CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ NGHĨA ĐỒNG, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Nghĩa Đồng
2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
* Vị trí địa lý:
Xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An là một xã trung du miền núi, người dân ở đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Với vị trí cách thành phố Vinh là 90 km bằng đường bộ về phía Bắc, cách trung tâm thị trấn Lạt là 30 km về phía Bắc.
Giáp các xã khác của huyện Tân Kỳ:
Phía Đông giáp xã Ninh Bình
Phía Nam giáp xã Nghĩa Hợp
Phía Tây giáp xã Nghĩa Khánh
Ngoài ra phía Bắc còn giáp xã Nghĩa Khánh của huyện Nghĩa Đàn.
Xã Nghĩa Đồng tuy không phải là một xã trung tâm của huyện Tân Kỳ nhưng có vị trí thuận lợi là có tuyến đường liên tỉnh nối xã với các xã khác và nối với trung tâm của tỉnh Nghệ An là thành phố Vinh, có các cây cầu nối liền các vùng kinh tế, văn hoá, xã hội của các xã khác như là cầu Phà Sen nối với xã Nghĩa Hợp, cầu Treo nối với xã Nghĩa Bình do đó thuận lợi cho viêc phát triển giao thông đường bộ, các phương tiện giao thông có thể đi lại dễ dàng, nhất là các phương tiện phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá nông sản, di chuyển giữa các vùng cũng thuận tiện hơn. Cho nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá xã hội giữa các vùng trong huyện cũng như các huyện khác và với trung tâm tỉnh là thành phố Vinh.
* Địa hình:
Xã Nghĩa Đồng là xã trung du miền núi, với hầu hết diện tích đất địa hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Là vùng đất cao, đất
Trường Đại học Kinh tế Huế
màu trồng 2 vụ lúa, diện tích đất nông nghiệp màu mỡ thuận lợi cho cây trồng phát triển, hệ thống kênh mương dày đặc phục vụ cho công tác tưới tiêu nước, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cho người dân ở đây.
Do có con sông Sen chảy qua nên được bồi đắp một phần nào đó phù sa có độ màu mỡ cao giúp thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngoài vùng đất có phù sa bồi đắp hàng năm thì phía Bắc của xã có địa hình gò đồi. Đất ở đây chủ yêu là đất pheralit. Độ cao địa hình bình quân 40- 50m, độ dốc bình quân 15-20o, phần lớn gò đồi đã được trồng các loại cây như bạch đàn, keo lai…
2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu
Khí hậu huyện Tân Kỳ nói chung và xã Nghĩa Đồng nói riêng đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa miền Trung, một năm chia làm hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 khoảng 39oC thậm chí nhiều lúc lên tới 42oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 12 khoảng 12oC nhiều lúc xuống còn 10oC.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 24-32oC. Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9 trong năm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên rất khô hạn.
Nhiệt độ trung bình các tháng mùa khô là 28-32oC, nhiệt độ trung bình các tháng mùa mưa là 20-23oC
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 2800mm tuy nhiên phân bố không đều. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau kèm theo mưa lạnh gió mùa Đông Bắc . Mưa thường tập trung vào 4 tháng, gồmtháng 10, 11, 12, 01, lượng mưa chiếm hơn 50% lượng mưa trong năm.
Chế độ ẩm: Độ ẩm bình quân trong năm 90% độ ẩm cao nhất 95% rơi vào tháng 10, 11, 12 độ ẩm thấp nhất rơi vào tháng 5,6, 7, khoảng 75%.
Chế độ gió: Thường có hai hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa mưa, gây mưa lạnh kéo dài và giá rét. Gió mùa Tây Nam (gió Lào) xuất hiện vào mùa khô kèm theo không khí nóng.
