CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ NGHĨA ĐỒNG, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra
2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp, quy mô đất đai ảnh huởng quan trọng đến năng suất, chất lượng sản phẩm từ đó ảnh hưởng tới mức thu nhập của người dân. Nếu quy mô đất đai đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất, thêm vào đó hoạt động lao động được được tổ chức tốt, trình độ thâm canh cao thì mức thu nhập tăng lên và ngược laị. Để đánh giá ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa tôi tiến hành phân tổ các hộ theo quy mô cho hai vụ Đông Xuân và Mùa.
Tổ I có diện tích đất canh tác nhỏ hơn 0,2 ha bao gồm 15 hộ chiếm 25%. Tổ II có quy mô sử dụng đất là từ 0,2 đến 0,3 bao gồm 37 hộ chiếm 61,67%. Tổ III có quy mô sử dụng đất lớn hơn 0,3 ha bao gồm 8 hộ chiếm 13,3%. Để biết được tình hình sử dụng đất đai ảnh hưởng như thế nào chúng ta đi vào phân tích Bảng 19.
Từ Bảng 19, ta thấy ở vụ Đông Xuân, những hộ có diện tích thuộc tổ II chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số hộ. Những hộ thuộc tổ này có năng suất bình quân, VA đứng thứ nhất trong tổ còn GO lại thấp nhất trong 3 tổ. Điều này có thể giải thích, với quỹ đất vừa đủ để canh tác nên hộ này dễ dàng đầu tư sản xuất, đỡ các khoản chi phí thuê ngoài. Tuy GO không lớn nhưng VA lại lớn. Đối với các hộ thuộc tổ II cứ bỏ ra một đồng IC thì thu về 3,47 đồng GO 2,47 đồng VA.
Những hộ có diện tích gieo trồng lớn thuộc tổ III thì mang lại năng suất và VA lớn nhất trong 3 tổ, còn GO chỉ đứng thứ 2 trong tổ. Tương ứng với GO là 52275,75 nghìn đồng là VA là 41326,81 nghìn đồng. Điều này cho thấy với diện tích canh tác lớn, thu nhập của các hộ phụ thuộc vào việc sản xuất lúa nên đã đầu tư thâm canh sản xuất một cách hợp lý và hiệu quả, từ đó giảm được chi phí làm cho VA bình quân cao nhất. Cứ bỏ ra một đồng chi IC thì thu về được 4,77 đồng GO và 3,77 đồng VA.
Ngược lại với những nhóm hộ thuộc tổ I thì năng suất của họ cũng cao đạt 73,15 tạ/ha, giá trị sản xuất của nhóm hộ này lớn nhất trong ba tổ, nhưng IC của tổ này lại đứng lớn nhất trong ba tổ cho nên VA lại thấp nhất trong cả ba tổ tương ứng là 34709,69 nghìn đồng. Chính vì thế mà các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC cũng thấp nhất trong cả ba tổ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nhìn vào Biểu đồ 5 ta có thể thấy rõ hơn sự thay đổi của các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC qua ba tổ trong vụ Đông Xuân.
Đối với vụ Mùa có khác so với vụ Đông Xuân. Những hộ thuộc nhóm II thì vẫn có năng suất bình quân, VA và vụ này bao gồm cả giá trị sản xuất lớn nhất trong cả ba tổ. Cho nên chỉ tiêu GO/IC, VA/IC cũng cao nhất trong cả ba tổ, cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu về được 3,96 đồng GO, 2,96 đồng VA.
Tuy nhiên có sự thay đổi của các nhóm hộ thuộc tổ I và tổ III. Các nhóm hộ thuộc tổ I vào vụ này lại có năng suất cao hơn, GO cũng gần bằng các hộ thuộc tổ III, trong khi đó thì chi phí bỏ ra thấp hơn vậy nên có VA cao hơn. Cho nên các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC cao hơn các hộ ở tổ III. Còn các hộ ở tổ III thì có năng suất cao hơn dẫn tới là giá trị sản xuất cũng cao hơn các tổ kia nhưng không đáng kể, trong khi đó khoản chi phí bỏ ra lại quá lớn, dẫn tới VA thấp nhất mà càng âm, kéo theo các chỉ số GO/IC, VA/IC thấp nhất trong cả ba tổ.
Từ những phân tích trên có thể thấy được là quy mô đất đai có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa. Dù là diện tích cao hay thấp đều ảnh hưởng rất nhiều nếu không biết đầu tư thâm canh hợp lý và hiệu quả. Vấn đề đặt ra là cần phải đầu tư thâm canh đúng đắn và có hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao. Để làm tốt công tác đó cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nông hộ trực tiếp sản xuất với cán bộ phụ trách khuyến nông cũng như sự chỉ đạo của các cấp chính quyền trung ương tới địa phương.
2,38
4,77
1,38
3,77 3,47
2,47
0 1 2 3 4 5 6
Tổ I Tổ II Tổ III
GO/IC (lần) VA/IC (lần)
Biểu đồ 5: GO/IC, VA/IC phân theo tổ của vụ Đông Xuân
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 19: Phân tổ nhóm hộ sản xuất theo quy mô đất đai
Tổ Khoảng cách tổ
Số hộ
IC (1000đ/ha) NS (Kg/ha) GO (1000đ/ha) VA (1000đ/ha) GO/IC (lần) VA/IC (lần) Hộ %
Vụ Đông Xuân 60 100 16866,60 72,42 54241,57 37374,97 3,22 2,22
I <0,2 15 25 25064,71 73,15 59774,4 34709,69 2,38 1,38
II 0,2-0,3 37 61,67 14586,14 70,97 50674,56 36088,42 3,47 2,47
III >0,3 8 13,33 10948,94 73,15 52275,75 41326,81 4,77 3,77
Vụ Mùa 60 100 20693,72 53,25 35679,04667 14985,32 1,72 0,72
I <0,2 15 25 15984,07 53,87 35599,3 19615,23 2,23 1,23
II 0,2-0,3 37 61,67 9038,57 53,64 35774,87 26736,30 3,96 2,96
III >0,3 8 13,33 37058,53 52,25 35662,97 -1395,56 0,96 -0,04
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2011)
Trường Đại học Kinh tế Huế