ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh ở trang trại “KHÂN BI” xã quảng vinh, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 82)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, phát triển kinh tế trang trại là bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng “ hiện đại hoá nông nghiệp, văn minh hoá nông thôn, tri thức hoá nông dân”, phù hợp với quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần trong nền kinh tế thị trường, là sản phẩm tất yếu của đường lối mới của Đảng và Nhà nước trong nông nghiệp. Do đó làm thế nào đểnâng cao hiệu quảsản xuất của từng trang trại màở đây là trang trại “ KHÂN BI” là điều rất quan trọng. Đểmọi người đều thấy mô hình kinh tếtrang trại là mô hình tốt có hiệu quảnhằm nhân rộng mô hình này cải thiện đời sống của nhân dân.

Nghị quyết 03/2000 ngày 02/02/2000 của Chính Phủ đã nhấn mạnh: “ cần giải quyết một số vấn đề về quan điểm, về chính sách nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ kinh tế trang trại trong thời gian tới”. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huếlần thứ 12 đã xác định: Tập trung đầu tư để hình thành vùng kinh tếtổng hợp theo hướng nông-lâm –ngư nghiệp gắn với sự phát triển KTTT, du lịch và dịch vụ, định canh định cư, phân bố lại lao động xây dựng lại địa bàn chiến lược về kinh tế, quốc phong, an ninh, bảo vệ môi trưòng sinh thái, khuyến khích các thành phần kinh tếxâ dựng và phát triển KTTT”.

3.2 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả SXKD của trang trại “KHÂN BI”

Điều kiện để nâng cao hiệu quả SXKD của trang trại “KHÂN BI” gồm có hai nhóm điều kiện: các nhân tốvĩ mô và các nhân tốvi mô. Chính vì vậy, giải pháp đểnâng cao hiệu quảSXKD của trang trại phải được tác động từhai phía: từbên ngoài và từbên trong.

Căn cứvào kết quả phân tích đánh giá hiệu quảSXKD của trang trại KHÂN BI tại xã Quảng Vinh huyện Quảng điền đã thực hiện ở chương 2 và định hướng quan điểm phát triển kinh tế trang trại nêu trên, chúng tôi đềxuất một sốgiải pháp sau đây nhằm góp phần phát triển hiệu quảhoạt động SXKD của trang trại trong thời gian tới.

Đại học Kinh tế Huế

3.2.1 Giải pháp về đất đai

Đất đai là yếu tố cực kỳ quan trọng trong sựphát triển của trang trại. Sự hình thành và phát triển của trang trại trước hết phải có một quy mô đất đai nhất định.

Chính sách đất đai phù hợp là khâu đột phá đểtạo tiềnđề bền vững và có hiệu qủa của kinh tếtrang trại.

Riêng đối với trang trại “KHÂN BI” thì hiện nay với quy mô đất là 2 ha là tương đối rộng đối với một trang trại chăn nuôi gia cầm. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển mở rộng quy mô của trang trại. Nhưng để chủ trang trại yên tâm đầu tư huy động vốn để khai thác các nguồn lực hiện có thì trước hết Tỉnh - Huyện cần chú trọng và khẩn trương thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủtrang trại. Chính sách đất đai trước hết phải khuyến khích khai thác có hiệu quả, đồng thời phải tính đến yếu tố xã hội môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

3.2.2 Giải pháp về vốn

Ngoài đất đai thì vốn cũng là một nguồn lực quan trọng để các chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mởrộng quy mô sản xuất. Hiện nay, sốvốn của trang trại là 3 tỷ nhưng chủ yếu là vốn tự có còn vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân là thủtục vay vốn còn phức tạp, chưa ưu tiên cho các mô hình kinh tếtrang trại. Vì vậyđể giải quyết vấn đềvốn cho trang trại “ KHÂN BI” cũngnhư các trang trại khác trong địa bàn huyện cần tập trung vào các đặc điểm sau:

Một là: Cần có sự hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho việc phát triển kinh tế trang trại. Vốn ngân sách hỗtrợ trang trại tập trung vào xây dựng các công trình hạtầng như thuỷlợi giao thông, điện….. Các công trình này được đầu tư chủyếu, từng trường hợp có thểáp dụng phương châm “ nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Hai là: Nhà nước cần thực hiện các cơ chế cho các trang trại vay theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thời hạn cho vay phù hợp với đặc điểm sản xuất của trang trại. Khi cho trang trại vay thì nên cho vay với lãi suất ưu đãi, không cần thiết phải thếchấp khi cho vay và giảm các thủtục cần thiết đến mức đơn giản nhất.

Ba là: Ngoài vốn nhà nước thì chủtrang trại cũng nên huy động vốn trong dân cư để tái đầu tư sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần tạo điều kiện thuận lợi cho chủ trang

Đại học Kinh tế Huế

trại vay vốn thì nhà nước nên công nhận trang trại là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đểchủtrang trại huy động vốn công khai, bìnhđẳng, hợp pháp và có thểthếchấp ởngân hàng.

Bốn là: Khuyến khích các hộcó vốn ở thành thị và các địa phương khác đầu tư làm kinh tế trang trại ở những vùng hoang hoá, những vùng cần nhiều vốn để khai phá.

3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực

Nguồn lao động của trang trại gồm 2 mặt: số lượng và chất lượng của các lao động thường xuyên và các lao động mùa vụ.

Đối với các lao động thường xuyên:

Hiện nay số lượng các công nhân làm thuê cho trang trại là 5, đa sốlà nữ và đều trên độ tuổi 45. Nhìn chung là lao động già, và có nhiều kinh nghiệm nhưng có ít sức khoẻ. Trong thời gian tới trang trại nên tuyển thêm 1 đến 2 lao động trẻvà có sức khoẻ có thể là nam để có thểcần khi những công nhân trong trại không còn làm nữa, tránh hiện tượng thiếu hụt nguồn nhân công.

Hơn nữa trang trại hiện nay đang mở rộng quy mô, một mình bà Trần Thị Tỵ không thểquản lý tất cảcác công việcởtrại. Nên trong thời gian tới nên tìm thêm một người quản lý có thể ghi chép sổ sách, tính toán lãi lổ và quan trọng là quản lý các công việc khi không có chủtrang trại.

Đối với lao động làm thuê: Nên chủ động tìm những người đã quen việc thường làm cho trang trại trong mùa vụ trước.

3.2.4 Giải pháp về thị trường:

Thực tiễn đã chứng minh rằng thị trường và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước có tính chất quyết định đối với sự thay đổi nội dungcó tính chiến lược về sản phẩm. Trong thời gian tới chủ trang trại cần có biện pháp mở rộng thị trường hơn nữa, nắm bắt các thông tin thị trường, thị hiếu, giá cả, các đối thủ cạnh tranh và các kênh tiêu thụ trong tương lai.

Cần liên kết hợp tác giữa các trang trại với nhằm giảm chi phí các yếu tố đầu vào và tăng giá bán sản phẩm tránh hiện tượng bị các tiêu thương ép giá.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất kinh doanh ở trang trại “KHÂN BI” xã quảng vinh, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)