CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã trường thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG THỦY – HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU

Tiêu là cây trồng dài ngày cần có sự đầu tư lớn, nhất là khoản đầu tư ban đầu, vì vậy quy hoạch vùng sản xuất là rất quan trọng, cần có giải pháp vùng chuyên canh cây tiêu một cách đồng bộ và chặt chẽ nhằm tạo điều kiện tốt cho việc đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tưới tiêu và bảo vệ chăm sóc vườn tiêu.

Đối với những vườn tiêu quá xấu qua lẫn tạp độ đông đặc qua thấp mang lại hiệu quả kinh tế không đáng kể thì mạnh dạn phá bỏ để trồng mới hoặc chuyển qua cây trồng khác có hiệu quả cao hơn như cao su…

Không nên mở rộng diện tích tiêu mới chỉ trồng dặm để tạo lại độ đông đặc cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bố trí mật độ tiêu thích hợp tốt nhất là 1600 cọc/ha để tránh tình trạng tranh giành các điều kiện sống làm cho cây tiêu sinh trưởng phát triển kém dẫn đến hiệu quả thấp.

3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật

Mặc dù trồng tiêu không phải là khó nhưng để có một vườn tiêu đông đặc cho năng suất cao, ít sâu bệnh thì cần có kiến thức sâu rộng về kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn tiêu. Ở đây người dân mới chỉ nắm kỹ thuật cơ bản về trồng tiêu do đó vấn đề thâm canh chưa đúng mức đã làm cho vườn tiêu ngày càng kiệt quệ. Vấn đề đặt ra là phải mở thêm nhiều lớp tập huấn và bảo vệ vườn tiêu. Bệnh héo tiêu và bệnh tuyến trùng là hai bệnh gây ra sự suy giảm diện tích tiêu những năm vừa qua. Vì vậy, để giảm bớt áp lực gây bệnh ta nên:

- Trồng các giống kháng bệnh.

- Bón thêm phân hữu cơ, nhất là các loại phân rác ủ mục, vì trong phân rác có rất nhiều loại vi sinh vật có khả năng tiêu diệt các nấm gây bệnh, hạn chế nấm và tuyến trùng.

Kỹ thuật bón phân phải đúng cách đúng số lượng và đúng thời thời điểm. Nên bón vào đầu mùa mưa để tránh bốc hơi, tỷ lệ giữa các loại phân phải thích hợp để tránh tình trạng thiếu hoặc thừa không đáp ứng nhu cầu của cây.

Việc sử dụng thuốc BVTV phải đúng cách và hợp lý, phải sử dụng kịp thời và đúng thuốc, đúng liều lượng và tránh lãng phí cây bị ngộ độc thuốc hoặc không đủ liều lượng sẽ không làm giảm tác hại của sâu bệnh.

Các cơ quan chuyên ngành cũng nên thành lập các cơ quan nghiên cứu tìm ra các giống kháng bệnh tốt. Ngoài ra cần hướng dẫn cho người dân kỹ thuật sơ chế sản phẩm đúng cách, cách phơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bảo quản sản phẩm để tránh hư hỏng.

3.2.3. Giải pháp về tưới tiêu

Nước tưới cho hồ tiêu trong mùa khô hạn chính là khó khăn trầm trọng cho các hộ trồng tiêu, bởi những tháng khô hạn như: tháng 4, 5, 6 tiêu cần được tưới nước đầy đủ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế tỷ lệ lép và sâu bệnh. Vào mùa mưa bão và lụt lội thì cần có hệ thống thoát nước cho tiêu nhằm tránh ngập úng gây bệnh thối rễ thối gốc, tuyến trùng và hạn chế sâu bệnh lây lan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Vào đầu mùa mưa nên đào các rãnh dọc theo các hàng tiêu để thoát nước cho vườn nhằm ngăn chặn ngập úng sâu bệnh.

Người dân nên nhận thức tầm quan trọng của nước tưới đối với cây tiêu, từ đó đầu tư mua sắm các thiết bị phục vụ tưới tiêu như máy bơm nước nếu có điều kiện thì mua giàn phun.

Cần cải tạo và nâng cấp đường ống tưới tiêu dọc các dãy lô để việc sử dụng được thường xuyên hơn.

3.2.4. Giải pháp về nhân lực

Thực tế điều tra thì số lao động đầu tư cho việc sản xuất hồ tiêu chưa nhiều, cả lao động gia đình và lao động thuê ngoài, kiến thức và kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế, đồng thời lúc trái vụ vẫn còn nhiều lao động nhàn rỗi. Do đó giải pháp đưa ra là:

- Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ các nội lực liên ngành và các cơ chế chính sách của tỉnh, huyện, xã, tiếp tục thực hiện một số chủ trương hỗ trợ đầu tư cho phát triển

- Phát động đều khắp trong toàn xã về huy động nội lực bằng cách huy động nguồn lao động nhàn rỗi, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động sẵn có và có sự chuyển dịch lao động hợp lý trong từng ngành sản xuất, tránh tình trạng thiếu lao động trong thời gian thu hoạch và thừa lao động sau khi thu hoạch. Phải đầu tư phát triển các ngành nghề khác để có thể sử dụng lao động lúc nhàn rỗi và tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân địa phương như chăn nuôi, dịch vụ buôn bán, phát triển một số ngành nghề truyền thống như nghề dệt, nghề làm gạch ngói,…Bên cạnh đó, cần bố trí cơ cấu cây trồng theo công thức luân canh, xen canh phù hợp, có như vậy mới đảm bảo tận dụng hiệu quả nguồn lao động của vùng.

