PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 2: Thực trạng sản xuất kinh doanh ở trang trại “KHÂN BI”
2.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại “KHÂN BI”
2.2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại “ KHÂN BI”
2.2.1.2 Tình hình thực hiện chi phí của trang trại “KHÂN BI”
Chi phí sản xuất kinh doanh của trang trại là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà trang trại phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời gian nhất định.
Chi phí sản xuất là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại. Mổi trang trại đều đặt ra mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận, muốn đạt được mục tiêu đó thì trang trại cần tối đa hoá doanh thu và tối thiểu hoá chi phí. Để xem xét tình hình chi phí của trang trại, ta tiến hành phân tích bảng12.
Bảng 12: Tình hình thực hiện chi phí sản xuất của trang trại “KHÂN BI” qua 3 năm (2009-2011) Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2011/2009
Giá trị
(trđ) % Giá trị
(trđ) % Giá trị
(trđ) % +/- %
Tổng chi phí 4.197,30 100 5.527,27 100 7.978,52 100 3.781,22 190,08
1. Gà đẻtrứng 3.120,20 74,35 4.162,70 75,31 6.122,33 76,74 3.002,13 196,21
- Giống 750 17,87 1.170 21,16 1.700 21,31 950 226,66
-Thức ăn 2.074 49,41 2.592,5 46,91 3.897,53 48,86 1.823,53 187,92
-Lao động 43,20 1,04 48 0,87 55 0,69 11,80 127,31
-Điện, nước 20 0,48 23,50 0,42 27,90 0,35 7,90 139,50
- Khấu hao 180 4,29 250 4,53 320,80 4,02 140,80 178,22
- Lãi 18 0,43 33,90 0,61 58,80 0,74 40,80 326,66
- Khác 35 0,83 44,80 0,81 62,30 0,77 27,30 178
2.Gà thịt 990,70 23,60 1.251,60 22,64 1.704,95 21,37 714,25 172,09
- Giống 200 4,77 250 4,52 323,50 4,05 123,50 161,75
-Thức ăn 720 17,15 900 16,29 1.248,80 15,6 528,80 173,44
Đại học Kinh tế Huế
-Lao động 25,20 0,60 30 0,54 42,50 0,53 17,30 168,65
-Điện, nước 5 0,12 8 0,14 10 0,13 5 200
- Khấu hao 20 0,47 26,80 0,48 32,75 0,41 12,75 163,75
- Lãi 3 0,07 8,90 0,16 11,70 0,14 8,70 390
- Khác 17,5 0,42 27,90 0,511 35,70 0,51 18,20 204
3. Cá rô phi 40 0,94 53,39 0,97 71,89 0,90 31,89 179,73
- Giống 14,50 0,34 18,12 0,34 21,75 0,27 7,25 150
- Thức ăn 5,80 0,13 8,57 0,15 10,28 0,13 4,48 177,30
-Lao động 6,70 0,16 8,90 0,16 15 0,19 8,30 223,88
-Điện, nước 1,60 0,04 2,70 0,05 3,56 0,04 1,96 222,50
- Khấu hao 7,50 0,17 8,90 0,16 9 0,11 1,50 120
- Lãi 1,60 0,04 2,60 0,04 5,80 0,08 4,20 362,50
-Khác 2,30 0,06 3,60 0,07 6,50 0,08 4,20 282,60
4. Cá trê lai 46,40 1,11 59,57 1,08 79,35 0,99 32,95 171
- Giống 18,90 0,46 23,62 0,43 28,36 0,36 9,46 150,06
- Thức ăn 7,80 0,18 9,75 0,18 12,89 0,16 5,09 165,25
-Lao động 6,70 0,16 8,90 0,16 15 0,19 8,30 223,88
-Điện, nước 1,60 0,04 2,20 0,04 2,70 0.03 1,10 168,75
- Khấu hao 7,50 0,18 8,90 0,16 9,70 0,12 2,20 129,33
- Lãi 1,60 0,04 2,60 0,05 3,20 0,04 1,60 200
-Khác 2,30 0,05 3,60 0,06 7,50 0,09 5,20 326,10
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Đại học Kinh tế Huế
Nhìn vào bảng ta có thể thấy tổng chi phí qua mỗi năm đều có sự tăng lên đáng kể cụ thể năm 2001 tổng chi phí là 7.978,526 trđ trong khi đó tổng chi phí năm 2009 chỉ mới là 4.197,300 trđ tăng 3.781,226trđ. Chi phí tăng một phần là do trang trại mở rộng quy mô thêm vào đó là giá các chi phí đầu vào tăng đột ngột. Để biết được cụ thể ta phân tích các nhân tố làm tăng chi phí.
