Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác xây dựng cơ bản ở huyện Thạch Hà giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

2.5 Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác xây dựng cơ bản ở huyện Thạch Hà giai đoạn 2010-2012

2.5.1. Những hạn chế

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng công tác đầu tư XDCB thời gian qua vẫn tồn tại một số yếu kém:

Phân bổ nguồn đầu tư XDCB cho các các ngành có sự chênh lệch, gây khó khăn trong việc giải quyết đồng bộ xây dựng cơ sở hạ tầng cho tuyến xã.

Huy động các nguồn lực từ dân cư và nguồn vốn Ngân sách còn hạn chế, nguồn vốn XDCB chủ yếu từ ngân sách Huyện.

Tuy thời gian qua có những bước tăng trưởng mạnh mẽ nhưng so với tốc độ phát triển và nhu cầu cần đầu tư thì mức độ đầu tư xây dựng vẫn chậm, các đơn vị chưa chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư XDCB.

Tiến độ thi công công trình hiện nay đang triển khai hầu hết đều chậm tiến độ.

2.5.2 Những nguyên nhân

Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều vướng mắc cần giải quyết; thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB vẫn chiếm tỉ tọng lớn, sai phạm trong quá trình đầu tư vẫn còn nhiều…Để có thể giải quyết những tồn tại, hạn chế trong đầu tư XDCB cần phải nhận thức và thẳng thắn nêu lên những tồn tại, những hạn chế một cách toàn diện.

Trong nhóm nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp đó là các văn bản về quy định, chính sách liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản chưa cụ, thiếu đồng bộ và thay đổi thay thường xuyên nhiều quy định nhưng chế tài không đủ mạnh để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật về đầu tư XDCB.

Ngoài ra, cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua liên tục thay đổi, tuy nhiên vẫn tạo những khe hở và bất cập dẫn đến tình trạng tỷ lệ thất thoát vốn gia tăng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Việc chấp hành luật trong quá trình đầu tư XDCB chưa triệt để, nhiều sai phạm còn xảy ra trong các khâu của quá trình. Hiện nay, đối tượng tham gia đầu tư XDCB đa dạng về ngành nghề và hình thức, cho nên khó kiểm soát.

Thời gian giải ngân và tạm ứng vốn ngân sách: Hiện nay, thực tế ở địa phương tình hình triển khai vốn đầu tư cũng gặp rất nhiều khó khăn, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

- Trung ương bố trí vốn chậm (tháng 3 mới phân bổ kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia đến cuối tháng 6 mới phân bổ vốn cho địa phương), vốn về đến địa phương lại mất thêm một thời gian nữa mới triển khai xuống các cấp dưới, gây chậm trễ trong việc triển khai và thực hiện kế hoạch đầu tư.

Chính phủ cũng đã cho phép tại Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 và Bộ Tài chính cũng đã có hướng dẫn quy trình tạm ứng của các dự án vốn Nhà nước, tuy có nhiều ưu điểm nhằm hạn chế tình trạng dàn trải vốn đầu tư ngân sách, tuy nhiên lại không quy định rõ mục đích của việc sử dụng tạm ứng. Do không quy định chặt chẽ về việc sử dụng tạm ứng ngân sách, việc thu hồi là rất khó, khi thanh tra kiểm tra mới thấy hầu hết các tạm ứng đều dùng sai mục đích, dùng tạm ứng của dự án này cho dự án khác.... Việc phân bổ nguồn vốn XDCB không hợp lý, công tác lên kế hoạch thự hiện dự án còn chậm, nhiều hạng mục công trình chậm trễ do thiếu hụt vốn, một số công trình thì thừa vốn. Dẫn đến tình cảnh nơi thừa,nơi thiếu vốn, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và chậm tiến độ thi công.

Năng lực của các nhà thầu thi công xây dựng chưa đáp ứng được cả về chất và lượng. Hệ quả của sự yếu kém này đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án cũng như chất lượng và chi phí dự án. Ngoài ra, năng lực của các nhà thầu yếu về tài chính và thiếu về nhân lực. Tình trạng nợ kéo dài không thanh toán được công trình cũ, lại đi vay để làm công trình mới. Dẫn đến tiến độ thi công chậm sơ với kế hoạch. Một số nhà thầu thi công phụ trách nhiều dự án cùng một lúc hoặc một dự án, việc một dự án có thể nhiều gói thầu đồng thời là nhiều đơn vị thi công dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào việc hoàn thành của từng công đoạn mà đơn vị thi công phụ trách này sẽ phụ thuộc vào đơn vị thi công trước, dẫn đến việc kéo dài thời gian thi công làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngoài ra, nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình do ảnh hưởng của khí hậu trên địa bàn. Hà Tĩnh ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm phân thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài tư tháng 8 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-2012 trên địa bàn mùa mưa kéo dài, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công công trình của các dự án.

Các công trình trọng điểm thường có quy mô lớn, thời gian kéo dài và thực hiện trên địa bàn rộng, nên việc triển khai thực hiện liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều địa phương.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)