CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ NGHĨA ĐỒNG, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN
2.3. Tình hình sản xuất lúa tại xã Nghĩa Đồng - Huyện Tân Kỳ - Tỉnh Nghệ An
2.3.2. Tình hình sản xuất lúa của nhóm hộ điều tra
2.3.2.1. Năng lực sản xuất của nhóm hộ điều tra
Lúa là cây ngắn ngày, được người dân gieo trồng từ bao đời nay. Để tăng hiệu quả sản xuất lúa thì lao động của con người hết sức quan trọng, nhờ có sức lao động của mình, con người đã khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên nhằm phát
Trường Đại học Kinh tế Huế
triển sản xuất lúa. Nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa trên địa bàn xã Nghĩa Đồng, 60 hộ gia đình đã được phỏng vấn theo phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên trong đó có 30 hộ ở Xóm 11 và 30 hộ ở Xóm 10.
Để thấy được mức độ ảnh hưởng của người lao động tới quá trình phát triển sản xuất lúa chúng ta theo dõi Bảng 7:
Qua Bảng 8 ta thấy 60 hộ điều tra thì có tổng số nhân khẩu là 295, nhân khẩu trong đó Xóm 10 có 148 nhân khẩu, Xóm 11 có 147 nhân khẩu. Sự chênh lệch về nhân khẩu và lao động giữa hai xóm là không lớn. Bình quân nhân khẩu trên mỗi hộ là 4,92 người, xóm 10 là 4,93 người, xóm 11 là 4,90 người.
Hai xóm có bình quân nhân khẩu trên mỗi hộ là tương đương nhau không chênh lệch nhiều, nhưng so với bình quân chung toàn huyện thì cũng được xem là cao.
Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2011 (BQ/hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Tổng BQC Xóm 11 Xóm 10
1. Số hộ Hộ 60 30 30
2. Số nhân khẩu Nhân khẩu 295 147 148
3. Tổng lao động LĐ 243 122 121
Lao động NN LĐ 123 59 64
Lao động phi NN LĐ 120 63 57
Lao động trong độ tuổi LĐ 189 96 93
Lao động ngoài độ tuổi LĐ 54 26 28
4.BQNK/hộ NK/HỘ 4,92 4,90 4,93
5.BQLĐ/hộ LĐ/HỘ 4,05 4,07 4,03
LĐNN LĐ 2,05 1,97 2,13
LĐ phi NN LĐ 2,00 2,10 1,90
LĐ trong độ tuổi LĐ 3,15 3,20 3,10
LĐ ngoài độ tuổi LĐ 0,9 0,87 0,93
6. Trình độ văn hoá Lớp 8,75 8,60 8,9
7. Tuổi BQ của chủ hộ Năm 52,78 52,63 52,93
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bình quân nhân khẩu cao kéo theo số lao động của mỗi hộ gia đình lớn. Bình quân lao động của hai xóm là 4,05 lao động, trong đó bình quân lao động của xóm 11 là 4,07 lao động cao hơn bình quân lao động xóm 10(4,03 lao động). Với bình quân lao động trên mỗi hộ là 4.05 lao động của hai xóm thì khi mùa vụ đến, vấn đề về sức ép về lao động cũng được giảm đi phần nào.
Hiện nay ở cả hai xóm, lao động nông nghiệp chiếm khá cao, bình quân mỗi hộ của 2 Xóm là 2,05 lao động nông nghiệp, trong đó Xóm 11 bình quân mỗi hộ có 1,97 lao động nông nghiệp, 2,10 lao động phi nông nghiệp. Xóm 10 bình quân mỗi hộ có 2,13 lao động nông nghiệp, 1,90 lao động phi nông nghiệp.
Bên cạnh đó, phần đông là lao động trong độ tuổi, bình quân 2 Xóm là 3,15 lao động trong độ tuổi/hộ và có 0,9 lao động ngoài độ tuổi/hộ. Hiện nay lao động nông nghiệp có xu hướng dư thừa lúc nông nhàn rỗi, vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho người dân ở đây vào các hoạt động ngành nghề - dịch vụ để tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân là một vấn đề cần phải được sự quan tâm của chính quyền các cấp từ trung ương tới địa phương.
