 8,91 335,89
6 Gia Ninh 1.232 6.595 284,02 7.182 5,83 395,46
7 Võ Ninh 1.584 7.020 444,03 20.433 12,90 217,31
8 Duy Ninh 1.216 5.182 327,85 7.356 6,05 445,69
9 Hàm Ninh 1.143 5.307 388,93 6.949 6,08 559,69
10 Lương Ninh 534 1.944 208,37 6.920 12,96 301,11
11 Vĩnh Ninh 1.375 6.282 518 13.158 9,57 393,68
12 Quán Hàu 232 765 104,40 2.876 12,40 363
13 Trường Xuân 132 635 45,96 730 5,53 629,59
Bình quân chung toàn huyện 9,25 427,45
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh) Qua bảng 5 ta thấy, sau khi thực hiện giao đất theo Nghị định 64/CP toàn huyện đã có 14.526 hộ đã được giao đất với 5.274,06 ha, bao gồm 132.999 thửa. Bình quân có 9,25 thửa/hộ. Một số xã có diện tích đất nông nghiệp bình quân/thửa thấp như xã Võ Ninh chỉ 217,310m2, xã Lương Ninh chỉ 301,113 m2. Một số xã bình quân thửa/hộ cao như Lương Ninh 12,96 thửa/hộ, Tân Ninh 13.5 thửa/hộ, Võ Ninh 12,9 thửa/hộ, Vạn Ninh 12,87 thửa/hộ. Bên cạnh đó, các xã có bình quân số thửa giao cho mỗi hộ tương đối thấp giao động từ 5 - 6 thửa/hộ, bao gồm: Duy Ninh, Gia Ninh, Xuân Ninh, Hàm Ninh, Trường Xuân.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ Từ khi ruộng đất được giao ổn định và lâu dài người nông dân yên tâm sản xuất, tích cực cải tạo đồng ruộng, ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, đẩy mạnh công tác thâm canh góp phần nâng cao năng suất cây trồng, tạo đà cho nền sản xuất hàng hóa phát triển, nâng cao dời sống cho người dân. Tuy nhiên đất đai phân chia manh mún là một trong hững nguyên nhân chính cản trở xu hướng sản xuất hàng hóa. Thực trạng phân chia ruộng đất của huyện Quảng Ninh chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa.
2.2.2. Những tồn tại trong sử dụng đất nông nghiệp của huyện và sự cần thiết phải dồn điền, đổi thửa
Trước đây, tình hình sử dụng ruộng đất của huyện còn gặp nhiều khó khăn nên hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Trong quá trình canh tác, người nông dân tự ý sản xuất, chưa tuân thủ theo lịch thời vụ của phòng nông nghiệp, chọn các loại cây, con giống chưa phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu của địa phương. Bên cạnh đó, việc áp dụng các tiến bộ của KH-KT vào sản xuất không đồng đều, người dân chưa dám mạnh dạn đầu tư trong sản xuất thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Khi thực hiện giao đất theo Nghị định 64/CP, do đặc điểm của địa hình, độ phì nhiêu của đất, điều kiện canh tác và tư tưởng tiểu nông muốn chia ruộng đất theo phương châm:
“Xa có, gần có, tốt có, xấu có ” nên làm cho đất đai của các hộ gia đình, cá nhân bị phân chia manh mún và phân tán nhỏ lẻ. Bình quân mỗi hộ trên toàn huyện có 9,25 thửa/hộ, trong đó lúa là 6,7 thửa/hộ. Xã Xuân Ninh có số thửa thấp nhất là 4,9 thửa/hộ, xã Tân Ninh có số thửa/hộ cao nhất là 13,5 thửa/hộ. Diện tích bình quân mỗi thửa thấp, chỉ là 217,31 m2. Đố với diện tích màu, mạ lại cành manh mún hơn. Thực trạng đất đai bị phân chia manh mún đã cản trở quá trình sản xuất của bà con trên địa bàn toàn huyện. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tưới tiêu khoa học, cải tạo thiết kế đồng ruộng còn gặp nhiều khó khăn, diện tích bờ vùng bờ thửa chiếm tỷ lệ khá lớn làm giảm diện tích đất canh tác, hạn chế việc kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đây là điều kiện bất lợi cho việc phát triển một nền sản xuất nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo hướng CNH-HĐH. Do ruộng đất của mỗi hộ phân tán rải rác ở nhiều vùng nên chi phí sản xuất cao, mức độ hao phí lao động cao. Vì thế ảnh hưởng đến việc đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng cũng như hiệu quả sản xuất. Quỹ đất công ích 5% nhiều nơi phân bố không hợp lý nên hiệu quả sử dụng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ không cao, có xã quỹ đất này bố trí ở vùng xa, vùng kho canh tác và không sử dụng vào mục đích chuyên dùng.
Mặt khác, khi giao đất cho các hộ nông dân, phần lớn các cánh đồng chưa được kiến thiết hạ tầng. Trong 10 năm qua kể từ khi thực hiện Nghị định 64/CP đến khi thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa do đã giao dất cho từng hộ sử dụng một cách manh mún, phân tán nên cơ sở hạ tầng nội đồng không được thiết kế thêm nhất là hệ thống giao thông. Vì vậy, quá trình cơ giới hóa đưa vào hoạt động sản xuất khó phát triển, nhất là khâu vận chuyển.
