CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG THỦY – HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Trường Thuỷ là một xã miền núi trung du nằm phía nam của huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Diện tích tự nhiên: 2.075ha. Toạ độ địa lý: 106046’32’’ độ kinh Đông.
17008’25’’ vĩ độ Bắc.
Phía Bắc giáp xã Mai Thủy, Phú Thủy với chiều dài 700m, phía Nam giáp xã Văn Thủy, Kim Thủy với chiều dài 1070m, phía Đông giáp xã Mai Thủy, Văn Thủy với chiều dài 900 m, Phía Tây giáp xã Kim Thủy với chiều dài 1.150 m. Xã Trường Thủy có 7 km hệ thống đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đi qua, có tuyến đường huyện lộ, liên xã chạy qua. Đây là yếu tố thuận lợi đến quá trình giao lưu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Trường Thủy là vùng đồi núi với độ phân tầng thấp và trung bình từ 50 - 300m, địa hình có độ dốc trung bình được tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và thấp dần về phía Bắc, mức độ chia cắt mạnh xen kẽ những dải núi trung bình đó là các thung lũng nhỏ, với độ che phủ rừng thấp nên trong mùa mưa rất dễ xảy ra quá trình rửa trôi, bào mòn tầng đất mặt và sạt lở diễn ra khá phổ biến. Hơn nữa, suối của xã có bề rộng nhỏ và dốc nên cũng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Đặc điểm khí hậu
Trường Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết có sự biến động phức tạp, phân thành 2 mùa chính trong năm: Mùa mưa và mùa khô nóng.
- Mùa khô nóng
Mùa khô nóng bắt đầu vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, nhiệt độ bình quân trong mùa này là 23 - 260C, khí hậu gần như liên tục nắng nóng cộng với các đợt gió phơn Tây Nam (Gió Lào) làm cho nhiệt độ ngày càng tăng cao, có khi
Trường Đại học Kinh tế Huế
nhiệt độ lên tới gần 400C. Lượng mưa bình quân trong mùa này rất ít, khoảng từ 25- 35 mm.
Nền nhiệt tương đối cao (tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 90000C), thuận lợi cho phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo các mùa vụ trong năm.
- Mùa mưa:
Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ mang đặc trưng của mùa đông lạnh và ẩm ướt, nhiệt độ bình quân là 180C.
Trong mùa mưa xuất hiện các đợt gió Đông Bắc mang theo hơi lạnh, có ngày nhiệt độ xuống thấp (có khi xuống thấp 8 - 100C). Lượng mưa bình quân trong mùa này từ 370 – 400 mm.
Do ảnh hưởng của khí hậu như đã nói ở trên nên độ ẩm không khí cũng mang đặc trưng theo mùa, mùa mưa có khi lên đến 92%, độ ẩm bình quân trong năm từ 75% - 88%.
Đặc điểm thủy văn
Do cấu trúc hình thế địa lý, địa bàn huyện Lệ Thuỷ chứa cả hai vùng thuỷ văn là:
thuỷ văn đồi núi và thuỷ văn đồng bằng:
Đối với địa bàn xã Trưởng Thuỷ thuộc vùng thuỷ văn đồi núi: là khu vực có lượng mưa lớn, dao động trong khoảng 2.200 - 2.600mm, lớp dòng chảy từ 1.500 - 2.500mm, có nhiều sông suối quanh co uốn lượn theo địa hình. Trong khi khu vực rừng núi của xã có độ dốc không lớn và các nguồn nước được phân chia ra các hướng để đổ về thượng nguồn sông Kiến Giang nên thường gây ra những đợt nước dâng đột ngột mà người dân trong vùng thường gọi là “nước khách” có thể gây nên những cơn lũ bất thường như năm 1960, 1992...
Trong mùa mưa lũ, tổng lượng dòng chảy chiểm 60% - 80% tổn lượng dòng chảy trong cả năm. Tháng có lũ lớn nhất là tháng 9 và tháng 10. Tổng lượng lũ tháng lớn nhất chiếm từ 24% - 31% tổng lượng dòng chảy trong năm.
Trường Đại học Kinh tế Huế
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất:
- Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 2.075ha.
- Xét theo mục đích sử dụng, đất đai của xã Trường Thủy được chia thành các loại đất sau:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 565 ha chiếm 27,2% tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất lâm nghiệp: 1.284ha chiếm 61,9% tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất khác: 226 ha chiếm 10,9% tổng diện tích tự nhiên.
Xét theo điều kiện hình thành, đất đai của xã Trường Thuỷ chia thành các loại đất sau:
+ Đất ruộng, đất màu: Là do tích tụ, lắng đọng phù sa của các sông, suối, do các sông thường chảy qua nhiều vùng đất đá, nhiều kiểu địa hình, được hình thành ở địa hình thấp, bảo hòa nước mạch thường xuyên. Đất phù sa có độ phì tự nhiên khá cao, đất có tầng phù sa dày, có màu xám đen, hàm lượng đạm, lân và kali ở mức trung bình, loại đất này thích hợp cho các loại cây lương thực, cây công nghiệp như: Lúa, ngô, đậu đỗ và loại cây hoa màu. Tiềm năng thâm canh tăng vụ trên phù sa còn rất lớn, cần có đầu tư thêm cho thuỷ lợi, chọn giống cây có thời gian sinh trưởng ngắn ngày thích hợp, thay đổi dần tập quán canh tác, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
+ Đất đồi: Là Feralít màu đỏ vàng, phát triển trên đá sét và đá biến chất thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, nghèo dinh dưỡng, là sản phẩm của quá trình phong hoá đá mẹ, được phân bố trên khắp lãnh thổ xã, đất bazan thái hoá, bị phong hoá mạnh bởi quá trình ngoại sinh. Loại đất này thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và trồng rừng. Song, mặc dù đất có tầng thảm thực vật rừng phong phú, nhưng nằm ở vùng đầu nguồn nên trên địa hình bị chia cắt mạnh, dễ bị xói mòn, sạt lở cần chú trọng bảo vệ trong thời gian tới.
Các loại tài nguyên khác.
- Tài nguyên nước:
Nước mặt: Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư, nhất là trong mùa khô. Nguồn nước mặt dồi dào về mùa mưa và cạn kiệt về mùa khô. Khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống hạn chế do phần lớn
Trường Đại học Kinh tế Huế
mặt nước các sông, suối đều thấp hơn so với mật bằng canh tác và khu dân cư. Chất lượng nguồn nước tương đối trong sạch. Song hiện nay một số các con suối trở thành nơi dẫn tụ chất thải sinh hoạt từ khu dân cư, chất lượng nước bị giảm đi đáng kể ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nước ngầm: Do ảnh hưởng của hiện tượng Castơ tạo ra các hố thoát nước mặt, độ che phủ thấp là những nguyên nhân gây ra tình trạng mực nước phá huỷ đất, thảm thực vật ngày một suy thoái.
- Tài nguyên rừng:
Theo số liệu hiện trạng năm 2010 diện tích rừng của xã là: 1.284ha, chủ yếu là rừng sản xuất. Với diện tích rừng hiện có, kết hợp với kế hoạch trồng và khoanh nuôi bảo vệ rừng, rừng đang dần dần hồi phục và phát triển.
Độ che phủ của rừng hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phòng hộ đầu nguồn. Những năm gần đây trên địa bàn xã đã tích cực trồng và phát triển trồng mới rừng kinh tế, rừng đang dần dần hồi phục và phát triển, do đó lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của xã trong những năm tới.