Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT sử dụng vốn NSNN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyên nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 34)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CSHT GTNT SỬ DỤNG VỐN NSNN

1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT sử dụng vốn NSNN

1.4.1. Chung của cả nước 1.4.1.1. Tình hình chung

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính phủ nền sản xuất nông nghiệp, đời sống người nông dân cũng như cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã cơ bản thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, đứng trước công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn nhiều thách thức được đặt ra. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn

Theo số liệu thống kê, đến 01/7/2012 cả nước đã có 8940 xã, chiếm 98,6%

tổng số xã cả nước đã có đường ô tô đến trung tâm xã (tăng 2,3% so với năm 2006), trong đó đi lại được 4 mùa là 8803 xã, chiếm 97,1% ( tăng 3,5% so với năm 2006); trong đó xã có đường ô tô đến trung tâm xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa là 7917 xã chiếm 87,3% (tăng 17,2% so với năm 2006). Một điều đáng chú ý là không chỉ đường đến trung tâm huyện, xã được chú trọng mà đường đến các thôn, bản miền núi cũng được các cấp chính quyền hết sức quan tâm đầu tư với số liệu rất ấn tượng đó là có tới 89,5% số thôn, bản có đường ô tô đến được. Điều đó góp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

phần thay đổi cuộc sống của người dân nơi vùng cao vốn chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng cũng như văn hóa xã hội. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, các ngồn vốn đầu tư cho giao thông nông thôn trong 10 năm qua ước tính khoảng 170.000-180.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn được huy động; vốn huy động từ cộng đồng, doanh nghiệp chiếm khoảng 10-15% tổng nguồn vốn, kể cả việc huy động từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư; ngoài ra các địa phương còn huy động từ các nguồn khác như thu phí sử dụng đất, thu sổ số kiến thiết

1.4.1.2. Một số địa phương điển hình

*Phát triển giao thông nông thôn - Bắc Ninh đi trước một bước

Bắc Ninh là một trong số những tỉnh có phong trào làm đường GTNTsớm nhất của cả nước, cho đến nay trong khi nhiều tỉnh vẫn đang huy động để làm đường xóm thì tại Bắc Ninh đã làm xong đường xóm và đang làm đường liên xã, đường nội đồng.

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, hạ tầng giao thông nông thôn trong tỉnh tiếp tục được phát triển và có những thành công mới. Kết quả sau 5 năm, đã có 100% các tuyến đường đến UBND các xã được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng; 80% các tuyến đường liên thôn được đầu tư xây dựng kiên cố hoá theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn từ loại A trở lên bảo đảm giao thông thông suốt từ huyện đến các xã, phường, thôn, xóm. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng giai đoạn 2008- 2013 là gần 1.216 tỷ đồng. Trong đó gồm: 1.170 tỷ đồng là các dự án thuộc nguồn vốn trong nước (NSNN, nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác..) và gần 46 tỷ đồng các dự án thuộc nguồn vốn nước ngoài (WB3).

Hạ tầng GTNT được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo việc đi lại của nhân dân thuận tiện, tạo điều kiện để nhân dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, rút ngắn dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Đây là nền tảng quan trọng để Bắc Ninh tiếp tục thực hiện mục tiêu về xây dựng đường liên xã, đường nội đồng tiến tới hoàn thiện mạng lưới GTNT một cách đồng bộ, hiện đại, sớm thực hiện thành công mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh

*Phong trào làm giao thông nông thôn ở Lâm Thao ( Phú Thọ)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Là huyện đồng bằng duy nhất của Phú Thọ, Lâm Thao có hệ thống giao thông đường bộ phân bổ tương đối đồng đều ở các xã, thị trấn.Toàn huyện có 683 km đường giao thông các loại, trong đó có 452 km đường giao thông nông thôn và 231 km giao thông nội đồng.

Trước năm 2009, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn huyện đã đổ bê tông xi măng được 114,02 km và có 10,3 km đường nhựa, không kể các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ. Hầu hết các xã, thị trấn đều xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển giao thông nông thôn và hàng năm tiến hành đầu tư theo khả năng nguồn vốn của địa phương và sự hỗ trợ của cấp trên. Với điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương trong huyện đã bám sát phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp kinh phí. Do đó việc duy tu, nâng cấp và làm mới các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã chủ yếu được thực hiện theo phương thức:Nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân đóng góp vật tư và nhân côngTrong 3 năm qua, huyện đã huy động kinh phí từ mọi nguồn 61,142 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu nâng cấp các tuyến đường bằng bê tông, đá răm nhựa. Trong đó đã nâng cấp 74,87km đường bê tông và đường nhựa; làm mới 19,12km đường đất, đường nhựa và đường bê tông xi măng; duy tu sửa chưa 106 km; làm mới 5 cầu các loại với khối lượng đất đào đắp đạt 604.400 m3. Một số đơn vị có số lượng đường giao thông được cứng hóa đạt cao như thị trấn Lâm Thao 24,58km; Thạch Sơn 23,33 km; Sơn Vi 21,47km…

