Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Hà giai đoạn 2010 - 2012

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ GIAI ĐOẠN 2010 - 2012

2.2. Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thạch Hà giai đoạn 2010 - 2012

2.2.1. Tình hình chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước

Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước là quá trình nhà nước sử dụng sử dụng một phần vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội văn hóa.

Với tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, và khoản chi này được gọi là chi tích lũy. Chi đầu tư xây dựng cơ bản là khoản chi được ưu tiên hàng đầu trong tổng chi ngân sách Nhà nước. Tuy nguồn chi này không ổn định và gắn liền với công tác xây dựng cơ bản và đặc điểm xây dựng cơ bản. Huyện Thạch Hà có nguồn thu ngân sách còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách cấp trến bổ sung. Nhưng huyện luôn dành một nguồn vốn lớn trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong giai đoạn 2010-2012 vốn chi cho đầu tư xây dựng cơ bản tăng lên, tỷ trọng trong hai năm 2011 và 2012 có chậm lại, sự biến động tăng giảm nhưng luông chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách của huyện. Năm 2010 chi cho đầu tư XDCB đạt 119.358 triệu đồng, chiếm 29,81% trong tổng chi ngân sách; Năm 2011 chi cho đầu tư XDCB là 179.359 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 60.001 triệu đồng, tương ứng tăng 50,27%. Sự gia tăng này là do, trong năm 2010 có nhiều dự án đã được phê duyệt nhưng chưa khởi công, sang đến năm 2011 mới được thực hiện. Đến năm 2012, quy mô vốn XDCB là 181.200 triệu đồng, chiếm 27,01% trong tổng chi ngân sách, tăng so với năm 2011 là 1, 03%. Trong giai đoạn này, tuy quy mô tăng lên nhưng tỷ trọng chi đầu tư XDCB so với nguồn chi ngân sách giảm, do một phần chi ngân sách tập trung

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

chi vào đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Quy mô vốn đầu tư XDCB có năm 2012 tăng là do thực hiện các chương trình 106, các đề án phát triển kinh tế- xã hội của các xã chịu ảnh hưởng của mỏ sắt Thạch Khê…

Bảng 2.4: Tình hình chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

So sánh (%)

2011/2010 2012/2011

+/- % +/- %

Tổng chi ngân sách

(triệu đồng) 400.414 521.727 670.861 121.313 30.30 149.134 28.58 Chi đầu tư XDCB

(triệu đồng) 119.358 179.359 181.200 60.001 50.27 1.841 1.03 Tỉ lệ chi ĐTXDCB/

Tổng chi ngân sách (%) 29.81 34.38 27.01 4.57 15.33 -7.37 -21.44 Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Thạch Hà, 2011 2.2.2. Tình hình nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Thạch Hà giai đoạn 2010 -2012

Trong giai đoạn 2010-2012 huyện huy động một lượng lớn vốn cho hoạt động đầu tư XDCB trên địa bàn 479.917 triệu đồng. Tổng số vốn đầu tư XDCB đã được tăng lên nhiều theo từng năm, nhiều công tình trọng điểm mang tính bức xúc được đầu tư, đặc biệt là các công trình giao thông, thủy lợi và giáo dục – đào tạo, nguồn vốn đầu tưu cho xây dựng cơ bản chủ yếu huy động từ các nguồn sau:

- Nguồn ngân sách Trung ương: quy mô đạt 125.005 triệu đồng - Nguồn ngân sách của địa phương: quy mô 294.062 triệu đồng.

- Nguồn do dân đóng góp: quy mô 60.850 triệu đồng.

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư XDCB của địa phương trong 3 năm qua đều có sự biến động tăng, giảm. Năm 2010, nguồn vốn của trung ương đạt 45.040 triệu đồng, chiếm 37,74% trong tổng nguồn vốn vốn đầu tư XDCB của huyện; Vốn từ ngân sách địa phương đạt 47.668 triệu đồng, chiếm 39,94%; vốn do dân đóng góp đạt 26.650 triệu đồng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tuy nhiên, năm 2011 vốn do ngân sách Trung ương giảm so với năm 2010 là 16.540 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách của địa phương tăng nhanh đạt 132.359 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 84.691 triệu đồng; trong khi đó vốn của người dân góp cũng giảm đạt 18.500 triệu đồng, giảm so với năm 2010 là 8.150 triệu đồng.

Trong năm 2012, thì vốn của ngân sách Trung ương dành cho XDCB tăng lên, giảm so với năm 2011 là 3.100 triệu đồng; trong khi đó vốn ngân sách địa phương tăng so với năm 2011 là 7.741 triệu đồng, nguồn vốn này chiếm 77,32% trong năm 2012. Trong khi đó vốn dân góp giảm so với năm 2011, 2010.

