CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ NGHĨA ĐỒNG, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra
2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa
Qua Bảng 20 ta thấy: Ở vụ Đông Xuân, khi chi phí trung gian tăng từ tổ I đến tổ III thì năng suất, giá trị sản xuất của các nông hộ cũng tăng lên liên tục. Ở tổ I có IC <2000 (nghìn đồng) bao gồm 5 hộ chiếm 8,33 % tổng số hộ điều tra, bình quân năng suất là 72,28 tạ/ha với GO là 6268,1 nghìn đồng và VA là 53132,91 nghìn đồng/ha. Tổ II có mức IC từ 2000-4000 nghìn đồng/ha, gồm 38 hộ chiếm 63,33%
tổng số hộ điều tra với năng suất bình quân là 71,45 tạ/ha thu được GO là 51646,76 nghìn đồng/ha và tương ứng với VA là 36798,34 nghìn đồng. Như vậy so với tổ I thì tổ này tuy có IC lớn hơn nhưng năng suất không cao dẫn tới GO lẫn VA thấp hơn so với tổ I.
Tuy nhiên tới tổ III với mức chi phí trung gian >4000 nghìn đồng/ha, gồm 18 hộ chiếm 30,00% tổng số hộ điều tra, với năng suất bình quân là 72,34 tạ/ha, thu được GO là 51786,11 nghìn đồng/ha với VA là 36044,51 nghìn đồng/ha. Như vậy tổ III với sự đầu tư chi phí trung gian lớn nhất kéo theo mức năng suất bình quân, GO, VA cũng lớn nhất trong ba tổ.
Xét các chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả kinh tế, thì ta thấy rằng đi từ tổ I đến tổ III thì các chỉ tiêu này thay đổi thất thường. Chỉ tiêu GO/IC có xu hướng giảm từ tổ I đến tổ III, còn chỉ tiêu VA/IC lại có xu hướng tăng từ tổ I xuống tổ III. Đối với tổ I khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian sẽ thu về được 4,51 đồng giá trị sản xuất nhưng chỉ thu về được 1,28 đồng giá trị gia tăng, còn tổ II khi bỏ ra một đồng chi
Trường Đại học Kinh tế Huế
phí trung gian thì thu về được 3,48 đồng giá trị sản xuất và thu về được 1,40 đồng giá trị gia tăng. Khi đến tổ III với chi phí trung gian bình quân lớn nhất khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu về được 3,29 đồng giá trị sản xuất và 1,44 đồng giá trị gia tăng.
Vì vây, không phải việc tăng mức đầu tư càng cao thì hiệu quả kinh tế thu được cao hơn mà đến mức độ thì hiệu quả sẽ giảm dần. Nhìn chung các hộ đã chú trọng đầu tư nhưng vẫn chưa tận dụng và phát huy được nguồn lực sẵn có để nâng cao trình độ kỹ thuật, chống lại sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất khiến cho thu nhập của hộ gia đình và giá trị gia tăng không phù hợp với chi phí bỏ ra cả sức người và sức của.
Ở vụ Mùa cũng có sự biến động tương tự như vụ Đông Xuân. Cụ thể tổ I có IC<2000 nghìn đồng có 27 hộ chiếm 45% tổng số hộ điều tra, năng suất bình quân đạt được là 72,92 tạ/ha và GO đạt 35561,78 nghìn đồng/ha. Các nhóm hộ tiếp theo có IC cao hơn nhưng không phải vì thế mà năng suất cao hơn. Năng suất tăng lên ở nhóm II nhưng giảm xuống ở nhóm III, kéo theo GO cũng biến động theo, nhưng VA lại có xu hướng giảm. Cụ thể: ở nhóm II có chi phí trung gian nằm trong khoảng 2000-4000 có năng suất bình quân 73,08 tạ/ha và đạt giá trị sản xuất là 35836,1 nghìn đồng/ha, nhóm III có IC > 4000 có năng suất bình quân đạt 72 tạ/ha và đạt mức GO là 35499,26 nghìn đồng/ha.
Xét các chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả kinh tế ta thấy rằng đi từ tổ I đến tổ III thì các chỉ tiêu này thay đổi thất thường. Điều này thể hiện rõ tại Biểu đồ 6.
Nhìn vào Biểu đồ 5 ta thấy: Chỉ tiêu GO/IC có xu hướng giảm từ tổ I đến tổ III, còn chỉ tiêu VA/IC lại có xu hướng tăng từ tổ I xuống tổ III, Nhưng không đáng kể đối với tổ I khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian sẽ thu về được 4,47 đồng giá trị sản xuất nhưng chỉ thu về được 1,33 đồng giá trị gia tăng, còn tổ II khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu về được 3,96 đồng giá trị sản xuất và thu về được 1,37 đồng giá trị gia tăng. Khi đến tổ III với chi phí trung gian bình quân lớn nhất khi bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu về được 2,96 đồng giá trị sản xuất và 1,51 đồng giá trị gia tăng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
4,07
3,69
2,96
1,33 1,37 1,51
0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5
Tổ I Tổ II Tổ III
GO/IC (Lần ) VA/IC (Lần)
Biểu đồ 6: GO/IC, VA/IC phân theo tổ của vụ Mùa
Qua phân tích các ảnh hưởng của các nhân tố chi phí trung gian tới kết quả và hiệu quả sản xuất lúa ở hai vụ Đông Xuân và Mùa, ta có thể rút ra kết luận: Xét ở một chừng mực nào đó, kết quả sản xuất lúa của các nông hộ phụ thuộc vào mức đầu tư chi phí trung gian, song nếu mức đầu tư quá lớn, không tính toán kỹ, không tương xứng với kết quả đầu ra thì sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động sản xuất này.
Do đó các hộ nông dân cần nắm rõ kỹ thuật sản xuất để có sự đầu tư thoả đáng và hợp lý thì hiệu quả mang lại sẽ cao, ngược lại mức chi phí cao nhưng không hợp lý thì hiệu quả mang lại sẽ không như ý muốn.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 20: Phân tổ các hộ theo chi phí trung gian IC
Tổ Khoảng cách tổ
Số hộ IC bình quân (1000đ/ha)
Năng suất (Kg/ha)
IC (1000đ/ha)
GO (1000đ/ha)
VA (1000đ/ha)
GO/IC (lần)
VA/IC (lần)
Hộ %
Vụ Đông Xuân 60 100,00 3184,89 72,02 15241,74 57233,66 41991,92 3,76 1,36
I <2000 5 8,33 1755,68 72,28 15135,19 68268,1 53132,91 4,51 1,28
II 2000-4000 38 63,33 3045,88 71,45 14848,42 51646,76 36798,34 3,48 1,40 III >4000 18 30,00 4753,1 72,34 15741,6 51786,11 36044,51 3,29 1,44
Vụ Mùa 60 100,00 2736,35 72,67 10145,95 35632,38 25486,43 3,51 1,40
I <2000 27 45,00 1526,62 72,93 8742,06 35561,78 26819,72 4,07 1,33 II 2000-4000 31 51,67 2637,93 73,08 9712,09 35836,1 26124,01 3,69 1,37
III >4000 2 3,33 4044,5 72,00 11983,7 35499,26 23515,56 2,96 1,51
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2011)
Trường Đại học Kinh tế Huế