Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nghĩa đồng, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 50)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ NGHĨA ĐỒNG, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN

2.3. Tình hình sản xuất lúa tại xã Nghĩa Đồng - Huyện Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An

2.3.2. Tình hình sản xuất lúa của nhóm hộ điều tra

2.3.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra

Chi phí sản xuất là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới kết quả và hiệu quả sản xuất, để nâng cao hiệu quả kinh tế cần phải tối đa hoá doanh thu và tối thiểu hoá chi phí, việc đầu tư các khoản chi phí thì cần phải được tính toán cho hợp lý nhằm đạt kết quả tốt nhất. Chúng ta cần phải biết là nên tập trung đầu tư vào khoản mục chi phí nào thì nâng cao được năng suất cây trồng, cần hạn chế đầu cắt giảm khoản mục chi phí không cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả trong quá trình sản xuất vừa tránh lãng phí tiền vốn, lao động.

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động trồng lúa nói riêng thì trong chi phí bao gồm hai phần đó là chi phí trung gian và chi phí công lao đông gia đình.

Để thấy được mức chi phí và kết cấu chi phi sản xuất lúa của các nông hộ điều tra ta xem xét bảng 14:

Đầu tiên ta hãy đi vào phân tích chi phí đầu tư sản xuất cho vụ Đông Xuân:

Nhìn vào Bảng 14 ta thấy tổng chi phí đầu tư bình quân một ha lúa vụ Đông Xuân là 27193,6 nghìn đồng. Trong đó chi phí trung gian chiếm tỷ lệ lớn nhất với 53,54% tương ứng với 14560,7 nghìn đồng, còn lại là chi phí tự có chiếm 46,46%

tuơng ứng với 12632,9 nghìn đồng.

Trong các yếu tố đưa vào hoạt động sản xuất lúa thì yếu tố giống bình quân hai xóm chi phí giống mỗi ha là 2900,72 nghìn đồng chiếm 19,92%. Phân bón là khoản chi nhiều nhất chiếm 55,64 % tuơng ứng với 8100,89 nghìn đồng.Trong đó xóm 11 thì phân bón chiếm 53,54% tương ứng với 7598,47 nghìn đồng, các nhóm hộ thuộc xóm 10 chiếm 57,63% tương ứng với 8603,00 nghìn đồng/ha

Thuốc BVTV chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các loại chi phí nhưng nó cũng góp phần quan trọng giúp cho việc nâng cao năng suất cây lúa, chiếm 1,28% tương ứng 186,71 nghìn đồng/ha.

Trong cơ cấu chi phí trung gian thì chi phí thuê ngoài là khoản chi nhiều thứ hai trong tổng chi phí trung gian, bình quân chung hai xóm thì chiếm 23,16% trong tổng chi phí trung gian tương ứng với 3372,4 nghìn đồng. Trong đó chi phí tuốt lúa chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 46,23% tương ứng với 1559,05 nghìn/ha. Tiếp theo là các loại phí khác phát sinh chiếm 25,15% tương ứng với 848,29 nghìn đồng/ha. Chi phí làm đất đứng thứ 3, chiếm 17,45% tương ứng với 588,40 nghìn đồng/ha. Sự chênh lệch loại chi phí này giữa các xóm không quá lớn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 14: Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân/ha/vụ Đông Xuân của các nhóm hộ điều tra năm 2011

Chỉ tiêu

BQC Xóm 11 Xóm 10

Giá trị

(1000đ) %

Giá trị

(1000đ) %

Giá trị

(1000đ) % Tổng chi phí 27193,6 100 26016,6 100 28370,35 100 I. Chi phí trung gian 14560,7 53,54 14192,88 54,55 14928,24 52,62

1. Giống 2900,72 19,92 2877,94 20,28 2923,50 19,58

2. Phân bón 8100,89 55,64 7598,47 53,54 8603,00 57,63

3. Thuốc BVTV 186,71 1,28 185,22 1,31 188,18 1,26

4. Chi phí thuê ngoài 3372,4 23,16 3531,25 24,88 3213,56 21,53

- Làm đất 588,4 17,45 747,25 21,16 429,56 13,37

- Tuốt lúa 1559,05 46,23 1560,2 44,18 1557,9 48,48

- Thuỷ lợi phí 240,24 7,12 240,66 6,82 239,82 7,46

- Chi phí khác 848,29 25,15 862,09 24,41 930,32 28,95 II. Chi phí tự có 12632,9 46,46 11823,72 45,45 13442,11 47,38 1.Phân chuồng 4141,77 32,79 3657,97 30,94 4625,57 34,41

2. Giống 0 0 0 0 0 0

3. Lao động gia đình 8491,15 67,21 8165,75 69,06 8816,54 65,59 (Nguồn số liệu điều tra nông hộ năm 2011) Còn cuối cùng là thuỷ lợi phí chiếm 7,12% tương ứng với 240,24 nghìn đồng/ha trong chi phí thuê ngoài. Loại chi phí này cũng được quy định với mức giá chung cho nên cũng không có gì khác biệt giữa các nhóm hộ thuộc hai xóm.

Chi phí tự có gồm chi phí phân chuồng tự có và lao động gia đình và giống.

Cụ thể: Phân chuồng là loại phân vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây lúa vừa có tác dụng cải tạo đất thành tơi xốp, tăng khả năng giữ phân, giữ nước cho đất.

Chi phí phân chuồng mỗi ha bình quân chung của 2 xóm là 4141,77 nghìn đồng, chiếm 32,79% chi phí tự có, trong đó xóm 11 phân chuồng chiếm 30,94 % chi phí tự có tương ứng với 3657,97 nghìn đồng/ha, xóm 10 thì lại chiếm 34,41 % tương ứng với 4625,57 nghìn /ha.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch có ý nghĩa quyết định trong việc tạo ra sản lượng và năng suất trồng lúa, vì vậy công lao động của gia đình cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất. Bình quân 2 xóm bỏ ra 8491,15 nghìn đồng/ha chiếm 67,21% trong chi phí tự có. Trong đó xóm 11 bỏ ra 8165,75 nghìn đồng chiếm 69,06 % chi phí tự có, còn xóm 10 bỏ ra 8816,54 nghìn đồng chiếm 65,59 % trong tổng chi phí tự có.

Bảng 15: Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân/ha/vụ Mùa của các nhóm hộ điều tra năm 2011

Chỉ tiêu

BQC Xóm 11 Xóm 10

Giá trị

(1000đ) % Giá trị

(1000đ) % Giá trị

(1000đ) % Tổng chi phí 20342 100,00 20495,09 100,00 20287,72 100,00 I. Chi phí trung gian 9631,18 47,35 9828,18 47,95 9533,11 46,99

1. Giống 1118,6 11,61 1421,70 14,47 815,44 8,55

2. Phân bón 4583,13 47,59 4312,27 43,88 4952,99 51,96

3. Thuốc BVTV 557,05 5,78 562,96 5,73 551,12 5,78

4. Chi phí thuê ngoài 3372,4 35,02 3531,25 35,93 3213,56 33,71

- Làm đất 493,66 14,64 583,79 16,53 403,52 12,56

- Tuốt lúa 1559,03 46,23 1560,16 44,18 1557,89 48,48

- Thuỷ lợi phí 240,2 7,12 240,58 6,81 239,82 7,46

- Chi phí khác 848,29 25,15 930,32 26,35 834,48 25,97 II. Chi phí tự có 10710,8 52,65 10666,91 52,05 10754,61 53,01 1. Phân chuồng 1238,95 11,57 1559,07 14,62 918,84 8,54