Nhìn chung, khí hậu xã Nghĩa Đồng nói riêng và huyện Tân Kỳ nói chung có nền nhiệt độ cao, lượng mưa thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tuy nhiên mưa thường tập trung cường độ lớn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp gây ra lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa nắng…
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Nghĩa Đồng
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, đó là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia cũng như của mỗi địa phương. Vì vậy cần phải sử dụng như thế nào cho có hiệu quả nguồn lực này, quy mô và trình độ sử dụng đất đai ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và kết quả sản xuất nông nghiệp. Để thấy rõ được tình hình sử dụng đất đai của xã ta xem xét Bảng 4:
Xã Nghĩa Đồng có tổng diện tích đất qua 3 năm không có sự thay đổi gì vì toàn bộ diện tích đất đai của xã đã được quy hoạch, sự thay đổi chủ yếu là do sự hoán đổi giữa đất sản xuất nông nghiệp với diện tích đất phi nông nghiệp cho việc xây nhà ở và một số công trình giao thông, thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã…
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất ở xã Nghĩa Đồng giai đoạn 2009-2011
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Diện tích
(ha)
Diện tích (ha)
Diện tích (ha)
+/- % +/- %
Tổng diện tích đất tự nhiên 1704,04 1704,04 1704,04 - - - - 1. Đất sản xuất nông nghiệp 1112,02 1112,98 1109,45 0,91 0,08 -3,53 -0,32 - Đất trồng cây hàng năm 1065,77 1066,68 1063,15 0,91 0,09 -3,53 -0,33
- Đất trồng cây lâu năm 46,30 46,30 46,30 - - - -
2. Đất lâm nghiệp 130,00 130,00 130,00 - - - -
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 32,95 29,97 28,90 -2,98 -9,04 -1,07 -3,57 4. Đất phi NN 361,13 364,02 364,88 2,89 0,80 0,86 0,23
- Đất ở 60,30 60,52 63,20 0,22 0,36 2,68 4,43
- Đất chuyên dụng 301,10 303,50 301,68 2,40 0,80 -1,82 -0.60 5. Đất chưa sử dụng 67,85 67,17 70,81 -0,68 -1,01 3,64 5,42
(Nguồn: Phòng thống kê xã Nghĩa Đồng)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Cụ thể: Diện tích đất nông nghiệp năm 2009 là 1112,07 ha chiếm 65,26% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Năm 2010 là 1112,98 ha tăng 0,91 ha tương ứng tăng 0,08% so với năm 2009, năm 2011 là 1109,45 ha giảm 3,53 ha tương ứng giảm 0,32 % so với năm 2010.
Diện tích đất trồng cây hàng năm của năm 2009 là 1065,77 ha, năm 2010 là 1066,68 giảm 0,91 ha tương ứng với 0,09 % so với năm 2009, năm 2011 là 1063,15 ha giảm 3,53 ha tương ứng giảm 0,33% so với năm 2010. Diện tích trồng cây hàng năm giảm xuống là do kết quả chuyển đổi đất trồng lúa để xây dựng một số công trình thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu, một phần là được chuyển đổi thành diện tích đất ở, xây dựng một số công trình khác như là nhà trẻ, kho hợp tác xã…
Đất lâm nghiệp thì không có gì thay đổi qua các năm, còn đất nuôi trồng thuỷ sản lại có xu hướng giảm qua các năm.
Năm 2009 diện tích đất phi nông nghiệp là 361,13 ha, năm 2010 là 364,02 ha tăng 2,89 ha tương ứng tăng 0,8 %, năm 2011 là 364,88 ha tăng 0,86 ha tương ứng tăng 0,235%. Trong đó năm 2009 diện tích đất ở là 60,3 ha, năm 2010 là 60,52 ha tăng 0,22 ha tương ứng 0,36% so với năm 2009, năm 2011 là 63,2 ha tăng 2,68 ha tương ứng 4,43% so với năm 2010. Trong khi diện tích đất ở lại tăng lên thì diện tích đất chuyên dụng lại có xu hướng tăng giảm thất thường, năm 2009 là 301,1 ha, năm 2010 là 303,5 ha tăng 2,4 ha tương ứng tăng 0,80 % nhưng năm 2011 là 301,68 ha giảm 1,82 ha tương ứng giản 0,60 %.
Đối với diện tích đất chưa sử dụng năm 2009 là 67,85 ha, năm 2010 là 67,17 ha giảm 0,68 ha tương ứng giảm 1,01%, năm 2011 lại là 70,81 ha tăng 3,64 ha tương ứng tăng 5,42%.
Nhìn chung tình hình đất đai của xã qua 3 năm 2009-2011 không có sự thay đổi gì lớn chỉ mang tính chất hoán đổi giữa đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, và đất chưa sử dụng.
