CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH “DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA” VÀ TÁC ĐỘNG CỦA “DỒN ĐIỀN, ĐỔI THỬA” ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ VÕ NINH, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.3. Quá trình dồn điền, đổi thửa tại xã Võ Ninh
2.3.2. Kết quả “dồn điền, đổi thửa” tại xã Võ Ninh
Để cùng hòa chung với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế cả nước trong giai đoạn hiện nay, huyện Quảng Ninh thuộc tỉnh Quảng Bình nói chung và xã Võ Ninh nói riêng đã tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời đã ban hành các chính sách nhằm khuyến khích khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai đặc biệt là công tác
“dồn điền, đổi thửa”:
- Chỉ thị số 19/CT-TU ngày 30/6/2003 của thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện dồn điền, đổi thửa.
- Kế hoạch số 854/KH-UB ngày 14/07/2003 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện “dồn điền, đổi thửa”.
- Nghị quyết số 11/NQ-HU ngày 07/08/2003 của thường vụ Huyện ủy huyện Quảng Ninh về việc lãnh đạo công tác “dồn điền, đổi thửa”.
- Kế hoạch số 139/KH-UB ngày 08/08/2003 của UBND huyện Quảng Ninh về việc lập kế hoạch “dồn điền, đổi thửa”.
Xã Võ Ninh thuộc huyện Quảng Ninh trong những năm qua đã có rất nhiều cố gắng trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. Trong sản xuất nông nghiệp đất đai hầu hết đã giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng, đất nông nghiệp được giao 100%. Hiệu quả sử dụng đất chưa cao nhưng cũng đạt ở mức tương đối. Khi có các chủ trương, chính sách về đất đai thì các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trên địa bàn xã đã tích cực hưởng ứng và cùng nhau thực hiện. Công tác ‘dồn điền, đổi thửa” là một chủ trương có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.
Công tác “dồn điền, đổi thửa” được tiến hành trên quy mô toàn huyện Quảng Ninh, đối với xã Võ Ninh thì quá trình này đã mang lại những kết quả đáng khích lệ.
Kết quả của quá trình “dồn điền, đổi thửa” được thể hiện rõ qua bảng số liệu 8.
Qua bảng 8 ta thấy, tổng số thửa ruộng mà xã nhận được sau khi thực hiện quá trình “dồn điền, đổi thửa” đã giảm một cách đáng kể. Cụ thể là trước khi chuyển đổi ruộng đất tổng số thửa xã có là 20.481 thửa, nhưng sau khi thực hiện “dồn điền, đổi thửa” thì tổng số đất toàn xã đã giảm xuống còn 5.809 thửa, tức là giảm 14.672 thửa tương ứng với giảm 71,64%. Một số thôn trong toàn xã đạt kết quả cao như thôn Trúc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ Ly giảm 3.106 thửa tương ứng với giảm 70,14%, thôn Tây giảm 1.921 thửa tương ứng với giảm 72,77%, thôn Hà Thiệp giảm 4.512 thửa tương ứng với giảm 74,83%. Bên cạnh đó kết quả đáng khích lệ của quá trình “dồn điền, đổi thửa” đó là số thửa bình quân trên hộ đã giảm một cách đáng kể. Bình quân mỗi hộ nhận được sau khi thực hiện quá trình “dồn điền, đổi thửa” là 3,63 thửa, giảm 9,27 thửa tương ứng với giảm 71,86% so với trước khi chưa thực hiện “dồn điền, đổi thửa”. Mộ số thôn sau khi “dồn điền, đổi thửa”có tỷ lệ giảm số thửa bình quân trên hộ cao như thông Hà Thiệp giảm 11,22 thửa tương ứng với giảm 74,8%, thôn Tiền giảm 11,12 thửa tương ứng với giảm 74,13%, thôn Trúc Ly giảm 8,72 thửa tương ứng với giảm 72,67%. Chủ tương của Đảng là kết thúc quá trình “dồn điền, đổi thửa” mỗi hộ gia đình, cá nhân nhận không quá 4 thửa, song kết quả mà toàn xã đạt được là vẫn còn một số hộ nhận từ 5 - 6 thửa.
Đây là một hạn chế mà Đảng ủy và chính quyền xã Võ Ninh chư khắc phục được. Tuy nhiên, số hộ gia đình nhận được 6 thửa chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ như thôn Tây và thôn Trung chỉ có 1 hộ nhận 6 thửa, thôn Thượng có 4 hộ nhận 6 thửa.
Để đạt được kết quả này, chính là nhờ chủ trương đúng đắn của Nhà nước , được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, đối với chính quyền đã làm tốt vai trò của mình là người hướng dẫn, tuyên truyền, vận động một cách có hiệu quả. Thông qua việc thực hiện thành công quá trình “dồn điền, đổi thửa” ở địa phương, đã tạo cho địa phương có một tiền đề cho quá trình tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (sản xuất tập trung mang tính chất hàng hóa), là cơ sở cho việc tăng hiệu quả sử dụng đất đai của địa phương, là nhân tố quan trọng để nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân ngay trên chính mảnh đất của mình.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Nữ
Bảng 8: Kết quả chi tiết thực hiện “dồn điền, đổi thửa” ở xã Võ Ninh
Tên thôn
Số hộ thực hiện
Phân nhóm hộ theo số thửa Số thửa trước chuyển đổi
Số thửa sau
chuyển đổi Tỷ lệ giảm số thửa/hộ
(%) Số hộ
nhận 1 thửa
Số hộ nhận 2
thửa
Số hộ nhận 3
thửa
Số hộ nhận 4
thửa
Số hộ nhận 5
thửa
Số hộ nhận 6
thửa
Tổng số BQ/hộ Tổng số BQ/hộ
Hữu Hậu 64 8 9 21 13 13 0 504 10 206 3,22 68
Thượng 174 27 15 22 42 64 4 2.316 12 635 3,65 69,58
Tiền 171 16 18 21 31 85 0 2.175 15 665 3,88 74,13
Trung 193 22 2 25 78 65 1 2.388 12 744 3,85 67,82
Tây 194 29 22 21 28 93 1 2.640 12 719 3,7 69,17
Trúc Ly 403 53 66 75 132 77 0 4.428 12 1.322 3,28 72,67
Hà Thiệp 401 54 67 0 90 170 20 6.030 15 1.518 3,78 74,8
Cộng 1.600 209 199 185 414 567 26 20.481 12,9 5.809 3,63 71,86
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh)
Trường Đại học Kinh tế Huế