Bên cạnh đó, trình độ văn hoá của chủ hộ cũng ảnh hưởng tới kết quả sản xuất, bởi nó thể hiện sự hiểu biết, sự tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật và cách thức vận dụng nó vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi.
Lao động thì dồi dào nhưng trình độ lao động chưa cao, trình độ văn hoá bình quân của 2 xóm là 8,75, trong đó Xóm 11 là 8,60 còn Xóm 10 là 8,9. Tuy nhiên so với bình quân chung của toàn huyện thì trình độ văn hoá của 2 xóm như thế là tương đối cao, đây là một thuận lợi cho việc tiếp tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm cách thức làm ăn giỏi trong và ngoài xã. Tham gia nhiều lớp tập huấn khuyến nông từ đó đưa ra quyết định sản xuất đúng đắn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
Độ tuổi cũng nói lên được kinh nghiệm thực tế trong quá trình sản xuất. Vì lúa là cây trồng được nhân dân ta ưa chuộng rất lâu đời và trồng từ bao đời nay, nên người dân ở đây có kinh nghiệm được truyền lại từ xa xưa. Độ tuổi bình quân chủ hộ của hai xóm là 52,78 tuổi trong đó Xóm 11 là 52,63 tuổi, Xóm 10 là 52,93 tuổi.
Có thể nói đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi cho việc trồng lúa, bên cạnh đó nó cũng có nhiều hạn chế.
Người cao tuổi thường bảo thủ, theo phong tục lạc hậu, không chịu đổi mới áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật và đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới năng suất lúa.
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.3.2.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra
Tình hình sử dụng đất đai của 60 hộ được thể hiện trong Bảng 8.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2011 của các hộ điều tra là 483.7 sào trong đó Xóm 11 là 250.7 sào, Xóm 10 là 233 sào, bình quân hai Xóm mỗi hộ gieo trồng 8.06 sào.
Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2011
Chỉ tiêu ĐVT Tổng BQC Xóm 11 Xóm 10 1. Tổng DT gieo trồng cây hàng năm Sào 483,7 250,7 233
DT trồng lúa Sào 276,2 145,6 130,6
2. BQ DT gieo trồng/hộ Sào/hộ 8,06 8,36 7,77
BQ DT trồng lúa/hộ Sào/hộ 4,60 4,85 4,35
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2011) Do người dân ở xã làm nông nghiệp là chủ yếu cho nên diện tích đất trồng đất trồng lúa cũng nhiều và diện tích đất trồng màu chiếm khá lớn. Nhưng diện tích trồng lúa chiếm gần một nữa và duy trì khá ổn định qua các năm, còn phần còn lại là chia cho các loại cây hàng năm khác như mía, ngô… Qua số liệu điều tra của các hộ ở hai xóm thì trong 60 hộ có 276,2 sào trồng lúa, Xóm 11 là 145,6 sào, Xóm 10 là 130,6 sào. Điều này có thể hiểu là đất trồng lúa ở đây là đa số.
Bình quân diện tích trồng lúa mỗi hộ của hai xã là 4,69 sào trong đó Xóm 11 là 4,85 sào, Xóm 10 là 4,35 sào. Như vậy diện tích lúa bình quân mỗi hộ Xóm 11 cao hơn diện tích lúa bình quân của mỗi hộ Xóm 10 trong khi đó nhân khẩu của mỗi hộ xóm 11 lại thấp hơn, còn đất lại là đất được cấp theo số lượng nhân khẩu từng hộ.
