Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện Thạch Hà

2.1.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Thạch Hà

+ Hiện trạng giao thông

Thạch Hà chỉ có loại hình vận tải chính là đường bộ bên cạnh đó có hệ thống đường sông và giao thông ven biển. Đường quốc lộ: trên địa bàn huyện có tuyến đường quốc lộ 1A đi qua, với tổng chiều dài 23,31 km bao gồm Quốc lộ 1A và đường tránh thành phố Hà Tĩnh đi qua địa bàn huyện. Thạch Hà có 07 tuyến tỉnh lộ đi qua địa bàn, đó là: tỉnh lộ 2, 3, 7, 17, 21, và tỉnh lộ 19/5 với tổng chiều dài là 80,15km.

+ Hiện trạng thủy lợi

Toàn huyện có 75 trạm bơm với công suất trên 40.000m3/h, 18 hồ đập nhỏ đã được sửa chữa đảm bảo nhu cầu tưới cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Hệ thống sông Nghèn, sông Rào Cái, sông Cày đón nhận nguồn nước mưa của phần lớn các suối trên địa bàn huyện chảy theo hệ thống sông thoát ra Biển Đông, là hệ thống quan trọng trong cấp nguồn và tạo nguồn nước cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt và hoạt động giao thông đường thủy trên địa bàn huyện.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

+ Hiện trạng cấp điện

Huyện Thạch hà hiện đang sử dụng lưới điện quốc gia. Mạng điện hạ thế đã vươn tới tất cả các khu vực trên địa bàn Huyện.

Nguồn điện của Thạch Hà được sử dụng từ nguồn điện chung của tỉnh, các đường dây 220kV và 110kV đi qua và đến huyện được vận hành tốt, ổn định. Đường dây và trạm 110 kV Thạch Kênh công suất 2x63MVA .

+ Mạng lưới giao thông liên lạc

Thạch Hà có 01 Trung tâm viễn thông, 01 bưu điện trung tâm tại thị trấn Thạch Hà và hầu hết tại các xã đều có các điểm bưu điện văn hóa xã, 100% số xã có cáp điện thoại di động liên lạc trực tiếp đến mọi nơi. Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc tương đối đầy đủ và đang được hiện đại hóa, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.3.2 Hạ tầng xã hội +Nhà ở

Các công trình nhà ở trên địa bàn Huyện được xây dựng phát triển khá nhanh, nhiều nhà được kiên cố xây dựng. Nhà ở chủ yếu phát triể mạnh ở trung tâm Thị trấn và các trung tâm của xã, và được dàn trải trên địa bàn của xã. Các công trình Nhà ở của các đối tượng chính sách, hàng năm được đầu tư và xây dựng theo quyết định của UBND Huyện và các xã trực thuộc.

+ Công trình trụ sở cơ quan, công cộng

Các khu cơ quan hành chính chủ yếu được xây dựng dọc theo đường quốc lộ 1A.

Hiện tại, các công trình trụ sở Ủy ban Huyện ủy đã được hoàn thành và đang chuẩn bị đưa vào sử dụng, bên cạnh Trụ sở làm việc của HĐND – UBND đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Đầu tư xây dựng mới nơi làm việc của UBND Huyện sẽ đảm bảo tạo nên một bộ mặt mới và những thay đổi lớn của Huyện Thạch hà trong thời gian tới.

+ Công trình giáo dục, y tế, văn hóa

Đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất của các ngành y tế, văn hóa và giáo dục – đào tạo được Tỉnh và Huyện quan tâm đặc biệt.

- Hệ thống công trình y tế

Hệ thống tế được phủ kín các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện huyện, 31 trạm y tế xã, 1 phòng khám đa khoa khu vực, 1 trung

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tâm y tế dự phòng. Hiện nay, đang thực hiện dự án Nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà với tổng mức đầu tư lên đến 37 tỷ đồng. Số xã đạt chuẩn về y tế năm 2010 là 27/31 xã đạt 87,09%.

- Hệ thống công trình văn hóa

Thực hiện phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”, toàn huyện có 327 xóm, khối phố trong đó có 310 xóm, khối phố có Hội quán. Hội quán là phòng truyền thống của mỗi xóm, khối phố; trong Hội quán được trang trí khá đầy đủ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt xóm, khối phố. Hầu hết các trung tâm xóm, khối phố đều có sân bóng chuyền phục vụ hoạt động thể dục – thể thao và các cuộc thi đấu, giao lưu giữa các xóm, khối phố.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 12 di tích cấp Quốc gia và 13 di tích cấp Tỉnh.

Công tác bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa được quan tâm, năm 2012 có 27 di tích được tu bổ, tôn tạo với giá trị đầu tư xấp xỉ 36 tỷ đồng, như các dự án: Tu bổ, tôn tạo Đền Nen xã Thạch Tiến; Tu sửa Mộ và Đền thờ Trương Quốc Dụng; Tôn tạo Đền Lê Khôi…

- Hệ thống công trình giáo dục

Trong thời gian qua hệ thống công trình giáo dục đã có nhiều chuyển biến về quy mô cũng như chất lượng. Hệ thống cơ sở vật chất được thực hiện thông qua việc huy động hiệu quả các nguồn lực xây dựng trường chuẩn quốc gia. Năm học 2010 -2011 toàn huyện có 32 trường mầm non, đã có 14 trường công nhân là trường chuẩn Quốc gia; 32 trường Tiểu học, có 18 trường đạt chuẩn Quốc gia mức 02; 16 trường Trung học cơ sở, có 9 trường đạt chuẩn Quốc gia. Bên cạnh đó, chất lượng phòng học được cải thiện, các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập cũng được các trường chú ý.

- Công trình thương mại, du lịch

Do trên địa bàn chưa có trung tâm thương mại, nhưng hệ thống chợ là đầu mối giao lưu buôn bán ở các xã khá phát triển. Hệ thống chợ đã và đnag được đầu tư về diện tích và cơ sở vật chất phù hợp với việc trao đổi hàng hóa ở các địa phương. Hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng tập trung tại cac khu vực có cảnh đẹp phục vụ cho nghỉ dưỡng của khách tham quan như: Bãi tắm biển Thạch Hải, Khu du lịch Quỳnh Viên…Việc nâng cao cơ sở vật chất cần phải được chú trọng hơn để thu hút khách du lịch trong tương lai.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)