CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ NGHĨA ĐỒNG, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN
2.3. Tình hình sản xuất lúa tại xã Nghĩa Đồng - Huyện Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An
2.3.2. Tình hình sản xuất lúa của nhóm hộ điều tra
2.3.2.2. Tình hình đầu tư thâm canh của các nhóm hộ điều tra
Giống là một yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng đến năng suất, hiệu quả sản xuất lúa. Vì vậy để đạt năng suất cao trong trồng lúa thì cần phải chọn giống lúa tốt và điều quan trọng là giống lúa đó phải thích hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu thổ nhưỡng của từng địa phương. Để thấy được tình hình đầu tư giống, và cơ cấu gieo trồng của các nhóm hộ điều tra ta đi vào phân tích Bảng 10:
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình sử dụng và đầu tư giống lúa của các hộ điều tra qua hai vụ Đông Xuân và vụ Mùa. Vào vụ Đông Xuân lượng giống bình quân của hai nhóm hộ là 76,04kg/ha trong đó nhóm hộ xóm 11 gieo 75,47 kg/ha, còn các hộ vùng thấp gieo 76,62 kg/ha. So sánh mức độ đầu tư giống lúa Đông Xuân với vụ Mùa thì ta thấy lượng gieo trồng lúa của vụ Đông Xuân ít hơn lượng gieo trồng lúa vụ Mùa. Về chi phí giống thì do lượng giống của vụ Mùa cao hơn nên chi phí giống vụ Mùa cũng cao hơn. Do đó, chi phí giống vụ Đông Xuân là 2923,74 nghìn/ha còn chi phí giống vụ Mùa là 3566,94 nghìn/ha. Về nguồn giống thì hầu hết các hộ trên địa bàn đã dùng lúa mua của một công ty giống thông qua hợp tác xã.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 10: Tình hình sử dụng giống lúa BQ/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2011
Chỉ tiêu ĐVT BQC Xóm 11 Xóm 10
I. Vụ Đông Xuân
1. Lượng giống Kg/ha 76,04 75,47 76,62
2. Chi phí giống 1000 đ 2923,74 2901.82 2946,04
3. Cơ cấu giống % 100,00 100,00 100,00
-Khải phong % 36,39 37,80 34,84
-Tám thơm % 9,88 11,72 7,85
-Quy 5 % 35,57 34,31 35,05
-Nếp % 19,16 16,17 22,36
II. Vụ Mùa
1. Lượng giống Kg/ha 79,56 78,31 80,80
2. Chi phí giống 1000 đ 3566,94 3510,90 3622,53
3. Cơ cấu giống % 100,00 100,00 100,00
-Quy 5 % 68,70 67,66 69,83
-Quy 1 % 15,16 18,7 11,36
-Nếp % 16,14 13,64 18,81
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2011)
Cơ cấu giống lúa ở vụ Đông Xuân chủ yếu là Khải Phong và Quy Năm, ngoài ra người ta còn trồng thêm Nếp và Tám thơm, cả hai xóm 10, và xóm 11 đều có cơ cấu giống lúa ở vụ này như nhau.
Nhìn vào Bảng 10 ta thấy được lúa Khải phong vẫn là giống lúa chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng diện tích gieo trồng. Lượng giống bình quân chung của các nhóm hộ ở hai xóm vụ Đông xuân là 36,39 %, trong đó lượng giống gieo trồng của xóm 11 là 37,80 %, xóm 10 là 34,84%.
Đứng sau giống lúa Khải phong là giống lúa Quy 5, bình quân chung cho các nhóm hộ ở hai xóm thì gieo trồng loại lúa này chiếm 35,57% trong tổng lượng giống gieo trồng, ở xóm 11 thì loại lúa này chiếm 34,31% còn xóm 10 thì chiếm 35,05% trong tổng lượng lúa gieo trồng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Đứng thứ 3 là Nếp, đây là loại lúa người ta thường dùng để nấu xôi, cơm nếp vào các dịp giỗ chạp, cưới hỏi…Cho nên người ta thường trồng một phần ít để cất trữ cho vụ sau, sử dụng vào các dịp đó, bình quân chung thì loại giống này chiếm 19,16% trong tổng lượng giống gieo trồng.
Cuối cùng là Tám thơm, loại lúa này chất lượng tốt, gạo dẻo thơm ngon, nhưng người ta gieo trồng ít nhất, chỉ chiếm 98% trong tổng diện tích gieo trồng.
