Phương hướng phát triển và mục tiêu quy hoạch GTNT đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyên nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 70 - 74)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CSHT GIAO THÔNG NÔNG THÔN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG CỐNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

3.1. Phương hướng phát triển và mục tiêu quy hoạch GTNT đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

3.1.1. Mục tiêu quy hoạch

Quy hoạch phát triển GTNT không đơn thuần là để các phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách di chuyển qua lại giữa các khu dân cư, kinh tế mà nó có ý nghĩa chiến lược giữ gìn an ninh quốc phòng, là một công trình nối liền sự giao lưu văn hóa, là một cầu nối kinh tế giúp phát triển buôn bán thương mại trên những địa phương mà nó đi qua. Chính vì những ảnh hưởng to lớn như vậy nên việc quy hoạch GTNT cần xem xét tổng thể các yếu tố có liên quan đến điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế- xã hội, khu vực ảnh hưởng, nguồn vốn đầu tư…Xuất phát từ những vấn đề trên nên mục tiêu quy hoạch của huyện Nông Cống giai đoạn 2011- 2015 như sau:

- Đáp ứng các nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hộ của tất cả các xã trong huyện bằng một mạng lưới giao thông thông suốt đồng thời đảm bảo tính chiến lược phục vụ an ninh quốc phòng.

- Trên cơ sở mạng lưới đường hiện tại được nâng cấp hoàn chỉnh và xây dựng mới các tuyến cần thiết để đáp ứng các nhu cầu vận tải đến vùng khó khăn, các điểm phục vụ du lịch.

- Hoàn thành nhựa hóa các tuyến đường đến trung tâm huyện, đến trung tâm xã và các trục đường quan trọng. Kiên cố hóa mặt đường (nhựa, bê tông) đường liện thôn, liên xóm cho xe vận tải nhẹ và thô sơ phục vụ sản xuất nông nghiệp và cải thiện điều kiện đi lại, sinh hoạt của nhân dân. Hoàn chỉnh hệ thống GTNT theo quy hoạch bằng các dự án cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới, tăng cường công tác quản lí, sửa chữa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

nhằm duy trì cấp hạng đường. Phấn đấu đến năm 2015, hệ thống đường trục chính từ trung tâm huyện đến trung tâm xã 70 -75% được rải nhựa hoặc bê tông. Đến năm 2010, xây dựng hoàn chỉnh mặt đường các tuyến huyện. Hệ thống tuyến đường xã, đường thôn xóm đến năm 2015 có 60 – 70% được rải nhựa hoặc bê tông xi măng, đến năm 2020 được rải nhựa hoặc bê tông xi măng 100%.

- Từng bước kiên cố hóa cầu cống trên đường GTNT, xóa bỏ hết tình trạng cầu tạm trên địa bàn huyện.

3.1.2. Phương hướng phát triển

Phát triển giao thông nông thôn là một trong những nhiệm vụ chiến lược để phát triển kinh tế địa phương. Đây là sự nghiệp toàn dân quán triệt theo phương châm Nhà nước và nhân dân cũng làm ; được xây dựng ngày càng hiện đại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.

* Nhóm các trục đường lien huyện, liên xã

Nhóm các tuyến trục liên huyện, liên xã đóng vai trò quan trọng là những trục đường chính nối các trung tâm xã, các tụ điểm kinh tế, văn hóa, du lịch với các trung tâm huyện. Nếu các tuyến quốc lộ, đường tỉnh có vai trò chính trong giao lưu kinh tế - xã hội giữa các huyện, giữa huyện với với tỉnh thì các tuyến giao thông trục huyện, đường liên xã có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch trên địa bàn huyện. Đường huyện có nhiệm vụ chính trong việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đi và đến các xã. Tuy vậy, trong mạng lưới đường huyện hiên nay phần lớn còn là đường cấp thấp, chất lượng mặt đường còn xấu, phần lớn là kết cấu mặt đường tạm nên ảnh hưởng rất lớn đến phục vụ vận tải và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Mạng lưới đường trục huyện,liên xã hiện tại xây dựng tương đối hợp lí, giai đoạn tới nghiên cứu bố sung xây dựng mới một số tuyến để mạng lưới đường trục được hoàn chỉnh, phục vụ phát triển kinh tế, du lịch và đáp ứng sự đi lại của nhân dân.

Trong giai đoạn 2011-2020 cần tiến hành nâng cấp toàn bộ các tuyến đảm bảo tiêu chuẩn 1÷2 làn xe, tập trung đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh một số tuyến quan trọng ảnh hưởng lớn phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện, thiết thực phục vụ các khu công nghiệp và các vùng kinh tế nông nghiệp có trọng điểm, các hoạt đông phục vụ du lịch.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Dự kiến quy mô và cấp hạng kĩ thuật của mạng lưới đường hiện tại và các tuyến dự kiến xây dựng mới như sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 17: Quy hoạch mạng lưới đường huyện đến năm 2020

TT Tên đường

Địa danh Chiều

dài (km)

Cấp đường hiện tại

Cấp đường

2020

Cấp đường Điểm đầu Điểm cuối 2030

I Nâng cấp đường hiện tại 39.5

1 Minh nghĩa- Hoàng Giang ĐT.525(Minh Nghĩa) QL45(Hoàng Giang) 11.4 VI V V

2 Trung Chính- Tân Phúc ĐT.506(Trung Chính) ĐT506(Tân Phúc) 5.3 VI V V

3 Bất Nộ- Trường Giang ĐT505(Trường Trung) Xã Trường Giang 3.5 A V V

4 Vạn Thành- Phụ gia XM ĐT.505(Thị Long) Mỏ phụ gia XM 3.7 V V V

5 Công Liêm- Tượng Sơn Công Liêm Tượng Sơn 7 VI V V

6 Tuyến 327( Công Chính- Yên Mỹ) ĐT.505(Công Chính) Yên Mỹ 8.6 VI VI V

II Xây dựng các tuyến mới 35.3 V

1 Minh thọ- Vạn Hòa Ngã ba Minh Thọ Vạn hoà 5.5 V V

2 Kéo dài Bất Nộ- Trường Giang UBND xã Trường Giang Ngọc Lẫm 3.1 VI V

3 Thăng Bình- Công Liêm Ngọ Sẽ Sơn Thành 4.0 VI V

4 Vạn Hòa- Vạn Thắng- Thăng Long Thọ Sơn Thập Lý 6.5 VI V

5 Vạn Thiện- Thăng Long Vạn Thiện Thăng Thọ 6.3 VI V

6 Công Liêm- Yên Lạc ĐT.505(Công Liêm) Yên lạc(Như Thanh) 2.9 VI V

7 Hoàng Giang- Tân Phúc 7 VI V

Tổng cộng (I+II) 74.8

Nguồn: Quy hoạch phát triển GTVT huyện Nông Cống giai đoạn 2010- 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

* Nhóm hệ thống đường xã (đường liên thôn, đường thôn xóm):

Mạng lưới đường xã quản lí bao gồm các tuyến trục xã, đường thôn, xóm hoặc đường đến các khu vực sản xuất trực tiếp có quy mô nhỏ và đối tượng chủ yếu là xe ô tô hàng nhẹ, xe thô sơ và người đi.

Mạng lưới đường giao thông nông thôn là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đẩy mạnh và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nông thôn.

Hiện nay toàn huyện có 875 km đường giao thông nông thôn do xã quản lí (bao gồm đường trục xã, đường liên thôn, đường thôn xóm). Trong đó đã xây dựng được 369 km đường bê tong xi măng, đường nhựa 26 km, đường cấp phối 348 km, còn lại là đường đất 132km

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyên nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)