CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG THỦY – HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
2.4. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU CỦA NHÓM HỘ ĐIỀU TRA
2.4.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế từ sản xuất hồ tiêu của nhóm hộ điều tra năm 2011
Hiệu quả kinh tế là thước đo chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, trình độ sử dụng các nguồn lực và các vấn đề sống còn của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức, các nhân có hoạt động kinh tế (nông hộ).
Hiệu quả kinh tế là một tiền đề để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở để lựa chọn phương pháp tối ưu trong sản xuất kinh doanh. Là một phạm trù kinh tế khách quan, hiệu quả kinh tế được phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định. Hiệu quả kinh tế được phản ánh một cách tổng hợp nhất thông qua các chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất GO, chi phí trung gian IC, giá trị gia tăng VA, giá trị hiện tại ròng NPV, hệ số hoàn vốn cố định và tỷ suất lợi ích/
chi phí B/C.
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu trên một ha đối với từng nhóm hộ điều tra thông qua các chỉ tiêu GO, IC, VA
Cây hồ tiêu là cây công nghiệp được đánh giá mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho người nông dân. Để đánh giá xem việc trồng cây hồ tiêu trên địa bàn xã Trường Thủy của các hộ nông dân có thu được hiệu quả không và sự khác biệt về hiệu quả sản xuất giữa hai hai nhóm hộ chuyên và hộ kiêm như thế nào, có thể thông qua các chỉ tiêu như GO, IC, VA và lợi nhuận để đánh giá.
Bảng 17: Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu bình quân trên một ha của nhóm hộ điều tra năm 2011
Chỉ tiêu ĐVT Hộ chuyên (n=21) Hộ kiêm (n=29) BQC
1.GO 1000đ 110.188,3 76.767,68 90.804,34
2. IC 1000đ 20.779,14 10.748,6 14.961,43
3. VA 1000đ 89.409,16 66.019,08 75.842,91
4. Tổng chi phí 1000đ 44.052,73 26.658,67 33.964,18
5. Lợi nhuận 1000đ 66.135,57 50.109,00 56.840,16
6.GO/IC Lần 5,30 7,14 6,37
7.VA/IC Lần 4,30 6,14 5,37
8.Lợi nhuận/ Chi phí Lần 1,50 1,88 1,72
(Nguồn: Số liệu điều tra 2011) Qua bảng số liệu ta thấy, đầu tư chi phí trung gian bình quân của cả hai nhóm hộ là 14.961,43 nghìn đồng/ha; trong đó của hộ kiêm là 10.748,60 nghìn đồng và của hộ chuyên là 20.779,14 nghìn đồng. Giá trị gia tăng trên một ha bình quân của hai nhóm hộ là 75.842,91 nghìn đồng, trong đó của hộ chuyên và hộ kiêm lần lượt là 89.409,16 nghìn đồng và 66.019,08 nghìn đồng; sau khi trừ đi các khoản đi chi phí tự có và khấu hao TSCĐ, lợi nhuận trên 1 ha hồ tiêu mà hai nhóm hộ thu được lần lượt là, hộ chuyên 66.135,57 nghìn đồng, hộ kiêm 50.109,00 nghìn đồng. Đi vào cụ thể, ta xét hai ba chỉ tiêu là giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian và lợi nhuận thu được trên một đồng chi phí.
- Về chỉ tiêu giá trị sản xuất trên một đồng chi phí trung gian: Cứ một đồng chi
Trường Đại học Kinh tế Huế
bình thu được 7,14 đồng giá trị sản xuất và bình quân chung của cả hai nhóm hộ thu được là 6,37 đồng giá trị sản xuất.
- Về chỉ tiêu giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian: Cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì hộ chuyên thu được 4,30 đồng giá trị gia tăng, hộ kiêm trung bình thu được 6,14 đồng giá trị gia tăng, bình quân chung của cả hai nhóm hộ thu được là 5,37 đồng giá trị gia tăng.
