CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.2. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam
Từ cuối những năm 1990, một số nhà kinh tế và khoa học có quan tâm đến cây hồ tiêu đã đưa ra nhận định cây hồ tiêu sẽ ít cơ hội phát triển ở Brazil, Malyasia và Thái Lan, do giá nhân công cao ở những nước này, do vậy Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc sẽ là những quốc gia cung cấp hồ tiêu cho thị trường thế giới (Ravindran, 2000).
Cây hồ tiêu du nhập vào Việt Nam thế kỷ XII, đầu tiên là vào đồng bằng sông Cửu Long qua cửa ngõ Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang, rồi sau lan dần đến các tỉnh khác ở Miền Trung như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị,…Từ đó diện tích trồng hồ tiêu ở nước ta không ngừng được mở rộng. Năm 1975 diện tích trồng hồ tiêu nước ta chỉ 0,5 nghìn ha, năm 1999 là 11,8 nghìn ha, năm 2000 là 27,90 nghìn ha và hiện nay 51,30 nghìn ha.
Diện tích hồ tiêu nước ta giai đoạn trước năm 2001 tăng khá nhanh nhưng đến năm 2003 lại sụt giảm mạnh. Giá hồ tiêu trên thị trường thế giới lúc bấy giờ rớt mạnh đã dẫn đến tình trạng trồng rồi lại chặt của người nông dân Việt Nam, một phần nữa là do thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp và sâu bệnh nhiều nên diện tích hồ tiêu trong cả nước giảm xuống. Tuy nhiên, từ năm 2004 trở lại đây, diện tích hồ tiêu đã tăng trở lại và có xu hướng ổn định ở mức xấp xỉ 50,00 nghìn ha (năm 2010 là 51,30 nghìn tấn).
Năng suất hồ tiêu bình quân trên một ha của cả nước giai đoạn 2001- 2010 có xu hướng biến động tăng. Năm 2001, năng suất hồ tiêu là 1,6 tấn/ha, và đạt mức 2,24 tấn/
Trường Đại học Kinh tế Huế
ha vào năm 2003. Từ năm 2004 đến nay, năng suất hồ tiêu có xu hướng tăng đều đặn qua các năm. Năm 2009, năng suất hồ tiêu đạt 2,44 tấn/ha tăng 0,09 tấn/ha tương ứng tăng 3,83% so với năm 2008. Năm 2010, năng suất hồ tiêu đạt 2,5 tấn/ha tăng 0,06 tấn/ha tương ứng tăng 2,46% so với năm 2009.
Tiêu Việt Nam hiện nay được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ, tập trung nhiều nhất ở hai tỉnh Bình Phước Và Bà Rịa - Vũng Tàu, và Đồng Nai. Vùng trồng tiêu tập trung thứ hai là Tây Nguyên, phân bố chủ yếu ở hai tỉnh Đăk Lăk và Gia Lai.
Trong đó, tiêu Chư Sê có năng suất cao, trên dưới 4 tấn/ha.
Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, nổi tiếng nhất là tiêu Quảng Bình, Quảng Trị, có chất lượng cao (thơm, cay). Tiêu Phú Quốc đã nổi tiếng từ lâu vì chất lượng tuyệt hảo. Tuy nhiên, diện tích ngày càng giảm dần vì năng suất thấp, lợi nhuận ít ỏi trong các năm xuất khẩu khó khăn, giá thấp. Một lý do nữa là do quy hoạch phát triển thiên về du lịch nghỉ dưỡng, do đó nông dân không còn khả năng duy trì vườn tiêu khi giá lên cao.
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu Việt Nam từ 2001-2010
(Nguồn: http://www. FAO.org) Việt Nam đã nổi lên thành nước sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới.
Trong khi Ấn Độ tiêu thụ trên 50% sản lượng của mình thì Việt nam sản xuất gấp đôi Ấn Độ mà chỉ tiêu thụ 10% sản lượng. Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong năm 2010 đạt 116,861 nghìn tấn, kim ngạch 434,472 triệu USD. Năm 2011, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 123,808 nghìn tấn, kim ngạch 732, 21 triệu USD, tăng 5, 9 % về lượng và tăng 73,8 % về kim nghạch xuất khẩu so với 2010.
Năm Diện tích gieo trồng (1000 ha)
Diện tích cho thu hoạch (1000 ha)
Năng suất (tấn/ ha)
Sản lượng (1000 tấn)
2001 36,10 30,1 1,60 57,70
2002 47,90 41,80 1,57 75,00
2003 30,60 23,8 2,24 68,60
2004 50,80 44,6 1,44 73,40
2005 49,10 42,3 1,64 80,30
2006 48,50 40,5 1,95 78,90
2007 48,40 41,1 2,21 116,09
2008 50,00 42,4 2,35 98,30
2009 50,40 44,2 2,44 108,00
2010 51,30 44,4 2,5 111,20
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 3: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam từ 2001-2010
Năm Khối lượng
( 1000 tấn)
Kim ngạch ( triệu USD)
2001 56,50 90,50
2002 78,40 109,30
2003 73,90 105,90
2004 110,50 133,70
2005 109,00 120,00
2006 116,00 200,00
2007 83,00 248,00
2008 90,00 310,00
2009 128,00 330,00
2010 116,861 434,472
(Nguồn: Báo cáo về sản xuất, xuất khẩu của BCT) Thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam liên tục được mở rộng. Năm 2002 tiêu Việt Nam chỉ được xuất khẩu đến 30 nước. Từ năm 2005 trở lại đây hồ tiêu Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia trên thế giới.
Biểu đồ 1: Cơ cấu các thị trường nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam 2008 - 2010
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam) Một số thị trường đòi hỏi chất lượng cao ở Châu Âu như Đức, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha…chiếm thị phần trên 40 % vào năm 2010 . Điều này chứng tỏ vị thế ngành hàng hồ tiêu của Việt nam ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng.
Trường Đại học Kinh tế Huế