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của xã Nghĩa Đồng
Dân số và lao động là nguồn lực sản xuất của xã hội, là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi hình thức kinh tế xã hội. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội song con người chỉ trở thành mục tiêu và động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ sử dụng sức lao động của mình để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nghĩa Đồng là một xã đa số làm nông nghiệp, chủ yếu người dân trong xã làm nông là chủ yếu, phần còn lại thì là những hộ buôn bán, chạy xe khách, những hộ làm giáo viên, bộ đội…Trong những năm gần đây tình hình dân số và lao động của xã cũng có nhiều biến động. Để thấy rõ tình hình biến động dân số và lao động của xã qua 3 năm 2009-2011, chúng ta xem xét bảng 5:
Nhìn vào bảng 5 ta thấy được: Tổng nhân khẩu của xã năm 2009 là 9271 khẩu, năm 2010 là 9300 khẩu tăng 29 khẩu tương ứng với 0.3% so với năm 2009.
Nhưng tới năm 2011 là 9230 khẩu giảm 7 khẩu tương ứng với 0,75% so với năm 2010, trong đó tỷ lệ Nữ vẫn nhiều hơn Nam. Ở đây vẫn còn phong tục “trọng Nam khinh Nữ”. Nhiều gia đình không có con trai nên vỡ kế hoạch sinh con thứ 3 nhưng tỷ lệ này không đáng kể.
Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của xã Nghĩa Đồng giai đoạn 2009-2011
Chỉ tiêu ĐVT
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
SL SL SL +/- % +/- %
1. Tổng nhân khẩu Khẩu 9271 9300 9230 29 0,3 -70 -0,75
Nam Khẩu 4358 4371 4338 13 0,29 -33 -0,75
Nữ Khẩu 4913 4929 4892 16 0,33 -37 -0,75
2. Tổng hộ Hộ 1906 1963 1963 57 3 - -
Hộ NN Hộ 1656 1693 1693 37 2,2 - -
Hộ phi NN Hộ 250 270 270 20 8 - -
3. Tổng LĐ LĐ 4107 4160 4166 53 1,3 6 0,14
LĐ NN LĐ 2857 2864 2846 7 0,25 -18 -0,63
LĐ phi NN LĐ 1250 1296 1320 46 3,68 24 1,90
4. BQNK/ HỘ NK/HỘ 4,90 4,74 4,70 -0, 6 -17,8 -0,04 -5,41 5. BQLĐ/HỘ LĐ/HỘ 2,15 2,12 2,12 -0,03 -1,40 - -
(Nguồn: Phòng thống kê xã Nghĩa Đồng)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Cùng với sự biến động về dân số và sự gia tăng dân số của cả nước thì tổng số hộ trên địa bàn xã cũng có biến động nhưng không đáng kể. Năm 2009 là 1906 hộ, năm 2010 là 1963 hộ, tăng 57 hộ tương ứng tăng 3% so với năm 2009. Tuy nhiên tới năm 2011 thì số hộ lại không có gì thay đổi so với năm 2010, vẫn là 2963 hộ.
Với quỹ đất ngày càng hạn hẹp thì việc gia tăng dân số sẽ gây sức ép tới các vấn đề khác như là y tế, giáo dục, giải quyết việc làm…sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy cần phải có các chính sách để hạn chế tình trạng sinh con thứ 3, để hạn chế việc gia tăng dân số.
Tình hình lao động của xã trong những năm gần đây có nhiều biến động. Năm 2011 là 4166 lao động tăng 6 lao động tương ứng tăng 0,14% so với năm 2010, trong đó thì lao động nông nghiệp năm 2011 là 2846 lao động giảm 18 lao động tương ứng giảm 0,63% so với năm 2010 trong khi đó thì lao động phi nông nghiệp năm 2011 là 1320 lao động, tăng 24 lao động tương ứng tăng 1,90 % so với năm 2010.
Qua bảng số liệu ta thấy được năm 2011 BQNK/Hộ là 4,70 người và BQLĐ/hộ là 2,12 người, với số lượng như vậy đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất của các hộ, mặc dù vào các giai đoạn vụ mùa căng thẳng thì cũng có đủ nguồn lực lao động để phục vụ quá trình sản xuất.