- Về chỉ tiêu lợi nhuận trên một đồng chi phí: Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì hộ chuyên thu được 1,50 đồng lợi nhuận, hộ kiêm trung bình thu được 1,88 đồng lợi nhuận, bình quân chung của cả hai nhóm hộ thu được là 1,72 đồng lợi nhuận.
Như vậy, hoạt động sản xuất trên dịa bàn đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trên địa bàn xã. Tuy vậy, hiệu quả kinh tế từ chi phí trung gian và lợi nhuận mang lại cho nhóm hộ chuyên lại thấp hơn so với hộ kiêm. Sỡ dĩ có sự chênh lệch trái ngược với mức đầu tư mà các nhóm hộ này bỏ ra là do sản lượng hồ tiêu còn phụ thuộc nhiều vào tình hình thời tiết, khí hậu và sâu bệnh phá hoại và các yếu tố khách quan khác.
2.4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu trên một ha thông qua các chỉ tiêu dài hạn NPV, IRR, B/C
Hiệu quả kinh tế được xác định qua các chỉ tiêu GO, IC và VA. Song trên thực tế, cây hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày nên việc xác định các chỉ tiêu GO, IC và VA của năm 2011 còn nhiều hạn chế, cho nên việc đưa thêm các chỉ tiêu đánh giá dài hạn NPV, IRR, B/C là cần thiết để đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất của cây hồ tiêu một cách toàn diện. Ta xem việc trồng cây hồ tiêu của các hộ nông dân như là một quá trình đầu tư dài hạn vào một dự án với vòng đời dự án là 25 năm.
Vì giá hồ tiêu trên thế giới trong những năm qua luôn biến động nên giá trong nước cũng biến động theo. Giá hồ tiêu năm 2009 là 50 - 70 nghìn đồng, năm 2010 là 80 – 120 nghìn đồng/kg và năm 2011 là 130 - 170 nghìn đồng/kg. Theo số liệu điều tra của các hộ, ta có thể sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá bán bình quân cho từng năm trong thời kỳ kinh doanh.
Cho đến năm 2011, lãi suất cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có sự dao động từ 8% đến 12%. Vì vậy, ta có thể lấy mức lãi suất là r = 10% để làm cơ sở cho việc tính hệ số chiết khấu.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trên cơ sở tính toán NPV cho một ha, tôi tiến hành tính các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C cho mỗi nhóm hộ và tập hợp được bảng sau:
Bảng 18: Hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu thông qua các chỉ tiêu dài hạn Chỉ tiêu ĐVT Hộ chuyên
(n=21)
Hộ kiêm
(n=29) BQC
1. NPV 1000đ 227. 622,10 161.835,30 189.465,76
2. B/C Lần 1,62 1,53 1,57
3. IRR % 28,67 28,43 28,53
(Nguồn: Số liệu tính toán) Qua bảng 18 ta thấy chỉ tiêu NPV của hộ kiêm là 161.835,30 nghìn đồng, của hộ chuyên là 227.622,10 nghìn đồng, cao hơn 65.786,80 nghìn đồng so với hộ kiêm. Điều đó thể hiện sự khác biệt về nhóm hộ, cụ thể là sự khác biệt về trình độ thâm canh là nguyên nhân dẫn đến có sự khác biệt rõ rệt về doanh thu mà hộ thu được trên một ha hồ tiêu. Các hộ chuyên với trình độ thâm canh cao hơn sẽ thu được mức doanh thu lớn hơn trên một ha hồ tiêu. Đối với chỉ tiêu B/C thì cứ một đồng chi phí bỏ ra các hộ trồng chuyên thu được 1,62 đồng doanh thu và các hộ kiêm thu được 1,53 đồng doanh thu, thấp hơn 0,09 đồng so với hộ chuyên. Điều này cho thấy, các hộ đã đầu tư hợp lý các khoản chi phí nên trong dài hạn việc đầu tư vào cây hồ tiêu đã mang lại hiệu quả.
Hệ số hoàn vốn nội bộ của các hộ chuyên là 28,67% và của các hộ kiêm là 28,43% đều lớn hơn 10% nên việc người dân ở xã đầu tư vào trồng cây hồ tiêu là hoàn toàn có hiệu quả.