- Mở thêm nhiều lớp tập huấn kĩ thuật thâm canh cây hồ tiêu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho người dân.

- Chính quyền địa phương cần liên hệ, hợp tác tổ chức xuất khẩu lao động để giải quyết nguồn lao động dư thừa và nâng cao nguồn thu nhập cho người dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.5. Giải pháp về vốn

Nhu cầu về vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất hồ tiêu của các hộ là khá lớn vì vậy việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân giải quyết khó khăn về vốn là một giải pháp nhằm thúc đẩy họ đầu tư mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Cho hộ trồng cây hồ tiêu vay vốn với lãi suất ưu đãi tạo điều kiện cho họ đầu tư vào hoạt động sản xuất một cách thuận lợi và có hiệu quả cao.

- Hạn chế các thủ tục rườm rà để người dân mạnh dạn vay vốn sản xuất.

- Các quỹ tín dụng của các hội, câu lạc bộ cần được mở rộng quy mô và hoạt động chuyên nghiệp hơn. Việc giải ngân phải đúng thời điểm mùa vụ, người dân cần vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ, đồng thời han chế được tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

- Để người dân sử dụng vốn có hiệu quả thì các tố chức cho vay cần định hướng, giám sát người dân sử dụng vốn đúng mục đích, tránh lãng phí và không hiệu quả.

3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Muốn giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm trước hết cần có sự gắn kết chặt chẽ nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông Sự liên kết này hỗ trợ người dân, hỗ trợ kỹ thuật và giải quyết khâu đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.

Thông tin thị trường là rất quan trọng đối với người dân vì vậy tạo được một kênh thông tin về nhu cầu, giá cả nông sản hàng hóa trên thị trường là rất cần thiết.

Chính quyền địa phương cần tổ chức phân công cán bộ, lãnh đạo các cấp theo dõi, định hướng thị trường nông sản cho người dân và thường xuyên thông báo về tình hình giá cả thị trường sản phẩm hồ tiêu trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân có thể từng ngày nắm bắt được biến động giá cả từ đó đưa ra thời điểm bán hợp lý cũng như các quyết định khác liên quan đến quá trình sản xuất của mình một cách chính xác nhất, tránh được những thiệt thòi không đáng có.

Cần xây dựng các cơ sở đứng ra thu mua sản phẩm để giúp người dân bán được sản phẩm với giá cao nhất tại thời điểm bán vì nếu bán qua nhiều trung gian thì giá sản phẩm sẽ thấp hơn.

Người dân cần có sự cải tổ trong công tác sơ chế sản phẩm, nhất là công đoạn phơi và bảo quản, phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm giữ uy tín và tạo được thương hiệu trong tương lai.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2.7. Một số giải pháp khác

Bên cạnh việc thực hiện những giải pháp trên, các cấp chính quyền cùng với nhân dân địa phương cũng cần giải quyết thêm một số vấn đề sau:

- Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đầu tư hệ thống đường giao thông đặc biệt ở những khu vực sản xuất hàng hóa tập trung. Đa dạng hóa nguồn vốn cho đầu tư, tiếp tục phát huy phong trào nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, trông chờ, ỷ lại, tập quán thâm canh lạc hậu, động viên mọi tầng lớp nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất, thi đua làm giàu chính đáng, đầu tư nguồn vốn có mục đích…

- Vẫn còn những phần tử phá hoại thành quả sản xuất của người khác do sự đố kị, ích kỉ,… Vì vậy, chính quyền địa phương cần tăng cường công tác bảo vệ để người dân yên tâm sản xuất.

- Thực hiện tốt công tác khuyến nông thông qua sách báo, truyền thông và các lớp học được tổ chức ngay trong xã. Tăng cường công tác nghiên cứu và hướng dẫn kĩ thuật sản xuất. Tổ chức thực hiện việc tập huấn kĩ thuật và giám sát trực tiếp việc sử dụng vốn, vật tư của từng hộ.

- Khuyến khích các hộ nông dân trong xã tham gia các lớp lập các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo luật để họ giúp đỡ nhau trong sản xuất làm tăng thêm sức mạnh tập thể, tránh được rủi ro không đáng có xảy ra. Thành lập các đoàn thể liên quan như: hội nông dân, hội làm vườn, mở các lớp học, tập huấn trang bị những kiến thức mới về sản xuất hồ tiêu để có thể kịp thời đối phó với sâu bệnh hại hồ tiêu.

- Tăng cường sự quản lý Nhà nước, thực hiện quy chế dân chủ, quản lý tốt các hoạt động dịch vụ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống,…

Đối với các nhà quản lý cần có những nghiên cứu sâu hơn về quy trình phân bón để xác định một số công thức bón thích hợp cho từng lứa tuổi, hồ tiêu trên cùng chân đất, để có những khuyến cáo bón phân cân đối hợp lý.

Để phát huy thế mạnh và hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ cho địa phương thì đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, có hệ thống.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã trường thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)