2.3.2.1.4. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra
Nước ta là một nước nông nghiệp, đa số người dân sống bằng nghề nông. Để sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao thì cũng đòi hỏi mức độ đầu tư về trang bị kỹ thuật của người nông dân. Qua điều tra tôi nhận thấy: Tư liệu sản xuất của người nông dân tương đối đơn giản, việc sử dụng các tư liệu sản xuất có giá trị lớn như máy cày, máy tuốt…trở nên quá hữu hạn. Để hiểu rõ hơn về tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ ta đi vào phân tích Bảng 9:
Qua Bảng 9 ta thấy: Bình quân mức độ đầu tư trang bị kỹ thuật của hai Xóm mỗi hộ là 27199,81 nghìn đồng/hộ trong đó xóm 11 là 26734,32 nghìn đồng, Xóm 10 là 27821,4 nghìn đồng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 9: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất tính BQ/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2011
Chỉ tiêu ĐVT
BQC Xóm 11 Xóm 10
SL
Giá trị (1000 đ)
SL
Giá trị (1000 đ)
SL
Giá trị (1000 đ) 1. Trâu bò cày kéo Con 1,2 20058 1,1 21034 1,3 19256,9
2. Máy cày, bừa Cái 0,08 1888 0,03 750 0,13 3022,5
3. Máy tuốt lúa Cái 0,1 1416,67 0,07 980 0,13 1866,67
4. Cày bừa Cái 1,95 718,34 1,97 749,60 1,93 687,14
5. Bình phun thuốc Cái 0,78 140,4 0,83 149,4 180 131,4
6. Xe cải tiến Cái 0,97 2786,24 1 2880 0,93 2663,79
7. Nông cụ khác Cái 2,7 192,16 2,8 191,32 2,6 193,00
Tổng giá trị 27199,81 26734.32 27821,4
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2011)
Vì các hộ nông dân ở cả hai xóm đều sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nên bình quân hai xóm có 1,2 con trâu bò cày kéo với giá trị 20058 nghìn đồng, con trâu ngoài cung cấp sức kéo thì nó còn cung cấp một lượng phân bón cho người nông dân phục vụ cho việc trồng lúa.
Sản xuất lúa của các hộ đa số làm thủ công truyền thống bằng cày, cuốc, bừa… để làm đất nên rất ít máy cày bừa, bình quân mỗi hộ của hai xóm có 0,08 máy cày bừa với trị giá 1888 nghìn đồng, trong đó xóm 11 bình quân mỗi hộ 0,03 máy với trị giá 750 nghìn đồng, xóm 10 thì bình quân mỗi hộ là 0,13 máy với trị giá 3022,5 nghìn đồng. Ngoài sử dụng máy cày bừa làm đất còn khâu thu hoạch người dân sử dụng máy tuốt lúa giảm được công lao động trong quá trình sản xuất. Bình quân mỗi hộ của hai xóm có 0,1 máy tuốt lúa với trị giá 1416,67 nghìn đồng, trong đó xóm 11 bình quân mỗi hộ là 0,07 máy trị giá 980 nghìn đồng, xóm 10 bình quân mỗi hộ là 0,13 máy trị giá 1866,67 nghìn đồng.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bình phun thì bình quân hai xóm mỗi hộ có 0,78 bình với giá trị 140,4 nghìn đồng.
Xe cải tiến là phương tiện chuyên chở của người dân ở đây. Người dân ở đây sử dụng loại xe này để thuận tiện cho việc vận chuyển và thu hoạch. Bình quân 2 xóm mỗi hộ có 0,97 xe cải tiến với giá trị 2786,24 nghìn đồng.
Cày bừa cũng là hai công cụ không thể không có của mỗi hộ nông dân, bình quân hai xóm mỗi hộ có 1,95 cái cày, bừa với trị giá 718,34 nghìn đồng.
Ngoài những công cụ trên còn có các công cụ rẻ tiền mau hỏng: cuốc, cào, vét…được sử dụng trong quá trình sản xuất với giá trị bình quân mỗi hộ là 192.16 nghìn đồng.
Như vậy, mức độ đầu tư về trang bị kỹ thuật của hai xóm vẫn còn thấp và hạn chế, vẫn còn sử dụng các công cụ truyền thống, thô sơ chưa thể đáp ứng toàn bộ quá trình sản xuất. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới là cần đầu tư thêm máy móc để tăng năng suất cây trồng, giảm sức lao động của con người, dùng thời gian đó vao các hoạt động khác nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.