Ở vụ Mùa thì các chỉ trồng 3 loai lúa đó là Quy 5, Quy 1, Nếp. Nhìn chung thì 3 loại này có khả năng chống chịu với sâu bệnh và thời tiết tốt hơn các loại khác.
Nhìn vào bảng số liêụ thì ta thấy được lúa Quy 5 vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích gieo trồng chiếm 68,70 %. Còn tỷ lệ trồng Nếp và Quy 1 vẫn còn chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ chiếm 16,14% đối với Nếp còn 15,14 % .
Nói chung, xét trên mặt bằng chung toàn xã vào vụ Đông Xuân thì các nhóm hộ chủ yếu sử dụng giống lúa Khải phong vì loại giống này có chất lượng, khả năng chống chịu tốt hơn, năng suất cao hơn các loại kia. Còn vụ Mùa thì chủ yếu là sử dụng giống lúa Quy 5 vì, giống lúa loại này tuy chất lượng và năng suất không bằng giống khải phong nhưng chi phí của giống lúa này thấp và khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh cao. Nhưng trong những năm gần lại đây thì giống lúa Tám thơm và Nếp, Quy 1 đã được tăng lên diện tích gieo trồng, đây cũng là điều đáng mừng bởi nó cho thấy trình độ thâm canh, các nông hộ đã mạnh dạn sử dụng giống lúa mới cho chất lượng tốt hơn, giá trị kinh tế cao hơn, mặc dù năng suất các giống lúa này còn thấy.
2.3.2.2.2. Tình hình sử dụng phân bón của các nhóm hộ điều tra
Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và ổn định. Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân là cây sinh trưởng và phát triển tốt, mà chúng ta cần phải bón một cách cân đối và hợp lí. Qua điều tra thực tế tại địa phương thì có thể thấy được người dân ở đây sử dụng hai loại phân là phân chuồng, phân xanh và phân tổng hợp như là Urê, NPK…
Nhìn tổng quan vào bảng số liệu thì ta thấy chi phí phân bón giữa hai xóm chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên chi phí phân bón giữa hai vụ Đông Xuân và vụ Mùa lại có sự biến động rất lớn.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 11: Khối lượng và chi phí các loại phân bón BQ/ha/vụ của nhóm hộ điều tra năm 2011
Chỉ tiêu ĐVT BQC Xóm 11 Xóm 10
Đông Xuân Mùa Đông Xuân Mùa Đông Xuân Mùa Phân chuồng
- Lượng bón Kg/ha 5044,14 2364,62 5204,67 2370,88 4883,61 2358,35 - Chi phí 1000 đ 2522,00 1182,31 2602 1185,44 2442 1179,17
Urê
- Lượng bón Kg/ha 495,245 252,485 449,45 219,37 541,04 285,6 - Chi phí 1000 đ 5447,705 2777,35 4943,96 2413,05 5951,45 3141,65 Phân lân-NPK
- Lượng bón Kg/ha 181,415 178,16 184,67 184,67 171,65 171,65 - Chi phí 1000 đ 997,705 997,705 1034,15 1034,15 961,26 961,26
Kali
- Lượng bón Kg/ha 96,11 62,16 124,64 58,93 130,05 65,39 - Chi phí 1000 đ 1655,48 808,08 1620,36 766,07 1690,6 850,08
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2011) Trong cơ cấu các loại phân thì ta thấy phân chuồng có tỷ lệ sử dụng cao nhất với bình quân vụ Đông Xuân là 5044,14 kg/ha tương ứng là 2522,00 nghìn đồng.
Vụ Mùa bình quân chung các nhóm hộ thuộc hai xóm đã sử dụng lượng phân chuồng giảm đi rất nhiều chỉ còn 2364,62 kg/ha tương ứng với 1182,31 nghìn đồng.
Đây là loại phân rẻ nhất trong các loại phân mà hầu như nhà nào ở nông thôn cũng có nhiều. Loại phân này là chất thải của các loại gia súc, gia cầm trong gia đình như: trâu bò, lơn, gà, ngan…
Sau phân chuồng là Urê cũng chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây lúa cũng như tăng cường khả năng chống chịu ngoại cảnh của cây.