1.4.2. Tỉnh Thanh Hóa 1.4.2.1. Tình hình chung

Thanh Hóa là một tỉnh nông nghiệp với khoảng 73% dân số sống ở nông thôn,65% lực lượng lao động xã hộ đang làm việc và sinh sống nhờ vào các hoạt động nông – lâm- ngư nghiệp. Nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được nền nông nghiệp hiện đại, đa dạng, bền vững, có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao; có kết cấu hạ tầng hoàn thiện; trong đó hệ thống hạ tầng GTNT là một bộ phận không thể thiếu, vừa là điều kiện mang tính tiền đề, vừa mang tính chiến lược lâu dài,

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm xây dựng, phát triển nông thôn,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

cải thiện, nâng cao mức sống của nông dân, nhất là vùng sâu vùng xa, miền núi khó khăn, trong đó tập trung xây dựng, cứng hóa mặt đường GTNT. Trong 7 năm (2004- 2010), nguồn kinh phí huy động cho đường GTNT là 1.371 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 666 tỷ đồng, làm mới được 465 km đường, nâng cấp mở rộng 2.438 km, cứng hóa mặt đường 2.906 km, 61.342 m cống, 208 cây cầu. Kết quả trên đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống đường GTNT của tỉnh cũng còn nhiều bất cập, chưa được quy định thống nhất, quy mô, tiêu chuẩn kĩ thuật thấp, thiếu hệ thống quản lý, duy tu, bảo trì. Do vậy, hiệu quả đầu tư, chất lượng khai thác còn nhiều hạn chế.

1.4.2.2. Một số địa phương điển hình trong tỉnh Thanh Hóa

*Huyện Thiệu Hóa nỗ lực đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 30/12/2008 của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã xây dựng Đề án “Phát triển giao thông đường bộ huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2009 - 2015”. Nhờ đó, trong những năm qua, hệ thống giao thông (nhất là đường giao thông nông thôn) trên địa bàn đã được huyện huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Đến nay, huyện đã quy hoạch xong mạng lưới giao thông trên địa bàn các xã, thị trấn rà soát, bổ sung quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế và theo tiêu chí XDNTM. Căn cứ vào quy hoạch, các xã tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch đầu tư cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư.

Từ năm 2009 đến hết năm 2012, trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã huy động hơn 120 tỷ đồng xây dựng đường giao thông nông thôn và hệ thống cầu, cống, trong đó nhân dân đóng góp 34,5 tỷ đồng. Đã kiên cố được 206,6 km/tổng 274,89 km đường xã, đường liên thôn; 454,8km/tổng 536,89 đường thôn, xóm; xây dựng cải tạo, sửa chữa 20 cầu, 772 cống các loại. Sau đầu tư xây dựng, huyện chỉ đạo các xã xây dựng và ban hành quy định quản lý lòng, lề đường, hành lang an toàn giao thông, tăng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

cường công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện. Công an huyện tăng cường công tác quản lý hoạt động và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xe quá tải trên địa bàn

* Phong trào giao thông nông thôn (GTNT) ở xã Quảng Thịnh, huyện Quảng Xương.

Ngay sau khi được chọn là xã thí điểm xây dựng NTM giai đoạn 1 (2010-2015), Đảng ủy, UBND xã đã lập đề án xây dựng NTM, rà soát, đánh giá hiện trạng và xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện cụ thể cho từng năm. Xã đề ra kế hoạch trong 2 năm đầu tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và hệ thống giao thông nông thôn theo tiêu chí NTM. Xã thành lập tổ công tác, cử cán bộ trực tiếp xuống từng thôn, đội để nắm tình hình; kịp thời giải đáp các thắc mắc của nhân dân, đồng thời thống nhất với các thôn về việc xây dựng phương án DĐĐT.

Triển khai việc xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, xã đề ra phương thức huy động vốn theo tỷ lệ nhân dân đóng góp 30% tổng kinh phí xây dựng, bằng nhiều hình thức như đóng góp bằng tiền theo nhân khẩu, tự nguyện hiến đất hoặc ngày công, còn lại 70% từ kinh phí hỗ trợ của Nhà nước và ngân sách xã. Nhân dân trong xã đã đóng góp 139.229m2 đất, đào đắp được 38,8km đường giao thông nội đồng, mặt đường rộng từ 4-7m, hệ thống thủy lợi nội đồng được hoàn thiện. Cùng với DĐĐT, xã đã thành lập Ban phát triển thôn ở cả 11 thôn, tiến hành xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn. Để giải quyết khó khăn về kinh phí, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã huy động mọi nguồn lực của địa phương kết hợp với kinh phí từ ngân sách của Nhà nước.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, các hộ đều nhất trí đóng góp 100 nghìn đồng/khẩu và ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyên nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)