-Đối với gà đẻ trứng
Nhìn vào bảng ta có thể thấy chi phí cho gà đẻ trứng là nhiều nhất chiếm 76,74% tổng chi phí vào năm 2011. Chi phí cho gà đẻ trứng tăng đều qua các năm vào năm 2009 là 3120,2 trđ đến năm 2010 là 4162,7 trđ nhưng đến năm 2011 có sự tăng vọt lên 6122,33 trđ. Nguyên nhân làm chi phí của gà đẻ trứng tăng lên như vậy là chủ trang trại mở rộng quy mô đầu vào số lượng con giống tăng từ 8000 con năm 2009 lên 17000 con năm 2011. Một nguyên nhân nữa khiến chi phí tăng cao như vậy là do giá con giốngvà giá thức ăn tăng mạnh.
- Chi phí thức ăn là chi phí đóng tỷ trọng lớn nhất trong chi phí của gà đẻ trứng.
Qua 3 năm giáthức ăn thường xuyên biến động và tăng rất cao làm chi phí thức ăn của gà đẻ trứng năm 2011 tăng 187.92% (tương ứng với 1.823,53 trđ). Chi phí thức ăn trong năm thường xuyên biến động tuỳ từng thời kỳ vào năm 2011 giá một bao thức ăn hỗn hợp của gà đẻ trứng là 250.000 đồng
- Chi phí con giống củng là một chi phí lớn trong tổng chi phí gà đẻ trứng. Qua 3 năm chi phí này thường xuyên biến động và tăng đều qua các năm.Chính vì vậy mà khi chủ trang trại mở rộng quy mô thì chi phí giống tăng rất cao cụ thể năm 2011 so với năm 2009 tăng 266,66% tương ứng với 950 trđ.
Đờisống ngày càng được nâng cao số sản phẩm bán ra được tiêu thụ hết trang trại mở rộng quy mô, số lượng công việc nhiều hơn nên sang năm 2011 thuê thêm 1 công nhân chi phí trả lương cho công nhân củng tăng đều qua các năm nhằm động viên cổ vũ tinh thần làm việc cho các công nhân, Vì thế chi phí cho lao động củng tăng từ43,2 triệu năm 2009 lên 55 trđ năm 2011.
- Chi phí điện, nước: Giá điện, nước củng tăng nên chi phí điện nước củng tăng tuy nhiên tăng không đáng kể và chiếm tỷ trọng ít trong chi phí.
Đại học Kinh tế Huế
- Chi phí lãi: Chi phí này tăng do trang trại vay thêm vốn ngân hàng, hơn nữa lãi suất ngân hàng qua các năm củng tăng. Vì vậy mà chi phí lãi tăng cao năm 2011 tăng 326,6% so với năm 2009 (tương ứng với 40,8 triệu).
- Khấu hao củng tăng dần qua các năm vì chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng những năm sau này việc sản xuất kinh doanh của trang trại bắt đầu có hiệu quả nên chủ trang trại tăng dần mức khấu hao qua các năm. Cụ thể năm 2009 mức khấu hao là 180 triệu, năm 2010 là 250 triệu, năm 2011 là 320,8 triệu.
- Chi phí khácở đây bao gồm chi phí về dịch bệnh, xăng xe ô tô đi nhập trứng, tiền đóng góp cho địa phương…….
- Về chi phí dịch bệnh: Chủ trang trại từng học qua trung cấp thú y nên có hiểu biết về vấn đề này.Vì vậy việc tiêm thuốc do trang trại tự tiến hành. Thuốc tự mua. Có 7 loại văc xin phải làm như dịchtả, Gumboro, đậu, cúm, Viêm phế quản truyền nhiễm, hội chứng giảm đẻ, coriza, trung bình 2-6 tháng làm 1 lần tùy loại. Việc tiêm thuốc phòng dịch được tiến hành rất nghiêm túc nên vấn đề dịch bệnh được hạn chế đến mức thấp nhất có thể. Đây chính là điều làm cho khách hàng rất an tâm khi sử dụng trứng của trang trại.
