PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN NSNN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CSHT GIAO THÔNG NÔNG THÔN
2.3. Thực trạng đầu tư phát triển CSHT GTNT sử dụng vốn NSNN giai đoạn
2.3.2. Hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT
2.3.2.3. Hạn chế và nguyên nhân
Trong thời gian qua, việc huy động và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển CSHT giao thông ở nông thôn tuy đạt được một số kết quả khả thi, nhưng vẫn còn nhiều mặt khó khăn và hạn chế:
Công tác quy hoạch giữa các vùng, các ngành còn chồng chéo, chậm triển khai.
Các quy hoạch chưa đồng bộ, thiếu tính dự báo và ổn định đã dẫn đến việc khai thác, sử dụng, quản lý xây dựng, giới thiệu địa điểm đầu tư còn bị động. Chất lượng một số dự án quy hoạch còn hạn chế, đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn thiếu và yếu.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tài nguyên thiếu chặt chẽ, xảy ra tình trạng lãng phí, vi phạm Luật Đất đai trong việc giao và cho thuê đất.
Việc sử dụng vốn kém hiệu quả thể hiện ở nhiều mặt, trước hết là dự án đầu tư thường duyệt thấp hơn nhưng quá trình xây dựng thường tăng lên cao làm cho công tác kế hoạch không chủ động được tình trạng thất thoát vốn trong quá trình quản lý đầu tư, trong bố trí kế hoạch thường vốn ít nhưng rất phân tán làm cho công trình đầu tư dây dưa kéo dài, thời gian xây dựng càng dài càng thất thoát lớn.
Địa bàn nông thôn rộng lớn, trong khi sản xuất hàng hoá phát triển không đều.
Do vậy, việc huy động vốn cho giao thông bước đầu chỉ đáp ứng được về mặt xã hội mà hiệu quả kinh tế còn chưa thật cao. Thực chất cũng vì vốn đầu tư cho GTNT hiệu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Nhiều công trình cầu đường giao thông liên xã, liên huyện bị xuống cấp tồi tệ hơn cả giao thông trong thôn xóm vì chúng thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan chủ quản theo hệ thống ngành dọc. Ngược lại, nhiều ngành chức năng và các cấp quản lý kinh tế-xã hội ở địa phương đã không đủ sức hay buông lỏng quản lý
Đối với huyện, xã bộc lộ khá rõ những non kém. Bệnh hành chính quan liêu, giấy tờ còn khá nặng nề. Đội ngũ cán bộ cơ sở trình độ văn hoá thấp, chưa được đào tạo về quản lý kinh tế. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đã yếu lại còn thiếu. Ngoài ra, trong tổ chức quản lý điều hành CSHT GTNT là tình trạng thiếu hụt và lạc hậu của phương tiện vật chất- kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ công tác này.
Các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước chưa thực hiện đồng bộ và chưa hấp dẫn các đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và lĩnh vực giao thông nông thôn nói riêng.
Chất lượng một số con đường còn thấp, mặt đường hẹp, các công trình thoát nước còn bất cập, công tác duy tu, bảo dưỡng chưa thường xuyên.
Nhiều tuyến đường không đảm bảo yêu cầu đi lại thuận lợi, thông suốt và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, nhất là trong mùa mưa bão. Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền về đảm bảo an toàn giao thông hành lang đường bộ tại các vùng nông thôn còn buông lỏng dẫn đến một số vụ tai nạn giao thông đáng tiếc. Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho phát triển giao thông nông thôn nói chung và chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn nói riêng tuy đã có nhiều cố gắng nhưng so với yêu cầu thì vẫn còn rất hạn hẹp
b. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do xuất phát điểm về kinh tế thấp, nguồn thu trên địa bàn còn ít, chi ngân sách trên địa bàn chủ yếu dựa vào trợ cấp của tỉnh và trung ương, nên tích luỹ cho đầu tư còn ở mức hạn chế, không đủ sức tập trung vốn với một khối lượng lớn để đầu tư cho các dự án trọng điểm.
