ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã võ ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 83 - 87)

3.1. Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế-xã hội xã Võ Ninh 3.1.1. Quan điểm

Quan điểm của Đảng bộ và nhân dân xã Võ Ninh là phát triển toàn diện nền kinh tế, trong đó phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH được đặc biệt chú trọng. Tập trung khai thác thế mạnh vùng trọng điểm, đầu tư thâm canh lúa có chất lượng cao.

3.1.2. Định hướng

Phát triển nông nghiệp toàn diện bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn liền với công nghiệp chế biến, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Quy hoạch các vùng chuyên canh, hình thành cơ cấu hợp lý về nông - lâm - ngư nghiệp phù hợp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng đất đai, rừng, biển, lao động, phát triển kinh tế theo mô hình trang trại.

Những quan điểm, phương hướng mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã đưa ra là hoàn toàn phù hợp vì nó xuất phát từ thực tế phát triển của xã nhà. Song để thực hiện được mục tiêu phát triển trong thời gian tới cần phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc thực trạng kinh tế - xã hội của xã nhà.

Là một xã thuần nông, Võ Ninh có truyền thống sản xuất lúa là chủ yếu. Trong những năm qua, do thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cùng với cây lúa xã cũng đã chú trọng phát triển một số loại cây trồng khác như cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và rau đậu các loại. Kết quả sản xuất nông đã được cải thiện do người dân đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất...mặc dù thời tiết có những diễn biến phức tạp và bất lợi.

Với tiềm năng đất đai, lao động kỹ thuật rất dồi dào, nền kinh tế của xã Võ Ninh phải phát triển cao hơn nữa. Trong sản xuất nông nghiệp, xã chưa khai thác hết tiềm năng của đất đai, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Để làm được điều này đòi hỏi các cơ sở sản xuất nông nghiệp phải có biện pháp tác động hợp lý vào các nguồn lực của xã.

Đối với đất đai, phải tích tụ và tập trung ruộng đất cho các người làm ruộng

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Hoàng Thị Ngọc Hà – K42B KTNN 73 giỏi, có hiệu quả cao để họ phát triền thành các trang trại nông nghiệp. Đó là một việc làm cần thiết, xu hướng vận động phù hợp với quy luật của sự phát triển, phải đầu tư vốn, kỹ thuật cho các hộ gia đình biết làm ăn và dùng các chính sách để điều chỉnh một phần thu nhập của nhóm hộ này cho các hộ không có khả năng lao động sản xuất.

Hiện nay, đối với các nông hộ ở xã Võ Ninh vẫn chưa thoát khỏi lối canh tác cũ, người dân quen dựa vào những gì mà thiên nhiên sẵn có, họ không thấy được nguồn tài nguyên mình đang khai thác là có giới hạn.

Đất đai cho sản xuất nông nghiệp đã ít lại còn bị phân chia manh mún và phân tán nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Đã vậy, tiến độ thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa còn chậm so với yêu cầu. Trước thực trạng đó, UBND xã đã đề ra phương hướng và nhiệm vụ nhằm thực hiện tốt công tác dồn điền, đổi thửa đem lại hiệu quả sản xuất cao.

3.2. Những giải pháp cụ thể về công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

Xuất phát từ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún đất đai, để đưa ra những giải pháp tác động phù hợp với các hộ sau khi chuyển đổi nhằm hạn chế đến sản xuất nông nghiệp, tiến dần sang sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Qua kết quả nghiên cứu, dựa trên những cơ sở lý luận chung về tập trung đất đai và tình hình cụ thể của xã, định hướng và tham khảo một số tài liệu có liên quan đến đề tài, tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể:

3.2.1. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân

Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện công khai dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra từ khâu xây dựng phương án đến khâu triển khai thực hiện. Từ Chi bộ Đảng viên phải thống nhất ý chí trước. Từng thôn, xóm phải tổ chức cho các hộ học tập chủ trương, chính sách củ Đảng và Nhà nước về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Chính quyền hướng dẫn cho các hộ trao đổi thảo luận công khai từ diện tích, hạng đất, quy mô đất, từng vùng, từng loại đất cụ thể, cách thức chuyển đổi để mọi người nhận thức được đúng lợi ích và tính cấp thiết của chuyển đổi ruộng đất. Dựa vào ý kiến thảo luận dân chủ của nhân dân, chính quyền xã, thôn xây dựng phương án phù hợp pháp lý và thuận lòng dân. Để dân biết, dân bàn đảm bảo công bằng xã hội. Cán bộ Đảng viên nhận ruộng bình đẳng như dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Hoàng Thị Ngọc Hà – K42B KTNN 74 3.2.2. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai gắn với tổ chức lại sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa

Khi tiến hành “dồn điền, đổi thửa” phải tính toán nhu cầu cụ thể sử dụng cho giao thông, thủy lợi, quỹ đất công ích 5%... Các địa phương đã chuyển đổi thành công đều phải xây dựng quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho dài hạn căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình cũng như quy hoạch chung của tỉnh, của cả nước nhiều khi nơi đã có quy hoạch đã tổ chức triển khai xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng bằng công sức của dân và có sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước, thực thi chủ trương của Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở quy hoạch thì chưa đủ mà cần kết hợp giữa quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất với việc tổ chức lại sản xuất. Quá trình tổ chức lại sản xuất bao gồm nhiều vấn đề, trong đó tổ chức lại sản xuất trên đồng ruộng là quan trọng nhất nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Để đạt được mục tiêu công tác quy hoạch này thì phải gắn với việc xây dựng phương án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, theo dod tạo lập vùng chuyên canh sản xuất tập trung.

3.2.3. Thực hiện tuyên truyền, giáo dục và vận động người dân tham gia

Dồn điền, đổi thửa là một công việc khó khăn và phức tạp, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện, triển khai. Trong đó phải kể đến nhận thức của người dân, mà có một đặc điểm của nông dân đó là tính bảo thủ và trình độ văn hóa còn thấp nên người dân còn chưa nhận thức hết được vai trò, ý nghĩa của công tác dồn điền, đổi thửa. Chính điều này gây ra khó khăn không nhỏ cho công tác dồn điền, đổi thửa vì vậy phải làm tôt công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nông dân để mọi người hiểu chủ trương và chính sách của Đảng, thấy rõ ý nghĩa của việc dồn điền, đổi thửa.

Để làm được điều này thì bản thân các cán bộ ở xã, thôn phải hiểu và thông suốt trước sau đó mới vận động, tuyên truyền và giáo dục người dân. Ngoài ra, cần chỉ ra cho người dân thấy hiệu quả của công tác dồn điền, đổi thửa ở một số địa phương thành công, vì nếu thấy nơi đó làm thành công thì người dân sẽ làm theo ngay. Đây là một tâm lý chung của người nông dân sợ rủi ro cao.

Để làm tốt công tác này thì phải tổ chức các hội nghị tại thôn để vận động và thuyết phục người sử dụng đất thấy được cái lợi nhiều mặt của chủ trương đúng đắn

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Hoàng Thị Ngọc Hà – K42B KTNN 75 này, cần phải áp dụng nhiều phương pháp tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức khác nhau đảm bảo tính thiết thực và phù hợp. Bên cạnh đó trong nộ bộ của Đảng phải thảo luận kỹ từ chính quyền địa phương đến người dân về chủ trương, các bước tiến hành, nội dung và phương pháp tiến hành để mọi người hiểu và nắm vững đi đến thống nhất dưới sự lãnh đạo của các cấp Đảng ủy, quản lý của chính quyền và sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân.

3.2.4. Giải pháp về khuyến nông

Tổ chức những cuộc hội thảo gắn với việc định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Mở các lớp đào tạo, tập huấn ngắn và dà hạn cho các cán bộ khuyến nông nhất là khuến nông viên cơ sở.

Tổ chức chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, giúp nông dân về kiến thức, cho các hộ đi tham quan những mô hình kinh tế làm ăn giỏi để học tập và trao đổi kinh nghiệm.

3.2.5. Giải pháp về thị trường

Sản xuất hàng hóa phải gắn liền với thị trường tiêu thụ, sản phẩm đầu ra tiêu thụ được và tiêu thụ một cách dễ dàng thì số lượng đầu vào sẽ tăng lên. Do vậy, việc mở rộng hoạt động xúc tiến thương mại sẽ giúp các địa phương, các hộ nông dân chủ động tiêu thụ sản phẩn làm ra với giá bán hợp lý là rất cần thiết sau khi các hộ đã dần chuyển đổi sang hướng sản xuất hàng hóa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã võ ninh, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)