Những vấn đề liên quan tới trang trại

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh ở trang trại “KHÂN BI” xã quảng vinh, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 27)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1.2 Những vấn đề liên quan tới trang trại

- Khái niệm trang trại và các căn cứ để xác định trang trại + Khái niệmtrang trại và KTTT

Trong những năm gần đây, KTTT nước ta có xu hướng phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng trang trại trên nhiều địa phương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các khái niệm và nội dung của trang trại, KTTTlà cần thiết để có được những nhận thức đúng đắn trong việc đánh giá đúng thực trạng phát triển của nó.

Trong từ điển tiếng Việt, trang trại được hiểu một cách khái quát là: “Trại lớn sản xuất nông nghiệp”. Trên thế giới đều dùng phổ biến từ farm (tiếng Anh) và ferme (tiếng Pháp) mà các từ điển Anh - Việt và Pháp - Việt của ta đều dịch là trang trại và

Đại học Kinh tế Huế

trong các văn kiện của Đảng đều dùng là thuật ngữ “trang trại”. Trong các tài liệu nghiên cứu về KTTT thường gắn với ngành sản xuất nông lâm ngư nghiệp gọi là

“nông trại”, “lâm trại”, “ngư trại” để phân biệt ngành sản xuất.

Khái niệm trang trại và KTTT là một khái niệm không còn mới mẻ với các nước kinh tế phát triển và đang phát triển. Song đối với nước ta thì vẩn còn là một vấn đề còn mới, do nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên việc nhận thức chưa đầy đủ về kinh tế trang trại là điềurất cần thiết.

Theo PGS Trần Đức: Trang trại là chủ lực của các tổ chức làm nông nghiệp ở các nước tư bản cũng như các nước đang phát triển. Nghị quyết Trung ương số 06/NQTW ngày 10/11/1998 đã xácđịnh: “Trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, sử dụng lao động tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả”. Theo GS .TS. Nguyễn Điền và các cộng sự của ông cho rằng “ Trang trại gia đình là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường từ khi phương thức sản xuất phong kiến, khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai ở một số nước Châu Âu”. Ban kinh tế Trung ương cho rằng "Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông- lâm-ngư nghiệp phổ biến được hình thành trên có sở phát triển kinh tế hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hóa rõ rệt".

Tác giảNguyễn Thế Nhã cho rằng "Trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thủy sản có mục đích chính là sản xuất hàng hóa, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất với các yếu tố sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường. Từ cácnhận định trên đây ta có thể rút ra khái niệm “ Trang trại là tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm ngư nghiệp có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá; tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập; sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn; với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao; hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”.

Đại học Kinh tế Huế

+ Các căn cứ để xác định trang trại

Chính phủ đã có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về KTTT. Thi hành Nghị quyết của Chính phủ, Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục Thống kê quy định hướng dẫn tiêu chí về kinh tế trang trại như sau:

a) Giá trị sản lượng hàng hóa và giá trị bình quân một năm đạt từ 40 triệu đồng trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và ven biền miền Trung, từ 50 triệu đồng trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây nguyên.

b) Có qui mô sản xuất tương đối lớn so với mức trung bình của kinh tế hộ tại địa phương, tương ứng với từng ngành sản xuất cụ thể như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

- Đối với các trang trại trồng cây hàng năm là chủ yếu thì ở miền Bắc và miền Trung phải có diện tích từ 2 ha canh tác trở lên, còn ở các tỉnh Nam Bộ phải có diện tích từ 3 ha trở lên.

-Đối với trang trại trồng các loại cây lâu năm và cây ăn quả, thìở các tỉnh miền Bắc và miền Trung phải có diện tích từ 3 ha trở lên, ở các tỉnh Nam Bộ phải có diện tích từ 5 ha trở lên.

