CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG THỦY – HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
2.3. NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA NĂM 2011
Sau khi tiến hành điều tra 50 hộ tham gia trồng tiêu theo hai hình thức sản xuất khác nhau là trồng chuyên (21 hộ) và trồng kiêm (29 hộ) ta thấy có sự khác nhau về nhiều mặt. Từ bảng 10 cho thấy, độ tuổi bình quân chủ hộ của nhóm hộ chuyên là 42,33 tuổi. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng hồ tiêu. Do vậy, đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc kinh doanh và sản xuất hồ tiêu trong mỗi hộ.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bên cạnh yếu tố độ tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ nhìn chung còn thấp, từ cấp I đến cấp III không có trình độ cao đẳng đại học. Trong đó trình độ từ cấp II chiếm đa số, ở nhóm hộ chuyên số năm đi học bình quân của chủ hộ là 8,34 cao hơn nhóm hộ kiêm. Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sản xuất trong mỗi gia đình. Những chủ hộ được học tốt hơn, nhận thức cao hơn, do vậy họ có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật tốt hơn. Như vậy, trình độ văn hóa sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất chè của mỗi hộ.
Bảng 10: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra năm 2011
Chỉ tiêu ĐVT Hộ chuyên Hộ kiêm
Tổng BQC
SL % SL %
1. Tổng số hộ Hộ 21 29 50 -
2. Tổng số nhân khẩu Nhân khẩu 68 100 120 100 188 -
3.Tổng số lao động
trong độ tuổi LĐ 42 61,76 73 60,83 115 -
Lao động trong
nông nghiệp LĐ 38 90,48 42 57,53 80 -
Lao động ngoài
nông nghiệp LĐ 4 9,52 31 42,47 35 -
4.Lao động
thuê ngoài LĐ 53 - 44 - 97 -
5.Tuổi bình quân
của chủ hộ Năm 42,33 - 39,72 - - 40,82
6.Trình độ học vấn
của chủ hộ Lớp 8,34 - 7,09 - - 7,62
7.BQ nhân khẩu/ hộ NK/ hộ 3,24 - 4,14 - - 3,76
8. BQ lao động/ hộ LĐ/hộ 2 - 2,52 - - 2,3
9. BQ lao động trong
nông nghiệp/ hộ LĐ/hộ 1,81 - 1,45 - - 1,60
10. BQ lao động
thuê ngoài/ hộ LĐ/hộ 2,52 - 1,52 - - 1,94
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Bình quân số nhân khẩu của nhóm hộ chuyên là 3,24 người/hộ và nhóm hộ kiêm là 4,14 người/hộ. Bình quân lao động/hộ của hộ chuyên cũng ít hơn so với hộ kiêm, cụ thể là 2,00 đối với hộ chuyên và 2,52 đối với hộ kiêm. Tổng số lao động trong độ tuổi
Trường Đại học Kinh tế Huế
nghiệp có sự chênh lệch rõ rệt và khác nhau giữa hai nhóm hộ với tỷ lệ lao động trong nông nghiệp của hộ chuyên 90,48% cao hơn 32,95% so với hộ kiêm.
Chính sự chênh lệch lớn về diện tích canh tác giữa hộ chuyên và hộ kiêm nên vào thời điểm trồng mới cũng như những lúc thời vụ thu hoạch thì bình quân lao động thuê ngoài/hộ của hộ chuyên cao hơn hộ kiêm, cụ thể là 2,52 so với 1,52 của hộ kiêm.
Sản xuất cây hồ tiêu có đặc điểm là công việc hầu như quanh năm, thời gian thu hoạch thường kéo dài. Mùa thu hoạch hồ tiêu ở Miền Trung lại vào tháng 5, 6 là mùa nghỉ hè nên huy động lao động của các hộ trồng tiêu khá dễ dàng.
2.3.2. Diện tích đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là nền tảng chung cho các hoạt động sống của con người. Đất đai có trước con người, nó không phải là hàng hóa nhưng khi có bàn tay trí óc của con người tác động vào thì nó trở thành hàng hóa có thể trao đổi được. Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác với TLSX khác.
Các TLSX khác trong quá trình sử dụng bị hao mòn, đến một lúc nào đó sẽ bị đào thải và được thay thế bằng TLSX khác hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật và lợi hơn về mặt kinh tế. Trái lại, đất đai khác với TLSX, trong quá trình sử dụng không bị hao mòn và nếu sử dụng hợp lý thì chất lượng sẽ ngày càng tăng lên.
Vì vậy, đất đai là TLSX chủ yếu và không thể thay thế được trong nông nghiệp.
Nhìn vào bảng số liệu 11 ta thấy, bình quân diện tích đang sử dụng của hộ chuyên là 3,13 ha, hộ kiêm là 2,54 ha. Qua đó, ta cũng thấy được sự chênh lệch giữa hai nhóm hộ này về vấn đề sở hữu đất đai hiện nay.
Trong tổng diện tích đất đang sử dụng của các hộ điều tra thì phần lớn là đất lâm nghiệp, hay tính bình quân trên hộ là 1,88 ha/hộ chiếm 67,30% . Trong đó, cụ thể là 2,23 ha chiếm 71,25% đối với hộ chuyên và 1,62 ha chiếm 63,78% đối với hộ kiêm.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn, đối với hộ chuyên là 0,74 ha chiếm 23,64% và đối với hộ kiêm là 0,72 ha chiếm 28,35%.