Bình quân vụ Đông Xuân là 495,245 kg/ha tuơng ứng với 5447,71 nghìn đồng, vào vụ Mùa là 252,49 kg/ha tuơng ứng với 2777,35 nghìn đồng. Phân Lân là loại phân được bà con bón lót sau khâu làm đất nhằm thau chua rửa mặn với bình quân vụ Đông Xuân là 178,16 kg/ha tuơng ứng 997,705 nghìn đồng. Sang vụ Mùa thì lượng phân lân là 178,16 kg/ha tương ứng với 997,71nghìn đồng. Cuối cùng là phân Kali có nhiệm vụ làm chắc hạt nên các nông hộ cũng chú trọng đầu tư để bón vào thời kỳ
Trường Đại học Kinh tế Huế
đón đòng với bình quân vụ Đông Xuân là 96,11 kg/ha tương ứng 1655,48 nghìn đồng, vào vụ Mùa thì lượng bón Kali giảm xuống hơn một nửa là 62,16 kg/ha tương ứng 808,08 nghìn đồng.
Như vậy nhìn lại thì chúng ta thấy được rằng, có sự chênh lệch chi phí phân bón giữa hai vụ, giữa các loại phân bón, còn giữa các nhóm hộ giữa các xóm có sự chênh lệch không đáng kể.
2.3.2.2.3. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các nhóm hộ điều tra
Thuốc bảo vệ thực vật là một biện pháp không thể thiếu trong sản xuất trồng trọt đặc biệt là trong sản xuất lúa. Trong điều kiện ngày nay khi vấn đề an toàn thực phẩm đang đựơc đặt lên hàng đầu thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định và ở một ngưỡng cửa cho phép là điều cần phải đặt lên hàng đầu. Để thấy rõ tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của các nhóm hộ thuộc hai xóm 10 và 11 thì chúng ta có thể xem xét bảng 12:
Vì trong cùng một điều kiện gieo trồng giống nhau về thời tiết, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm nên mức đầu tư chi phí về thuốc bảo vệ thực vật của hai nhóm hộ không chênh lệch nhau nhiều. Vào vụ Đông Xuân, chi phí thuốc trừ cỏ của Xóm 11 là 160,49 nghìn đồng, xóm 10 là 160,61 nghìn đồng.Vụ Mùa thì xóm 11 là 120,39 nghìn đồng, xóm 10 là 120,42 nghìn đồng.
Bảng 12: Khối lượng và chi phí các loại thuốc bảo vệ thực vật BQ/ha/vụ của nhóm hộ điều tra năm 2011
Chỉ tiêu ĐVT
BQC Xóm 11 Xóm 10
Đông
Xuân Mùa Đông
Xuân Mùa Đông
Xuân Mùa 1. Thuốc trừ cỏ
- Lượng thuốc Gói 40,14 40,14 40,12 40,12 40,15 40,15 - Chi phí 1000 đ 160,56 160,56 160,49 160,49 160,61 160,61 2. Thuốc trừ sâu
- Lượng thuốc Gói 5,23 79,30 4,95 80,49 5,51 78,10
- Chi phí 1000 đ 26,15 396,49 24,73 402,47 27,57 390,51 (Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2011)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Xét về cơ cấu từng loại thuốc thì ta thấy thuốc trừ cỏ vào vụ Đông Xuân cũng giống như vào vụ Mùa. Xóm 11 chi phí thuốc trừ cỏ cả vụ Đông Xuân lẫn vụ Mùa đều là 160,49 nghìn đồng còn xóm 10 thì đều là 160,61 nghìn đồng.
Tuy nhiên thuốc trừ sâu lại có sự khác biệt giữa hai vụ, vụ Mùa có chi phí thuốc cao hơn vụ Đông Xuân, chi phí bình quân vụ Đông Xuân là 26,15 nghìn đồng/ha nhưng vụ Mùa thì chi phí lại là 396,49 nghìn đồng/ha.
Nguyên nhân là do bình thường vào vụ Đông Xuân ít bị sâu bệnh nếu có bị thì cũng chỉ bị ở một vùng nào đó tuy nhiên vụ Mùa thường xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hơn, hơn nữa qua điều tra thì tôi biết được là vụ Mùa năm vừa rồi thì trên địa bàn xã đã bị bệnh vàng lá hoành hành, người dân phải phải phun 2 lần thuốc trừ, phun liều lượng gấp đôi những vụ trước nên liều lượng thuốc bảo vệ thực vật lại tăng lên so với những năm trước và nhiều hơn so với vụ Đông Xuân.
Có thể nói trong những năm qua, hợp tác xã đã có những chỉ đạo cho người dân phòng trừ sâu bệnh đúng lúc, đúng thời điểm và bơm đại trà nên việc phòng trừ bệnh đã đạt được kết quả tốt.