-Đối với trang trại chăn nuôi như trâu bò phải có từ 50 con trở lên, lợn 100 con trở lên (không kể lợn sữa dưới 2 tháng, gia cầm có từ 2.000 con trở lên (không tính số con dưới 7 ngày tuổi)

-Đối với trang trại lâm nghiệp phải có 10 ha đất rừng trở lên.

-Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản phải có từ 2 ha diện tích mặt nước trở lên.

c) Có sử dụng lao động làm thuê thường từ 2 lao động/năm. Nếu lao độngthời vụ thì quy mô quiđổi thành lao động thường xuyên

d) Chủ trang trại phải là người có kiến thức, kinh nghiệm về nông, lâm, ngư nghiệp và trực tiếp điều hành sản xuất tại trang trại.

e) Lấy sản xuất hàng hóa làm hướng chính và có thu nhập vượt trội so với trung bình của kinh tế hộ tại địa phương.

Đại học Kinh tế Huế

-Vai trò của KTTT

Trang trại là tế bào kinh tế quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện sự phân công lao động xã hội. Vai trò của KTTTtrong nền kinh tế thị trường được thể hịên:

+ KTTT là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức chủ yếu, nó cho phép huy động khai thác đất đai, sức lao động và nguồn lực khác nhau một cách đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

+ KTTT với kết quả và hiệu quả sản xuất cao góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng manh mún, tạovùng công nghiệp hoá cao, đẩy nhanh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.

+ KTTT góp phần thúc đẩy công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn phát triển khi tạo ra nhiều nông sản, nhất là các nông sản làm nguyên liệu cho công nghiệp.

+Trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ nên khả năng áp dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường phân công lao động xã hội.

+ Về mặt xã hội, phát triển KTTT làm tăng hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, là tấm gương cho các hộ nông dân về cáchthức tổ chức kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả… Tất cả những điều đó góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn.

+ Một khi liên kết được các trang trại theo ngành, theo vùng thì sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành hệthốngthị trường tiêu thụ nông sản hàng hoáở nông thôn.

- Các điều kiện để hình thành và phát triển KTTT Để trang trại ra đời và phát triển cần có các điều kiện sau:

*Các điều kiện về môi trườngpháp lý:

+Có môi trường pháp lý thuận lợi

+ Có sự tác động tích cực và phù hợp của nhà nước.

Đại học Kinh tế Huế

+ Có quỹ ruộng đát cần thiết và chính sách để tập trung ruộng đất + Có sự hổ trợ của công nghiệpchế biến

+ Có sự phát triển của kết cấu hạ tầng

+ Sự hình thành vùng sản xuất chuyên môn hoá + Sự phát triển của các hình thứ liên kết

* Điều kiện của trang trại và chủ trang trại + Có ý chí làm giàu

+ Có sự tích luỹ nhất định về kinh nghiệm, tri thức vànăng lực tổ chức + Sự tập trung nhất định về đất và vốn

- Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh trang trại a) Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại

Tổng doanh thu (TR) TR =Qi x Pi

Trong đó: TR doanh thu;

Qi: khối lượng sản phẩm i bán ra;

Pi: giá bán sản phẩm i

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động SXKD của trang trại, doanh thu càng lớn thì lợi nhuận của trang trại càng cao và ngược lại.

Tổng chi phí (TC)

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của trang trại.

Lợi nhuận (LN)

Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu- Tổng chi phí LN = TR - TC

Là sự chênh lệch giữa Tổng doanh thu và Tổng chi phí, phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD.

b.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại +Chỉ tiêu doanh thu/ chi phí (TR/TC)

Đại học Kinh tế Huế

Chỉ tiêu này cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu

+ Chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí (LN/TC)

Chỉ tiêu cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì thuđược bao nhiêu đồng lợi nhuận.

+ Tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu (LN/TC)

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thu được sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

+Chỉ tiêu lợi nhuận/ vốn(LN/V)

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn bỏ ra sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh ở trang trại “KHÂN BI” xã quảng vinh, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)