Trong diện tích đất sử dụng để sản xuât nông nghiệp thì diện tích trồng cây hàng năm và lâu năm của các hộ điều tra có sự chênh lệch lớn. Các hộ kiêm có diện tích trồng cây hàng năm chiếm đến 58,33% trong khi đó hộ chuyên chỉ chiếm 33,78% tổng diện tích đất nông nghiệp. Ngược lại, các hộ chuyên lại có diện tích trồng cây lâu năm
Trường Đại học Kinh tế Huế
lớn hơn, trong đó, diện tích trồng hồ tiêu của hộ chuyên là 0,36 ha lớn hơn 0,22 ha so với hộ kiêm. Bình quân diện tích trồng hồ tiêu của cả vùng là 0,23 ha/hộ. Đây là kết quả của công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm tận dụng tối đa tiềm năng và thế mạnh đất đai của vùng.
Bảng 11: Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra năm 2011
ĐVT: ha/hộ
Mục đích sử dụng Hộ chuyên Hộ kiêm Tổng
BQ/ hộ % BQ/hộ % BQ/hộ %
Tổng diện tích
đang sử dụng 3,13 100 2,54 100 2,79 100
1.Đất sản xuất
nông nghiệp 0,74 23,64 0,72 28,35 0,73 26,13
- Đất trồng
cây hằng năm 0,25 33,78 0,42 58,33 0,35 47,86
- Đất trồng
cây lâu năm 0,49 66,22 0,3 41,67 0,38 52,14
+ Tiêu 0,36 73,47 0,14 46,67 0,23 61,19
+ Khác 0,13 26,53 0,16 53,33 0,15 38,81
2. Đất lâm nghiệp 2,23 71,25 1,62 63,78 1,88 67,3
3. Đất NTTS 0,16 5,11 0,20 7,87 0,18 6,57
4. Đất khác 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) 2.3.3. Tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra
Sản xuất nông nghiệp là một ngành có vị trí rất quan trọng vì nước ta là một nước nông nghiệp đa số người dân sống bằng nghề nông. Để sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao thì cũng đòi hỏi mức độ đầu tư về trang bị kỹ thuật của người nông dân. Qua điều tra tôi nhận thấy các hộ trồng tiêu sản xuất với quy mô chưa lớn, người dân chủ yếu dựa vào sức mình và làm bằng thủ công, cơ sở vật chất trong nông hộ tương đối đơn giản. Các tư liệu sản xuất chủ yếu của các nông hộ vẫn là máy bơm nước. bình phun thuốc, xe rùa, thang, bạt phơi và các dụng cụ thô sơ khác. Bên cạnh đó, một số hộ chuyên đã trang bị máy tuốt tiêu nhằm giảm bớt công lao động trong thời vụ thu hoạch. Mặc dù giá của một chiếc máy tuốt tiêu khá đắt, dao động từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/chiếc nhưng do thời vụ thu hoạch hồ tiêu thường kéo dài trên dưới một
Trường Đại học Kinh tế Huế
công đang tăng cao như hiện nay. Sử dụng tư liệu sản xuất hợp lý sẽ giải phóng sức lao động, giảm được tính căng thẳng của mùa vụ, đẩy nhanh tiến độ sản xuất,…Việc sử dụng tư liệu sản xuất có hiệu quả sẽ nâng cao mức thu nhập của hộ.
Qua bảng 12 có thể thấy giá trị tư liệu sản xuất bình quân trên địa bàn xã không cao và có sự khác nhau giữa hai nhóm hộ trồng tiêu là hộ chuyên và hộ kiêm. Giá trị tư liệu sản xuất bình quân trên hộ của hộ chuyên là 2.974,29 nghìn đồng và của hộ kiêm là 1.244,14 nghìn đồng. Như vậy, giá trị tư liệu sản xuất của hộ chuyên gấp 2,39 lần so với hộ kiêm. Điều đó cũng một phần nào thể hiện sự cơ giới hóa trong sản xuất của các hộ, điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu. Chính quyền địa phương cần có những chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, chính sách xóa đói giảm nghèo giúp những hộ còn khó khăn mạnh dạn vay vốn để đầu tư mua sắm trang thiết bị, tư liệu sản xuất nhằm nâng cao năng suất, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân.
Bảng 12: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2011
Loại tư liệu
Hộ chuyên (n=21)
Hộ kiêm
(n=29) BQC
SL (cái)
GT (1000đ)
SL (cái)
GT (1000đ)
SL (cái)
GT (1000đ)
1. Máy tuốt tiêu 0,19 761,90 0 0 0,08 320
2. Máy bơm 0,9 904,76 0,52 517,24 0,68 680
3. Bình phun thuốc 1,29 192,86 0,59 87,93 0,88 132
4. Thang 1,24 371,43 0,52 155,17 0,82 246
5. Xe rùa 0,71 214,29 0,52 155,17 0,6 180
6. Bạt phơi 1,67 333,33 1,07 213,79 1,32 264
7. Trang cào 1,38 69,05 0,90 44,83 1,10 55
7.Cuốc 1,29 77,14 0,79 47,59 1 60
8. Xẻng 0,57 28,57 0,34 17,24 0,44 22
9 Tư liệu khác - 20,95 - 5,17 - 11,80
Tổng giá trị - 2974,29 - 1244,14 - 1970,80