Đối với gà thịt:
Nhìn vào bảng thực hiện chi phí ta có thể thấy chi phí gà thịt củng chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng chi phí chỉ sau chi phí của gà đẻ trứng. Nhưng nhìn vào bảng ta có thể thấy mặc dù các năm phí đều tăng nhưng tăng không nhiều nên so với tổng chi phí thì tỷ lệ phần trăm qua các năm giảm nhẹ năm 2009 là 23,6% nhưng năm 2011 là 21,37%.Theo như điều tra phỏng vấn thì nguyên nhân chính là do chủ trang trại muốn đầu tư vào gà đẻ trứng là chủ yếu vì nó mang lại doanh thu lớn. Thêm vào đó nếu đầu tư vào cả 2 thì một mình bà Trần Thị Tỵ không thể quản lý hết tất cả công việc vì vậy bà quyết định chỉ tăng mạnh vào gà đẻ trứng hơn là gà thịt. Để tìm hiểu cụ thể hơn tatiến hành phân tích cụ thể các nhân tố tác động
- Chi phí giống: Qua bảng thực hiện chi phí sản xuất ta có thể thấy chi phí giống tăng đều qua các năm, năm 2011 tăng 61,75%(tương ứng với 123,5 trđ) so với năm 2009. Sở dĩ chi phí giống tăng lên là vì 2 lý do, thứ nhất là do số lượng đàn gà thịt tăng, năm 2009 đàn gà thịt có 20000 con, năm 2010 là 22000 con và năm 2011 là
Đại học Kinh tế Huế
25000 con mổi năm tăng từ 2000 con đến 3000 con. Nguyên nhân thứ 2 làm chi phí giống tăng nữa là do giá con giống lúc mua vào tăng giao động từ 10 đến 13 nghìn đồng tuỳ thời điểm. Vì 2 lý do trên mà nhìn chung chi phí giống qua các năm đều biến động tăng.
- Chi phí thức ăn: Qua 3 năm giá thức ăn thường xuyên biến động và tăng mạnh làm chi phí thức ăn củng biến động theo, năm 2011 tăng 73,44% tương ứngvới 528,8 triệu đồng so với năm 2009. Chi phí thức ăn lại là chi phí lớn nhất trong chi phí nuôi gà thịt nên khi chi phí thức ăn tăng có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chi phí của gà thịt. Thức ăn của gà thịt củng giống như đối với gà đẻ là thức ăn hỗn hợp dạng viên con cò.
- Chi phí lao động: Qua 3 năm lương cho công nhân tăng nên dẫn đến chi phí lao động củng tăng . Nhìn vào bảng ta có thể thấy, năm 2009 chi phí lao động là 25,2 triệu đồng năm 2010 là 30,2 triệu đồng và năm 2011 là42,5 triệu đồng.
- Chi phí điện, nước : Vì diện tích chuồng gà đẻ nhỏ thêm vào đó lại ít thắp điện nên chi phí điện nuớc củng ít hơn so với chuồng gà đẻ. Nhưng do gần đây giá điện tăng đăc biệt là đầu năm 2010 giá điện tăng mạnh làm chi phí điện củng tăng.
- Chi phí khấu hao: Đây là thờigian trang trại bắt đầu kinh doanh có hiệu quả nên chủ trang trại tiến hành tăng khấu hao nhằm thu lại vốn, Vì vậy chi phí khấu hao tăng năm 2001 tăng63,75%(tương ứng với tăng 12,75 trđ) so với năm 2009.
- Chi phí lãi: Như trên đã phân tích, trang trại mở rộng quy mô tăng số vốn vay ngân hàng, thêm vào đó những năm trở lại đây chi phí lãi ngân hàng củng tăng nên chi phí lãi của trang trại củng tăng.
- Chi phí khác ở đây bao gồm chi phí đi mua gà giống ở Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Nam, Đồng Nai do chủ trang trại đi mua. Mổi chuyến đi mất khoảng 2 đến 3 ngày tiền ăn ở chi phí đi lại…Ngoài ra còn có chi phí dịch bệnh, củng như gà đẻ việc phòng dịch do chính trang trại tự tiến hành. Do giá cả ngày càng tăng quy mô đàn gà củng được mở rộng nên chi phí tăng dần qua các năm cụ thể năm 2011 tăng 104%
(tương ứng với 18,2 trđ) so với năm 2009.
Đối với cá rô phi, trê lai: Nhìn chung chi phí cá rô phi và cá trê lai chiếm tỷ trọng thấp so với chi phí gà đẻ trứng và gà thịt. Cụ thể chi phí cá rô phi là 71,894 triệu
Đại học Kinh tế Huế
đồng chiếm 0,90% vào năm 2011, chi phí cá trê lai năm 2011 là 79,352 triệu đồng chiếm 0,99% trong tổng chi phí.
Nhìn chung chi phí đầu tư cho cá rô phi và cá trê lai thấp thêm vào đó lại tận dụng nguồn thức ăn từ phân gà nên chi phí ít.
Tóm lại qua phân tích ta thấy chi phí gà đẻ trứng là lớn nhất, và ảnh hưởng mạnh đến tổng chi phí của trang trại. Trong đó chi phí gà đẻ trứng và gà thịt đều tăng mạnh nguyên nhân là do giá thức ăn và giá con giống tăng cao. Làm thế nào để giảm chi phí ? Trong thời gian tới trang trại cần có biện pháp cụ thể nhằm tăng lợi nhuận.