Nhìn chung dân số và lao động của xã Nghĩa Đồng có sự biến động tương đối tích cực đó là hạn chế sinh con thứ 3, tăng nhanh tỷ trọng lao động hoạt động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp. Để có những chuyển biến tích cực như vậy là do xã đã làm tốt công tác tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, tạo điều kiện cho lao động đi xuất khẩu nước ngoài, khơi dậy tính tự giác của người dân …
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật phục vụ đời sống và sản xuất của xã Nghĩa Đồng
Cơ sở hạ tầng là một yếu tố rất quan trọng vừa phục vụ cho sản xuất đời sống vừa góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế. Vì vậy phát triển cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước đặc biệt là cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
Về hệ thống điện nước sinh hoạt
Toàn xã có tới 8 trạm biến áp với công suất từ 100-180 KVA đảm bảo nhiệm vụ cung cấp điện tới từng hộ dân trong xã, các trạm biến áp này được đặt tại các xóm
Trường Đại học Kinh tế Huế
là xóm 11, xóm 1, xóm 8, xóm 7… Với đường dây hạ thế kéo dài khoảng 30.65 km đưa điện tới từng hộ dân trong xã, hiện nay tỷ lệ hộ dùng điện trong toàn xã là 100%.
Toàn bộ các hộ gia đình trong xã dùng nước sinh hoạt qua hai hình thức chính là giếng đào và nước sạch. Hiện nay xã đã lắp thành công hệ thống nước sạch tới từng hộ dân vì vậy nên chất lượng nước đã được đảm bảo hơn tránh hiện tượng nước bị nhiễm mặn, chua.
Về hệ thống thuỷ lợi
Xã có 3 trạm bơm nước cùng với 33.5 km kênh mương các loại, có tổng số 4 cái hồ đập với dung tích là 36000m3, số lượng cầu cống phục vụ cho sản xuất là 235 cái. Với trang bị như vậy đã đảm bảo nhiệm vụ cung cấp nước cho toàn bộ trên 1240.6 ha diện tích đất nông nghiệp. Hệ thống kênh mương của xã cũng đã được nâng cấp lên, số hồ đập đảm bảo cho nhiệm vụ cứu diện tích đất nông nghiệp vào những thời gian hạn hán và giữ nước vào thời điểm mưa lũ…
Về hệ thống giao thông
Giao thông đã được củng cố, hoàn chỉnh trong thời gian gần đây. Đường trục liên xã với chiều dài là 11 km đã được bê tông hoá hơn 8km, đường trục ngõ xóm, đường nội đồng đã phần nào được bê tông hoá. Giúp cho việc đi lại để giao lưu, hoạt động sản xuất của người dân ngày càng thuận tiện hơn.
Về cơ sở hạ tầng cho giáo dục và y tế
Xã có một trường cấp 2 với 18 phòng học và 2 phòng chức năng, 19152 m2 sân chơi, đã được nhận danh hiệu trường chuẩn quốc gia năm 2009. Một trường tiểu học với 20 phòng học, 4 phòng chức năng và 17525 m2 cũng đã được nhận danh hiệu trường chuẩn quốc gia năm 2003. Ở mỗi xóm có một lớp mẫu giáo nhỏ nhưng xã cũng có một trường mẫu giáo lớn đã đạt chuẩn quốc gia với 40 phòng học, 1 phòng chức năng, 5 sân chơi, 1770 m2 bãi tập.
Xã có một trung tâm y tế với 20 y, bác sỹ với 10 phòng khám chữa bệnh phục vụ khám cho người dân trong xã, tuy cơ sở hạ tầng khám chữa bệnh chưa được tối tân nhưng cùng vơi sự nhiệt tình của đội ngũ y, bác sỹ đã chăm sóc sức khoẻ của hầu hết người dân trong xã.
Về hệ thống thông tin truyền thông
Với một đài phát thanh trung tâm đặt tại UBND xã, cùng với các đài khác đặt tại mỗi xóm đã thực hiện tốt nhiệm vụ truyền đạt những thông tin, chủ trương
Trường Đại học Kinh tế Huế
chính sách của Đảng và Nhà nước, những thông báo kịp thời đến với người dân nhằm giúp người dân trong xã hiểu và chấp hành tốt những chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hiện nay người dân trong xã ít sử dụng điện thoại cố định mà hầu như là sử dụng điện thoại di động. Xã có một Bưu điện, cũng là một điểm truy cập internet với 10 máy nối mạng, ngoài bưu điện xã ra thì hầu như cứ một xóm thì có tới gần 30 nhà là nối mạng internet. Điều này cho thấy nhu cầu trao đổi thông tin và cập nhật thông tin của mỗi người là rất lớn và quan trọng trong đời sống của người dân.