Để giải thích cho sự biến động về quy mô và tỷ trọng vốn XDCB từ các nguồn vốn qua các năm:

Năm 2012, nguồn thu ngân sách trên địa phương tăng nhanh, do các địa phương đã thực hiện tốt thu ngân sách, bên cạnh đó công tác chi ngân sách cũng được kiểm soát chặt chẽ, thự chiện các biện pháp tiết kiện, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách. Ngoài ra, thực hiện Chỉ thị 1792 nên địa phương đã chủ động trong việc huy động nguồn vốn.

Năm 2010, tiếp tục thực hiện chương trình 106 về hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển tại địa phương.

Bảng 2.5: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Huyện trong giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Trđ % Trđ % Trđ % 2011/2010 2012/2011

Tổng 119.358 100 179.359 100 181.200 100 150,27 101,03

Trung ương 45.040 37,74 28.500 15,89 25.400 14,02 62,77 89,12 Địa phương 47.668 39,94 132.359 73,80 140.100 77,32 277,67 105,85 Dân góp 26.650 22,33 18.500 10,31 15.700 8,66 69,42 84,86 Nguồn: Niên giám thống kê Huyện Thạch Hà, 2011 2.2.3. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân theo ngành sản xuất

Việc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung vào các ngành như: giao thông, giáo dục - đào tạo, y tế, nông nghiệp cho thấy chủ trương của huyện là tập trung phát triển những ngành cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế xã hộ,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe của người dân. Đầu tư vào giao thông đối với huyện với mục đích hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, đáp ứng đi lại, phục vụ sản xuất của người dân. Các nguồn vốn chủ yếu từ các chương trình mục tiêu phát triển Quốc gia, đề án 946.

Bảng 2.6: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản phân chia theo ngành

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%)

Triệu

đồng % Triệu

đồng % Triệu

đồng % 2011/2010 2012/2011 TỔNG 119.358 100 179.359 100 181.200 100 150,27 101,03 1. Nông nghiệp,

thủy sản 38.710 32,43 23.500 13,10 24.700 13,63 60.708 105.11 2. Giao thông

vận tải 51.628 43,25 112.500 62,72 150.400 83,00 217.91 133.69 3. Giáo dục 11.440 9,58 14.250 7,94 14.266 7,87 124.56 100.11 4. Văn hóa - y tế 8.730 7,31 11.250 6,27 7.500 4,14 128.87 66.67 5. Ngành khác 8.850 7,41 17.859 9,96 15.666 8,65 201.8 87.72 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thạch Hà, 2011 Nhìn vào bảng trên , ta thấy vốn cho đầu tư XDCB ngành giao thông vận tải là lớn nhất, tiếp đến là phát triển nông nghiệp, thủy sản, giáo dục, văn hóa- y tế. Với xu thế phát triển kinh tế xã hội của địa phương thì cơ cấu này là phù hợp.

+ Ngành nông nghiệp - thủy sản: thực hiện chương trình 106, chương trình đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu như: cầu cống, cải tạo đồng muối, kênh mương nội đồng…phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm, trong năm 2010 thì vốn đầu tư XDCB là 38.710 triệu đồng, có xu hướng giảm, năm 2012 còn 24.700 triệu đồng, trong đó các dự án làm mới thủy lợi nội đồng 10,3 km trong đó có 3,8km kênh mương dự án thuộc chương tình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Theo chương trình 135 đối với dự án phát triển sản xuất, số hộ được nhận hỗ trợ giống cây

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

con, vật tư sản xuất và nhận hỗ trợ máy móc công cụ sản xuất, chế biến và người dân được tham gia thực hiện mô hình sản xuất giống lúa mới.

+ Ngành giao thông: đây là ngành có vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm nhiều nhất, việc thực hiện xây dựng hạ tầng nông thôn mới. Trong năm 2011, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng gấp đôi so với năm 2010. Các dự án, công trình thuộc nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách hay các chương trình 106, xây dựng đường giao thông phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Một số dự án trọng điểm như: nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 21, 27; xây dựng đường giao thông nông thôn ở các xã vùng biển ngang của huyện. Đây là ngành chiếm tỉ lệ nguồn vốn đầu tư XDCB, một phần do hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã xuống cấp, các tuyến đường giao thông liên xã, giao thông nông thôn còn hẹp và chất lượng còn thấp.

+ Giáo dục: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như xây dựng và nâng cấp trường học, vốn đầu tư cho giáo dục trong những năm qua tăng, năm 2010 là 11.440 triệu đồng, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 2.810 triệu đồng;

+ Văn hóa - y tế: trong giai đoạn này vốn XDCB có sự chênh lệch qua từng năm, năm 2010 nhận được sự hỗ trợ của các chương trình 106, 135 xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho khám chữa bệnh, sinh hoạt công đồng ở các địa phương: xây dựng 01 trạm y tế 2 tầng; làm mới và nâng cấp 33 hội quán thôn đạt chuẩn; xây dựng 01 sân vận động xã; trụ sở UBND…Năm 2010 số vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 29,073 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 43,359 triệu đồng, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 49%, tuy nhiên đến năm 2012 giảm, so với năm 2011.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)