TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀ XÃ TRƯỜNG THỦY

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã trường thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG THỦY – HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀ XÃ TRƯỜNG THỦY

Xã Trường Thủy gồm có 9 thôn trong đó trong đó 2 thôn (Lục Giang, Lục Sơn) có 100% hộ gia đình trồng tiêu, 3 thôn (Hồng Giang, Long Thủy, Đại Thủy) có khoảng 70% hộ trồng tiêu, 30% các hộ còn lại là các hộ trồng chè và trồng sắn và các cây rau màu khác, các thôn còn lại không có hộ nào trồng tiêu.

Bảng 8: Phân bố diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn xã Trường Thủy qua 3 năm 2009-2011

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vùng trồng SL(ha) % SL(ha) % SL(ha) %

Lục Giang 19, 20 59, 08 19, 42 59, 33 19, 05 60, 51 Lục Sơn 3, 56 10, 95 3, 61 11, 03 3, 21 10, 20 Hồng Giang 5, 49 16, 89 5, 43 16, 59 5, 25 16, 68 Long Thủy 2, 15 6, 62 2, 13 6, 51 1, 97 6, 26

Đại Thủy 2, 10 6, 46 2, 14 6, 54 2, 00 6, 35

Tổng 32, 50 100, 00 32, 73 100, 00 31, 48 100, 00

( Nguồn: Số liệu thống kê xã Trường Thủy) Lục Giang là thôn có diện tích trồng hồ tiêu lớn nhất của xã. Theo số liệu thống kê xã năm 2011, thôn Lục Giang chiếm diện tích lớn nhất với 60,51%, kế tiếp là thôn Hồng Giang với 16,68 % và thôn Lục Sơn với 10,20% tổng diện tích hồ tiêu trên địa bàn xã. Tổng diện tích trồng hồ tiêu ba năm 2009, 2010, 2011 có sự biến động. Năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

2010 diện tích hồ tiêu cho thu hoạch của xã là 32,73 ha tăng 0,23 ha so với 2009 nhưng đến năm 2011 lại giảm còn 31,48 ha tương ứng giảm 3,82% so với năm 2010.

Diện tích trồng hồ tiêu ở các thôn có sự biến động tăng nhẹ từ năm 2009 sang năm 2010, đến năm 2011 lại giảm mạnh do ảnh hưởng của sâu bệnh. Mặc dù tình hình sâu bệnh diễn ra chậm tuy nhiên nếu không có biện pháp phòng trừ tận gốc và kịp thời thì khả năng lây lan sang các vườn hồ tiêu khác là rất lớn trong những năm tới.

Thực tế cho thấy, hầu hết cây hồ tiêu đã được trồng trên những vùng đất thích hợp của xã, tuy năng suất có khác nhau nhưng đều mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân. Với định hướng đưa cây hồ tiêu trở thành cây công nghiệp mũi nhọn thì chính quyền xã cần giúp đỡ người dân phục hồi lại diện tích hồ tiêu đã suy giảm, có biện pháp phòng trừ sâu bệnh đúng đắn để hạn chế được thiệt hại ở mức thấp nhất.

2.2.2. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu

Là cây công nghiệp truyền thống của vùng nên trong các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính quyền xã xác định hồ tiêu là một trong những cây công nghiệp mũi nhọn ở địa phương. Trong những năm qua, xã đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ người dân đầu tư phát triển sản xuất hồ tiêu. Vì vậy, tình hình sản xuất hồ tiêu của xã đã có những nét khả quan, so với những năm trước thì cây hồ tiêu không những tăng về số lượng mà còn tăng về cả chất lượng. Song, hai năm trở lại đây, thiên tai và sâu bệnh tràn lan đã làm cho sản lượng hồ tiêu giảm mạnh. Sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu trong 3 năm 2009, 2010, 2011 được thể hiện qua bảng 9.

Diện tích trồng hồ tiêu năm 2009 là 49,76 ha, năm 2010 lại giảm xuống còn 41,55 ha, đã giảm 16,50 ha tương ứng với giảm 16,50% so với năm 2009. Sang năm 2011, diện tích hồ tiêu tiếp tục giảm còn 31,50 ha, cụ thể giảm 24,19% tương ứng 10,05 ha so với năm 2010. Tương tự, diện tích hồ tiêu cho thu hoạch cũng có xu hướng giảm, từ 32,50 ha năm 2009 xuống 30,9 ha năm 2010 và 26,00 ha năm 2011.