2.3.2.2.4. Chi phí thuê ngoài và dịch vụ HTX
Trước đây khi nền nông nghiệp còn ở giai đoạn sơ khai thì vẫn chưa có các khâu thuê ngoài cũng như dịch vụ HTX, hầu như là người dân tự cày, tự đập lúa bằng tay, tự lấy nước…Nhưng ngày nay khi mà tiến bộ khoa học kỹ thuật đã phát triển, càng ngày ngừơi ta càng áp dụng nhiều tiến bộ khoa học vào trong sản xuất nông nghiệp thì các hoạt động làm đất, tuốt lúa, thuỷ lợi… đã có các dịch vụ của HTX hoặc là thuê ngoài…
Trong sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay thì chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, thêm vào đó là nguồn lao động dồi dào nên người ta chủ yếu tận dụng nguồn lực này vào trong quá trình sản xuất. Vào thời điểm mùa vụ căng thẳng thì gia đình phải thuê thêm lao động hay cũng có những hộ đổi công cho nhau, còn các dịch vụ như lấy nước thì HTX đã chịu trách nhiệm lấy nước nên người dân không lo lắng, còn lại là lao động gia đình đảm nhiệm. Vì thế nên lao động thuê ngoài được tính vào chi phí còn lao động gia đình không được tính vào phần chi phí vì nó được xem như là phần lợi. tại địa bàn nghiên cứu, các hộ gia đình tham gia vào các khâu thuê ngoài của tư nhân hoặc dịch vụ của HTX với mức thu giống nhau giữa các nhóm hộvà đều giống nhau giữa các mùa. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng 13:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 13: Chi phí thuê ngoài và dịch vụ HTX tính BQ/ha của các nhóm hộ điều tra năm 2011
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu BQC Xóm 11 Xóm 10
Đông Xuân Mùa Đông Xuân Mùa Đông Xuân Mùa 1. Chi phí làm đất 588,41 493,66 747,25 583,79 429,56 403,52 2. Thuỷ lợi phí 240,24 240,2 240,66 240,58 2439,82 239,82 3. Chi phí tuốt lúa 1559,05 1559,03 1560,2 1560,16 1557,9 1557,89 4. Dịch vụ khác 848,29 848,29 862,09 930,32 930,32 834,48 Tổng chi phí 3235,98 3141,18 3410,2 3314,85 5357,6 3035,71
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2011)
Nhìn vào Bảng 14 ta thấy đối với khâu làm đất thì các chủ tư nhân thống nhất mức giá là 170 nghìn đồng/sào. Bình quân chung của chi phí làm đất vụ Đông Xuân là 588,41 nghìn đồng, vụ Mùa là 493,66 nghìn đồng. Ta thấy là vào vụ Mùa các hộ nông tự làm đất là nhiều, vì mùa này thời tiết không quá khắc nghiệt, cho nên là họ thuê ít hơn vụ Đông Xuân.
Việc tưới tiêu là do HTX đảm nhiệm và quy định mức phí là như nhau là 2kg/sào, tính theo mức giá lúa bình quân vào thời điểm lúc đó là 6 nghìn đồng/kg.
Ta có bình quân chung thuỷ lợi phí vụ Đông Xuân sẽ là 240,24 nghìn đồng/ha, vụ Mùa là 240,20 nghìn đồng/ha. Chi phí tuốt lúa là 14 kg/sào, tính theo mức giá lúa là 6 nghìn đồng/kg. Nhưng do một số gia đình không phải thu nên chi phí tuốt lúa bình quân vụ Đông Xuân là 1559,05 nghìn đồng/ha, vụ Mùa là 1559,03 nghìn đồng/ha.
Còn các dịch vụ khác như là dịch vụ tu sửa cầu cống, giao thông nội đồng… đều là của HTX, và HTX quy định mỗi vụ thì cứ 7,2 kg/sào tính theo giá lúa 6 nghìn đồng/kg thì bình quân chi phí khác vào vụ Đông Xuân là 848,29 nghìn đồng/ha, vụ Mùa là 848,29 nghìn đồng/ha. Như vậy ta có bình quân chung tổng chi phí của hai xóm vào vụ Đông Xuân là 3235,98 nghìn đồng/ha, vụ Mùa là 3141,18 nghìn đồng/ha.
Có thể nói rằng chi phí này không trực tiếp làm ra kết quả nhưng cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất lúa, do đó các nông hộ cũng rất coi trọng các chi phí này.
Trường Đại học Kinh tế Huế