Thứ hai, là địa phương nằm trên địa bàn miền trung có khí hậu khắc nghiệt, những năm trước đây thường xuyên có lụt bão, cơ sở hạ tầng còn yếu kém cho nên lượng thu hút VĐT vào còn gặp nhiều trở ngại.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Thứ ba, hệ thống thiết bị trang bị trong thời kỳ bao cấp lạc hậu nhưng không được đổi mới.Mặt khác, quá trình đổi mới cũng là quá trình mà sự hoà nhập kinh tế địa phương với tỉnh, cả nước, các nước trong khu vực và quốc tế diễn ra sâu rộng hơn.Bên cạnh những tác động tích cực, kinh tế đại phương cũng chịu những tác động tiêu cực từ mọi phía. Những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam Á, tình hình lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng vượt ngưỡng cho phép đã có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của cả nước nói chung và của huyện nói riêng.
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn nên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP còn hạn hẹp. Khối lượng vốn đầu tư huy động được rất hạn chế không đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Đầu tư cho phát triển vẫn còn tình trạng dàn trải, chưa hợp lý.Tình trạng quan hệ hợp tác với các địa phương và các vùng trong cả nước còn nhiều hạn chế, lợi thế so sánh của huyện chưa được phát huy, nhiều tiềm năng chưa được khai thác.Điều này làm cho khối lượng VĐT huy động được rất ít, kết hợp với việc bố trí vốn thiếu tập trung, thiếu đồng bộ, co kéo đáp ứng nhiều mục tiêu đầu tư cấp bách nên hiệu quả kinh tế thấp, chủ trương đầu tư chưa đúng, công tác chuẩn bị đầu tư kém và thiếu thiết kế tổng thể.
Thứ hai, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng chưa rõ ràng, không ổn định. Thông qua hàng loạt các văn bản pháp quy từ Luật, quy chế quản lý đến các văn bản dưới Luật khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ và còn có những sơ hở đã bị lợi dụng trong quá trình thực thi các văn bản nói trên. Mặt khác, tuy đã có những quy định hướng dẫn rõ ràng nhưng vẫn không được chấp hành hoặc hiểu sai như chính sách cắt giảm đầu tu công của chính phủ. Việc thực thi lại có nhiều bất cập, việc cắt giảm không có kế hoạch, thiếu khoa học, mang tính chủ quan dẫn tới các công trình ghi thiếu vôn làm chậm tiến độ, trở ngại lớn cho việc thực hiện dự án.
Thứ ba, môi trường đầu tư trên địa bàn huyện chưa thực sự được cải thiện, cơ chế chính sách chưa tạo nên một hành lang pháp lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi VĐT, mặt khác do thủ tục hành chính chồng chéo gây cản trở cho doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước góp VĐT.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Thứ tư, chất lượng công tác hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển KT - XH của huyện còn hạn chế.Mối quan hệ giữa quy hoạch và giải phóng mặt bằng còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Chiến lược và quy hoạch định hướng phát triển KT - XH chưa được thực hiện có hiệu quả, nhiều dự án không được thực hiện theo quy hoạch chung của tỉnh. Công tác xây dựng chiến lược phát triển KT - XH trên địa bàn chưa sát với tình hình thực tế, chưa thấy được lợi thế so sánh với các vùng, địa phương khác;
quy hoạch các ngành chưa đầy đủ và thiếu chính xác nên không thể trở thành chỗ dựa tin cậy cho các quyết định đầu tư. Nhiều chủ trương đầu tưđược cấp có thẩm quyền phê duyệt sai ngay từ địa điểm, thời điểm đầu tư do thiếu tính đồng bộ nên chất lượng dự án chưa cao, trình độ tổ chức tư vấn thiết kế còn yếu chưa quan tâm đến môi trường sinh thái, vùng nguyên liệu, các tài liệu địa chất công trình...
Thứ năm, Các cấp, các ngành phối hợp chưa chặt chẽ, điều hành thực hiện các dự án đầu tư phát triển CSHT giao thông ở nông thôn kém hiệu quả. Trong chỉ đạo điêu hành, một số bộ ngành chưa phối hợp chặt chẽ, vừa chồng chéo, thiếu nhất quán giữa quản lý theo ngành và theo vùng; giữa theo hệ thống, công trình và quản lý hành chính- kinh tế các cấp, trùng lắp, lại vừa có những “trận địa bỏ trống”, chưa có người chăm lo, thiếu sự kiểm tra đôn đốc cơ sở, chưa tăng cường cán bộ giúp đỡ cơ sở thực hiện dự án, thẩm định dự án còn tuỳ tiện.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
CHƯƠNG 3