Sản lượng hồ tiêu năm 2009 là 39,00 tấn, năm 2010 giảm xuống còn 21,63 tấn, như vậy giảm 17,37 tấn tương ứng giảm 44,54 %. Đến năm 2011 chỉ còn 13,00 tấn giảm 39,90% tương ứng với giảm 8,63 tấn so với năm 2010.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Năng suất hồ tiêu của xã năm 2009 là 1,20 tấn/ha, năm 2010 giảm xuống còn 0,70 tấn/ha, như vậy đã giảm 0,5 tấn/ ha tương ứng với giảm 41,67%. Năm 2011, năng suất hồ tiêu tiếp tục giảm xuống còn 0,50 tấn/ha, giảm 28,57% tương ứng giảm 0,20 tấn/ha so với năm 2010. Sản lượng hai năm qua giảm sút nghiêm trọng là bài học kinh nghiệm cho người nông dân về mức độ ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, sâu bệnh đến năng suất của cây trồng, đòi hỏi người làm nông phải coi “phòng hơn chống” hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do các yếu tố trên tác động đến cây trồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Lê Thị Hồng Ngân _ K42A KTNN 44

Bảng 9: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của xã Trường Thủy qua 3 năm 2009 – 2011

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh Tốc độ

PTBQ

SL % SL % SL % 2010/2009 2011/2010 (%)

+/- % +/- %

1. Tổng diện tích

hồ tiêu Ha 49,76 100 41,55 100 31,5 100 -8,21 -16,5 -10,05 -24,19 -20,34

- Diện tích

KTCB Ha 17,26 34,69 10,65 25,63 5,5

17,4

6 -6,61 -38,3 -5,15 -48,36 -43,33 - Diện tích kinh

doanh Ha 32,5 65,31 30,9 74,37 26

82,5

4 -1,6 -4,92 -4,9 -15,86 -10,39

2. Năng suất Tấn/ha 1,2 - 0,7 - 0,5 - -0,5 -41,67 -0,2 -28,57 -35,12

3. Sản lượng Tấn 39 - 21,63 - 13 - -17,37 -44,54 -8,63 -39,9 -42,22

(Nguồn: Số liệu thống kê xã Trường Thủy)

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.3. Công tác quản lý sản xuất của chính quyền địa phương

Công tác quản lý dịch bệnh

Đất đai và khí hậu của vùng rất phù hợp với việc trồng hồ tiêu và hồ tiêu ở đây cũng cho chất lượng tốt nhưng dịch bệnh, sâu hại đã ảnh hưởng nhiều tới năng suất của cây tiêu, dịch bệnh nhiều nhưng việc quản lý dịch bệnh của xã còn rất nhiều hạn chế, phần lớn những cây tiêu bị bệnh thì nhân dân phải nhổ đi vì không có biện pháp phòng trừ nào hiệu quả. Điều này ảnh hưởng nhiều tới thu nhập của người dân.

Công tác quản lý giống

Xã Trường Thủy có rất nhiều hộ trồng tiêu nhưng việc quản lý giống chưa chặt chẽ. Các hộ gia đình chủ yếu trồng tiêu theo loại hình sản xuất hộ, phần lớn giống trồng mới đều là giống thuần, hộ đã có sẵn từ trước hay mua của những hộ trong vùng chứ chưa có những giống mới do tổ chức khuyến nông của xã đưa ra nhằm cải tạo giống đem lại năng suất cao hơn.

Công tác quản lý kỹ thuật

Tập huấn kỹ thuật là một hoạt động quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho người nông dân áp dụng vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế nông hộ. Địa phương đã mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho nhân dân nhưng còn yếu về chất lượng và không mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, các hộ ở đây đều trồng theo kinh nghiệm, việc áp dụng kỹ thuật trong sách báo không phù hợp với điều kiện của vùng nên rất ít bà con nông dân tham gia các lớp tập huấn này.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã trường thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)