Những tồn tại khó khăn trên đang là trở ngại lớn cho việc tổ chức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Do vậy thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết TW5 của ban chấp hành TW Đảng khóa IX và chỉ thị số 19/CT-TU của Tỉnh ủy có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Đây là yêu cầu cấp bách, tất yếu, khách quan để tiếp tục phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, sử dụng đất đai có hiệu quả góp phần thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
2.2.3. Kết quả “dồn điền, đổi thửa” ở huyện Quảng Ninh
Trên cơ sở Nghị quyết thường vụ Huyện ủy, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo và tổ chức hội nghị triển khai công tác dồn điền, đổi thửa.
Huyện đã chọn 3 xã: Lương Ninh, Gia Ninh, Trường Xuân tổ chức làm điểm, từ đó đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng ra trên địa bàn toàn huyện. Khi nhận được nhiệm vụ, 13 xã, thị trấn đã tiến hành triển khai sớm nội dung công việc, từ hội nghị trong Đảng, triển khai họp dân đến các bước như thống kê số hộ, số khẩu, rà soát lại diện tích chia theo Nghị định 64/CP. Trên cơ sở đó để xây dựng phương án cho phù hợp với điều kiện của từng xã. Do vậy, 13 xã, thị trấn trong toàn huyện đã hoàn tất công việc dồn điền đổi thửa vào tháng 12/2003 với kết quả như sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ Bảng 6: Kết quả công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp
huyện Quảng Ninh
T
T Tên xã Số hộ
(hộ)
Số khẩu (khẩu)
Tổng diện tích
(ha)
Tổng số thửa (thửa)
Bình quân thửa/hộ
(thửa)
Bình quân DT/thửa
(m2)
1 An Ninh 1.944 8.050 895,11 7.743 2,98 1.156
2 Vạn Ninh 1.138 5.120 566,39 3.942 3,40 1.463,92
3 Tân Ninh 1.432 4.633 519,88 5.483 3,80 948
4 Xuân Ninh 1.931 7.628 371,98 5.154 2,55 617
5 Hiền Ninh 1.431 5.464 396,76 5.309 3,71 747,33
6 Gia Ninh 1.220 6.577 263,57 3.904 3,17 675
7 Võ Ninh 1.600 7.150 401,85 6.419 3,63 626
8 Duy Ninh 1.216 5.182 315,08 3.187 2,62 988,6
9 Hàm Ninh 1.159 5.307 379,61 3.785 3,27 1.003
10 Lương Ninh 548 1.944 178,36 2.175 3,35 820,05
11 Vĩnh Ninh 1.194 5.208 474,18 5.357 3,71 885,11
12 TT Quán Hàu 234 765 77,42 1.290 3,60 600
13 Trường Xuân 156 635 45,07 506 3,20 890
Bình quân chung toàn huyện 3,31 878,46
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh) Nhìn vào bảng 6 ta thấy, sau khi thực hiện “đồn điền, đổi thửa” tổng số thửa ruộng mà huyện đạt được là 54.254 thửa, giảm 78.745 thửa tương ứng với giảm 59,21% so với trước khi thực hiện dồn điền, đổi thửa. Bình quân số thửa trên hộ cũng đã giảm một cách đáng kể. Cụ thể, sau khi thực hiện quá trình chuyển đổi ruộng đất bình quân số thửa trên hộ là 3,31 thửa, giảm 5,94 thửa tương ứng với giảm 64,22% so với trước khi chưa thực hiện chuyển đổi ruộng đất. Trước khi “dồn điền, đổi thửa” do tình trạng manh mún về ruộng đất nên bình quân diện tích trên thửa chỉ là 427,45 m2. Nhưng sau khi quá trình chuyển đổi xảy ra thì bình quân diện tích trên thửa đã tăng lên
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ 878,46 m2, tức là tăng 451,01 m2 tương ứng với 51,34%. Điều này đã làm cho bà con nông dân trên toàn huyện thấy phấn khởi trong sản xuất, thuận lợi trong việc chăm sóc, thu hoạch, thâm canh tăng năng suất cây trồng.
Kết quả dồn điền, đổi thửa đã tạo ra những thửa lớn, ít phân tán nên đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất thuận lợi cho cơ giới hóa một số khâu làm đất, giảm công đi lại, có điều kiện áp dụng KH-KT nâng cao năng suất cây trồng. Đặc biệt trong quá trình tiến hành dồn điền, đổi thửa nhiều xã đã tạo cho nhiều hộ có vốn, có sức lao động các hộ này đã và đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung vào các mô hình trang trại nhỏ, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, 15/15 xã, thị trấn trên toàn huyện đã tiến hành xong việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Các quỹ đất được bố trí lại tương đối phù hợp, gọn vùng, gọn cánh, thuận lợi cho sản xuất, quản lý ruộng đất, giảm bờ vùng bờ thửa tăng diện tích đất canh tác. Hệ thống giao thông thủy lợi được quy hoạch thuận lợi hơn cho sản xuất. Các ô thửa lớn các chủ hộ chủ động đầu tư thâm canh nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa.