CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ NGHĨA ĐỒNG, HUYỆN TÂN KỲ TỈNH NGHỆ AN
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, Tỉnh Nghệ An
3.3.5. Giải pháp về thị trường
Hiện nay trên địa bàn xã không có thị trường tiêu thụ cố định, các sản phẩm lúa chủ yếu bán cho các tư thương, người thu gom, chợ địa phương, đại lý. Qua rất nhiều khâu trung gian mới đến các công ty chế biến vì vậy chất lượng lúa giảm, giá lại tăng cao, trong khi người dân bán với giá rẻ và với tâm lý được mùa mất giá.
Mặt khác, khả năng nắm bắt thông tin thị trường của người dân còn thấp, bán với giá rẻ và giá bán do người mua đặt ra hoặc bán thấp hơn so với giá thị trường.
Chính vì vậy, cần phải có sự phối hợp, giúp đỡ của các cấp chính quyền xã, huyện, tỉnh để có hướng hoạch định chiến lược tìm thị trường tiêu thụ cho người nông dân, thực hiện việc thu gom đến từng người dân, giảm bớt khâu trung gian trong tiêu thụ.
Xây dựng chính sách thu mua với giá cả hợp lý, lợi ích của người dân được đảm bảo, tránh bị ép giá.
Đồng thời cần sớm xây dựng hệ thống thông tin cho người dân để giúp cho các cơ sở sản xuất cập nhật được các thông tin cần thiết liên quan đến thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó chủ động trong sản xuất. Trên cơ sở đó, Nhà nước có chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho người nông dân nắm bắt thông tin kịp thời (vì sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng mang tính thời vụ).
Trường Đại học Kinh tế Huế
Tiếp tục thực hiện tốt quyết định 80 của Chính phủ về liên kết 4 nhà gồm: nhà Nước, nhà Khoa học, nhà Doanh nghiệp và nhà Nông nhằm hỗ trợ nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao.
Trường Đại học Kinh tế Huế
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phần lớn người dân sống ở nông thôn nguồn sống chính chủ yếu là dựa vào nông nghiệp.
Nghĩa Đồng là một trong những xã trồng lúa điển hình của huyện Tân Kỳ.
Sản xuất lúa trên địa bàn không chỉ có vai trò quan trọng đối với địa phương mà còn tác động đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương cũng như cán bộ các cấp, cùng với sự nỗ lực của bà con trong quá trình đầu tư thâm canh sản xuất nên những năm trở lại đây, năng suất lúa trên địa bàn không ngừng tăng lên.
Qua nghiên cứu thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân xã Nghĩa Đồng tôi nhận thấy: Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp năng suất lúa. Có yếu tố thì ảnh hưởng tích cực, yếu tố thì ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất lúa.
Các nhân tố ảnh hưởng tích cực tới năng suất lúa bao gồm: giống, đạm, lân, kali, lao động. Trong nhóm các nhân tố này thì giống là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới năng suất lúa, người dân sử dụng cả giống lúa do HTX cấp và do gia đình tự để giống. Vì gia đình tự để giống nên chất lượng giống chưa cao, mua của HTX thì chi phí lại cao…Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng lượng giống quá ít thì dễ dẫn tới tình trạng mất mùa…Sau giống thì đạm là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lúa thứ hai, người ta thường bón đạm vào 3 thời kỳ đó là thời kỳ lúa đẻ nhánh, làm đòng và một thời kỳ sau làm đòng. Nếu chúng ta không bón lượng đạm đúng thì lúa đẻ nhánh sẽ kém, làm đòng không đạt tiêu chuẩn…nhưng nếu như chúng ta bón đúng và đủ lượng vào thời kỳ làm đẻ nhánh thì sẽ giúp cây lúa đẻ nhiều nhánh, trổ đòng tốt…Cuối cùng là lao động và phân lân là hai yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới năng suất lúa, hai yếu tố này có ảnh hưởng nhưng không ảnh hưởng nhiều như giống và đạm. Tuy nhiêu thiếu hai yếu tố này thì năng suất lúa cũng sẽ kém đi.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Còn các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất lúa là phân chuồng và kali, nếu chúng ta bón phân chuồng và kali quá nhiều thì sẽ làm cho lúa tốt nhưng lại bị xộp, bông nhẹ, năng suất không cao. Vậy nên nếu chúng ta bón một lượng vừa đủ thì sẽ góp phần tăng năng suất lúa lên.
Do đó cần xác định yếu tố đầu vào hợp lý, cần xác định rõ yếu tố nào ảnh hưởng tích cực, yếu tố nào ảnh hưởng tiêu cực để đầu tư đúng mức và đúng kỹ thuật đạt năng suất cao.
Ngoài ra ở địa phương còn xảy ra hiện tượng thiếu nước tưới vụ Đông xuân kể cả lúc gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch. Hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, một số diện tích gieo trồng của các hộ lúc gần thu hoạch lúa bị ngập nước không thoát ra được làm cho lúa bị ngập úng nhiều ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất cây trồng nguyên nhân chính là do hệ thống thuỷ lợi và kênh mương nội đồng chưa hoàn chỉnh còn thiếu và sử dụng lâu năm nên bị xuống cấp.
Chính vì vậy, để phát triển sản xuất lúa, cần phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương để từng bước nâng cao năng suất lúa và thu nhập cho bà con nông dân, bên cạnh đó cần phải thực hiện một số giải pháp: chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành nông nghiệp, mạnh dạn đưa giống lúa mới cho năng suất cao vào sản xuất, kết hợp được những kinh nghiệm truyền thống mà cha ông ta để lại với công nghệ khoa học mới, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất cũng như chất lượng lúa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và cùng với nó đòi hỏi chính quyền địa phương tìm thị trường đầu ra ổn định cho người nông dân tránh bị chèn ép giá làm giảm thu nhập của họ.
2.KIẾN NGHỊ
Đối với nhà nước
Nhà nước cần bổ sung và hoàn thiện các biện pháp chính sách phát triển Nông nghiệp như chính sách đất đai, chính sách vốn, chính sách về vấn đề tiêu thụ, chính sách hỗ trợ giá một số yếu tố đầu vào như: giống, phân bón để người dân yên tâm đầu tư sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi đầu tư, tăng năng suất cây trồng. Bên cạnh đó nhà nước cần phải cung cấp, đáp ứng thông tin về thị trường kịp thời cho hộ nông dân.
Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi…tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Đối với chính quyền địa phương
Thực hiện và áp dụng tốt các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Nhà nước, tỉnh uỷ, huyện về phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
Cần tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cử cán bộ đi tập huấn về chuyên môn nhằm tiếp thu các kỹ thuật sản xuất mới để phổ biến cho bà con nông dân ứng dụng sản xuất.
Trong thời gian tới xã nên phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn huyện, tỉnh, phối hợp với Nhà nước để đầu tư phát triển CSHT nội đồng, tu bổ và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, kênh mương nội đồng.
Nâng cao chất lượng quản lý điều hành các khâu dịch vụ của HTX nông nghiệp.
Tìm thị trường đầu ra cho người nông dân, khuyến khích hộ nông dân tập trung sản xuất. Đi sâu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân
Đối với hộ nông dân
Hộ nông dân cần có kế hoạch sản xuất cụ thể, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp với năng lực sản xuất của mình, phù hợp với điều kiện địa phương.
Cần tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng các giống mới vào gieo trồng để tăng năng suất, không nên sử dụng quá nhiều các giống lúa tự để giống lâu đời, thoái hoá vào gieo trồng sản xuất.
Đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong thời kỳ mới.
Cần phải thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm, tích cực đáp ứng KHKT vào sản xuất mạnh dạn đưa giống lúa lai mới vào sản xuất.
Phối hợp với các cấp chính quyền để việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả nhất.
Trường Đại học Kinh tế Huế
MỤC LỤC
Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC PHỤ LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...1
1. Lý do lựa chọn đề tài...1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2
4. Phương pháp nghiên cứu...2
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...4
1.1. Cơ sở lý luận ...4
1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế ...4
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây lúa ...6
1.1.2.1. Giá trị kinh tế của cây lúa ...6
1.1.2.2. Kỹ thuật thâm canh cây lúa ...8
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa..10
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa...13
1.2. Cơ sở thực tiễn ...14
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ...14
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Nghệ An ...16
1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Tân Kỳ ...18
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ NGHĨA ĐỒNG, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN...20
2.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Nghĩa Đồng ...20
2.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa tại xã Nghĩa Đồng ...27
2.3. Tình hình sản xuất lúa tại xã Nghĩa Đồng - Huyện Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An..28
2.3.1. Khái quát tình hình sản xuất lúa của xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An ...28
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.3.2. Tình hình sản xuất lúa của nhóm hộ điều tra ...31
2.3.2.1. Năng lực sản xuất của nhóm hộ điều tra ...31
2.3.2.2. Tình hình đầu tư thâm canh của các nhóm hộ điều tra...36
2.3.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra...43
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra...50
2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai ...50
2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa...53
2.4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa dựa vào hàm sản xuất....57
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ NGHĨA ĐỒNG, HUYỆN TÂN KỲ TỈNH NGHỆ AN...62
3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương ...62
3.2. Mục tiêu phát triển sản xuất lúa ...63
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, Tỉnh Nghệ An...63
3.3.1. Giải pháp kỹ thuật ...63
3.3.2. Giải pháp về đất đai...66
3.3.3. Giải pháp về công tác khuyến nông ...66
3.3.4. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng ...67
3.3.5. Giải pháp về thị trường...67
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...69
3.1. Kết luận ...69
3.2. Kiến nghị ...70 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trường Đại học Kinh tế Huế
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
BVTV Bảo vệ thực vật
BQNK Bình quân nhân khẩu
CNH-HĐH Công Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
CSHT Cơ sở hạ tầng
GO Giá trị sản xuất
HTX Hợp tác xã
IC Chi phí trung gian
MI Thu nhập hỗn hợp
MPS Hệ thống cân đối quốc dân
N Năng suất lúa
P Lợi nhuận
SNA Hệ thống tài khoản quốc gia
VA Giá trị gia tăng
UBND Ủy ban nhân dân
Trường Đại học Kinh tế Huế
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa gạo Việt Nam từ 2001-2011 ...15
Bảng 2 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Nghệ An năm 2009-2011 ...17
Bảng 3 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện Tân Kỳ năm 2009-2011 ...18
Bảng 4 : Tình hình sử dụng đất ở xã Nghĩa Đồng giai đoạn 2009-2011 ...22
Bảng 5 : Tình hình dân số và lao động của xã Nghĩa Đồng giai đoạn 2009-2011 ... 24
Bảng 6 : Tình hình sản xuất lúa của xã Nghĩa Đồng qua 3 năm 2009-2011 ...30
Bảng 7 : Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2011 ...32
Bảng 8 : Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2011 ...34
Bảng 9 : Tình hình trang bị tư liệu sản xuất tính BQ/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2011 ...35
Bảng 10 : Tình hình sử dụng giống lúa BQ/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2011 ...37
Bảng 11 : Khối lượng và chi phí các loại phân bón BQ/ha/vụ của nhóm hộ điều tra năm 2011 ...39
Bảng 12 : Khối lượng và chi phí các loại thuốc bảo vệ thực vật BQ/ha/vụ của nhóm hộ điều tra năm 2011 ...40
Bảng 13 : Chi phí thuê ngoài và dịch vụ HTX tính BQ/ha của các nhóm hộ điều tra năm 2011 ...42
Bảng 14 : Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân/ha/vụ Đông Xuân của các nhóm hộ điều tra năm 2011 ...44
Bảng 15 : Bảng cơ cấu chi phí sản xuất bình quân/ha/vụ Mùa của các nhóm hộ điều
tra năm 2011 ...45
Bảng 16 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra năm 2011...47
Bảng 17 : Kết quả hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ điều tra vụ Đông Xuân ...48
Bảng 18 : Kết quả, hiêụ quả kinh tế trong vụ Mùa tính BQ/ha/vụ của các hộ điều tra năm 2011 ...49
Bảng 19 : Phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất đai ...52
Bảng 20 : Phân tổ các hộ theo chi phí trung gian IC...56
Bảng 21 : Kết quả xử lý hàm sản xuất Cobb-Douglas của các hộ điều tra sản xuất lúa năm 2011...58
Trường Đại học Kinh tế Huế