2. Giống 1280,65 11,96 1194,54 11,20 1366,77 12,71

3. Lao động gia đình 8191,2 76,48 7913,3 74,19 8469,0 78,75 (Nguồn số liệu điều tra nông hộ năm 2011)

Khác với vụ Đông Xuân, vụ Mùa chi phí tự có lại chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí, bình quân chi phí tự có của hai xóm là 10710,8 nghìn đồng/ha tương ứng chiếm 52,65% tổng chi phí sản xuất. Trong đó chi phí tự có của xóm 11 là 10666,91 nghìn đồng/ha chiếm 52,05% trong tổng chi phí, còn chi phí tự có của xóm 10 là 10754,61 nghìn đồng/ha chiếm 53,01% trong tổng chi phí.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bình quân chung chi phí giống của hai xóm là 1280,65 nghìn đồng tương ứng là 11,96%, trong đó chi phí giống tự có của các hộ xóm 11 là 1194,54 nghìn đồng chiếm 11,20% trong tổng chi phí tự có, còn xóm 10 thì chi phí giống tự có của các hộ là 1366,77 nghìn đồng tương ứng 12,71% ttrong tổng chi phí tự có của các nhóm hộ. Những điều này được thể hiện rõ ràng tại Bảng 15.

Khi so sánh chi phí đầu tư giữa hai vụ Đông Xuân và Mùa ta thấy tổng chi phí đầu tư cho vụ Mùa thấp hơn tổng chi phí đầu tư cho vụ Đông Xuân. Điều này cũng dễ hiểu vì vụ Mùa thời tiết thất thường, khắc nghiệt hơn, nhiều sâu bệnh hơn trong khí đó thời gian sinh trưởng lại ngắn hơn vụ Đông Xuân, vì vậy người ta cũng bón ít phân hơn vì bón nhiều thì cây lúa cũng không hấp thụ được hết, người ta bón vừa phải cho đỡ phí lượng phân bón đó. Tuy nhiên có một sự khác ở vụ Mùa so với vụ Đông Xuân ngoài những đặc điểm trên đó là: ở vụ Mùa có sự chuyển đổi về chi phí giống giữa chi phí trung gian và chi phí tự có. Ở vụ Đông Xuân thì chi phí giống trong chi phí trung gian chiếm phần nhiều, tuy nhiên chi phí giống của vụ Mùa ở chi phí trung gian ít hơn so với chi phí tự có. Có điều này là do ở vụ Mùa thì các hộ dân có giống lúa được để từ vụ Đông Xuân cho nên chi phí cho khoản mua giống này đựơc quy vào chi phí tự có của gia đình. Còn với từng loại chi phí khác thì không có gì khác biệt so với vụ Đông Xuân.

2.3.2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra

Để thấy được diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra năm 2011 ta xét Bảng 17:

Từ Bảng 17 ta thấy giữa hai vụ Đông Xuân và vụ Mùa thì diện tích không thay đổi nhưng năng suất và sản lượng lại khác nhau. Bình quân diện tích hai xóm trong hai vụ Đông Xuân và vụ Mùa là 0,23 ha. Tuy nhiên sản lượng vụ Đông Xuân là 1,68 tấn lớn hơn sản lượng vụ Mùa 1,23 tấn, vì diện tích không thay đổi nhưng sản lượng lại có sự chênh lệch nhau kéo theo năng suất khác nhau. Vụ Đông xuân năng suất mỗi ha đạt 72,97 tạ, còn vụ Mùa mỗi ha chỉ đạt 53,51 tạ. Nguyên nhân là do vụ Đông Xuân có điều kiện thuận lợi hơn thời tiết ấm áp, ít xảy ra hạn hán hay lụt lội, hơn nữa thời gian dành cho cây lúa sinh trưởng lại dài hơn, cây lúa có thể hấp thu được hầu hết chất dinh dưỡng từ phân bón… còn vụ Mùa thì ngược lại. Vì vậy chính quyền địa phương cần có sự quan tâm hơn về hệ thống thủy lợi cấp thoát nước, giao thông nội đồng, chú ý về sâu bệnh để năng suất đạt cao hơn tương xứng với tiềm năng của vùng và sức lao động của người dân bỏ ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 16: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra năm 2011(BQ/sào/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT BQC Xóm 11 Xóm 10

Đông Xuân Mùa Đông Xuân Mùa Đông Xuân Mùa

Diện tích Ha 0,23 0,23 0,24 0,24 0,22 0,22

Năng suất Tạ/ha 72,97 53,51 72,91 53,18 73,02 53,85

Sản lượng Tấn 1,68 1,23 1,75 1,28 1,61 1,19

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2011) Không chỉ có sự khác nhau giữa hai vụ mà còn có cả sự khác nhau giữa các nhóm hộ của hai xóm cả về diện tích, năng suất cả về sản lượng. Cụ thể: ở xóm 11 diện tích bình quân mỗi hộ là 0,24 ha thu được sản lượng là 1,75 tấn nhưng chỉ đạt năng suất mỗi ha là 72,91 tạ/ha đối với vụ Đông Xuân, thu được sản lượng là 1,28 tấn và chỉ đạt năng suất là 53,18 tạ/ha đối với vụ Mùa. Còn xóm 10 thì với diện tích bình quân của mỗi hộ là 0,22 ha nhưng thu được sản lượng là 1,61 tấn nhưng đạt năng suất là 73,02 tạ/ha vào vụ Đông Xuân, thu được sản lượng là 1,19 tấn đạt sản lượng là 53,85 tạ/ha vào vụ Mùa. Như vậy ta thấy được là các hộ thuộc xóm 10 tuy có diện tích thấp hơn các hộ xóm 11 nhưng năng suất lại cao hơn so với nhóm hộ thuộc xóm 11. Có thể là do xóm 11 chưa chú tâm đầu tư, sử dụng nhiều giống địa phương, chất luợng kém…Còn xóm 10 thì đã biết chú trọng đầu tư cho công tác thuỷ lợi, bảo vệ thực vật và đã sử dụng các giống lúa có năng suất cao.

Nhìn chung năng suất và sản lượng của xã tương đối cao so với một số vùng khác trong huyện, tỉnh và trong cả nứơc. Do vậy cần duy trì và phát huy tiềm năng của vùng để góp phần phát triển ngành sản xuất lúa nói riêng cũng như sản xuất nông nghiệp nói chung.

2.3.2.5. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra

Trong bất cứ hoạt động sản xuất nào, mục đích cuối cùng là kết quả đạt được và lợi nhuận, nó là tiêu chí ảnh hưởng đến đời sống của người sản xuất. Để đánh giá kết quả sản xuất lạc của các hộ điều tra cần phải sử dụng rất nhiều hệ thống các chỉ tiêu nhưng tôi chỉ tập trung bốn hệ thống chỉ tiêu: GO/ha, IC/ha,VA/ha vì các hộ gia đình trang bị tư liệu sản xuất còn thô sơ, lạc hậu mà lại phục vụ cho nhiều hoạt động sản xuất khác nhau, thuế sử dụng đất được xoá bỏ nên chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp gần bằng VA.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua Bảng 17 ta có thể thấy được kết quả hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra vụ Đông xuân năm 2011 như sau:

Theo Bảng 17 ta thấy giá trị sản xuất bình quân/ha của nhóm hộ xóm 10 là 52611,72 nghìn đồng/ha cao hơn nhóm hộ xóm 11 (chỉ đạt 52209,48 nghìn đồng/ha). Bởi năng suất của nhóm hộ xóm 10 cao hơn trong điều kiện mức giá lúa bán ra tương đương nhau ở cả hai xóm.

Bảng 17: Kết quả hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ điều tra vụ Đông Xuân tính BQ/ha/vụ

Chỉ tiêu ĐVT BQC Xóm 11 Xóm 10

GO/ha 1000đ 35755,03 52209,48 52611,72

IC/ha 1000đ 14560,34 14192,48 14928,20

VA/ha 1000đ 26123,85 38017,00 37683,52

GO/IC Lần 3,60 3,68 3,52

VA/IC Lần 2,60 2,68 2,52

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2011)

Trong khi đó mức chi phí trung gian của các nhóm hộ xóm 10 lại cao hơn mức chi phí trung gian của xóm 11 tất yếu dẫn đến sự khác nhau về VA của các nhóm hộ thuộc hai xóm. Tuy nhóm hộ xóm 10 có giá trị sản xuất bình quân/ha cao hơn nhưng chi phí trung gian bỏ ra cũng cao hơn của xóm 11 cho nên giá trị gia tăng của nhóm hộ xóm 10 lại thấp hơn của xóm 11. Cụ thể là giá trị gia tăng của nhóm hộ xóm 10 là 37683,52 nghìn đồng/ha còn xóm 11 là 38017,00 nghìn đồng/ha. Điều này cũng dễ hiểu vì nhóm hộ xóm 10 có đầu tư kỹ lưỡng chi phí vật tư, cũng như lao động nên mặc dù IC cao hơn nhưng bù lại sẽ thu được GO lớn hơn.

Từ đó, ta có thể kết luận: bên cạnh về sự thuận lợi về địa hình, thời tiết, khí hậu, thuỷ lợi… thì việc đầu tư thêm chi phí đầu vào hợp lý cũng mang lại năng suất cao hơn.

Để đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra với các tiêu chí GO/IC, VA/IC. Nhìn vào bảng số liệu thì ta sẽ thấy rõ hơn.

Bình quân chung của 2 xóm: GO/IC là 3,60 lần, VA/IC là 2,60 lần, chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được 3,60 đồng GO, 2,60 đồng VA. Trong đó xóm 11 có GO/IC LÀ 3,68, VA/IC là 2,68 lần, nhóm hộ xóm

Trường Đại học Kinh tế Huế

10 với GO/IC, VA/IC tương ứng là 3,52 lần, 2,52 lần. Như vậy, nhóm hộ xóm 11 khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu về đựơc giá trị sản xuất và giá trị gia tăng cao hơn của xóm 10. Vậy ta có thể thấy được là nhóm hộ xóm 11 có sự đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các nhóm hộ thuộc xóm 10.

Khác với vụ Đông Xuân, ở vụ Mùa tuy giá trị sản xuất bình quân/ha của xóm 11 là 35220,19 nghìn đồng/ha thấp hơn xóm 10, xóm 10 đạt 36289,86 nghìn đồng/ha, nhưng khác với vụ Đông Xuân là ở vụ này nhóm hộ xóm 10 có chi phí trung gian thấp hơn, dẫn tới VA của xóm 10 là 26756,75 nghìn đồng/ha, cao hơn của xóm 11, VA của xóm 11 là 25392,01nghìn đồng/ha. Như vậy có thể thấy được, qua vụ này thì nhóm hộ xóm 10 đã biết cách đầu tư các chi phí đầu vào một cách hợp lý hơn để mang lại năng suất cao. Chúng ta có thể xem xét rõ hơn tại Bảng 18.

Bảng 18: Kết quả, hiêụ quả kinh tế trong vụ Mùa tính BQ/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT BQC Xóm 11 Xóm 10

GO/ha 1000đ 35755,03 35220,19 36289,86

IC/ha 1000đ 9631,18 9828,18 9533,11

VA/ha 1000đ 26123,85 25392,01 26756,75

GO/IC Lần 3,71 3,58 3,81

VA/IC Lần 2,71 2,58 2,81

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2011)

Khi xét các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC đối với nhóm hộ xóm 10 khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu đựơc 3,81 đồng giá trị sản xuất và 2,81 đồng giá trị gia tăng. Còn nhóm hộ xóm 11 khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu được 3,58 đồng giá trị sản xuất, 2,58 đồng giá trị gia tăng. Như vậy ta có thể thấy được qua vụ Mùa thì nhóm hộ xóm 10 đã biết cách đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các nhóm hộ xóm 11.

Qua phân tích ở trên cho thấy, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trong vụ Đông Xuân đều cao hơn vụ Mùa. Nguyên nhân là do đặc điểm thời tiết vào vụ Đông Xuân thuận lợi, thích hợp với sự phát triển của cây lúa tạo ra sản lượng cao hơn, vào vụ Mùa thì nắng nóng kéo dài gây hạn hán ở cuối mùa vụ, thêm vào đó là nạn sâu bệnh hoành hành…gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất của cây trồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã nghĩa đồng, huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)