CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH GIAI ĐOẠN 2008-2012
2.1. Đặc điểm kinh tế -xã hội huyện Bố Trạch
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch
Huyện Bố Trạch bao gồm 30 xã, thị trấn, với tổng dân số toàn huyện là 179.247 người, trong đó nữ đạt 88.952 người. Mật độ dân số là 84,4người/km2 so với cả nước là 256 người/km2.Mức tăng trường dân số là 3%/năm.
Về giáo dục, trong thời gian qua chất lượng giáo dục THPT được duy trì, toàn huyện tiếp tục duy trì kết quả về phổ cấp tiểu học và phổ cập giáo dục THCS ở 30/30 xã, thị trấn. Có 3 xã, thị trấn được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Toàn huyện có 79 trường học gồm 1.112 phòng học, 1.205 lớp học, 1.894 giáo viên với 37.937 học sinh các cấp. Đến 2011 có 100% số trường học các cấp được kiên cố hóa. Chất lượng giáo dục trong thời gian qua có nhiều tiến bộ, số lượng học sinh khá giỏi các cấp và học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tiếp tục tăng lên qua các năm, Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng tăng (từ 2008đến 2012) có 2.214 học sinh chiếm gần 23,5% tổng số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông).
Về y tế, hiện nay đã có 30/30 xã, thị trấn đã có trạm y tế được kiên cố hóa, mỗi trạm có 9 - 10 phòng với diện tích sàn xây dựng bình quân là 293m2/trạm và tất cả các phòng đều đảm bảo tiêu chuẩn của ngành y tế đặt ra, huyện đã xây dựng 3 nhà cao tầng của bệnh viện đa khoa phục vụ hoạt động khám chữa bệnh. Ước tính năm 2012, có khoang 180 ngàn người khám bệnh tại các cơ sở y tê. Trong giai đoạn 2001 – 2010, các chương trình quốc gia về y tế đã triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được quan tâm. Đội ngũ cán bộ y tế được quan tâm đào tạo để nâng cao chất lượng chuyên môn và trách nhiệm phục vụ. Toàn huyện Bố Trạch đến năm 2012 có 32 cơ sở khám chữa bệnh cho nhân dân, bao gồm: 30 trạm y tế xã và xí nghiệp, 1 bệnh viện huyện và 1 phòng khám đa khoa khu vực với tổng số 276 giường bênh, tổng số cán bộ của ngành 336 người trong đó có 48 bác sỹ, 81 y sỹ, 166 ytá, hộ lý và chuyên môn khác.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Mạng lưới cán bộ y tế xã, thôn bản được củng cố, đã có 288/293 thôn bản có cán bộ y tế; có 23/30 trạm y tế xã có Bác sỹ (hiện nay cứ 3.838 dân có 1 bác sỹ). Chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị khám và chữa bệnh đúng mức. Công tác dịch bệnh phòng trừ tốt, đã ngăn chặn kịp thời các ổ dịch bệnh không để phát triển lây lan, hạn chế tử vong. Chính sách về bảo hiểm y tế, chính sách khám, chữa bệnh cho người nghèo triển khai tốt.
2.1.2.2. Về kinh tế
Năm 2012, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền các cấp, tình hình kinh tế xã hội của huyện tiếp tục ổn định ,hạn chế đến mức thấp nhất các tác động bất lợi và đã đạt được những kết quả đáng kể trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể:
Quy mô, nhịp độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm qua ( 2008-2012)
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Tốc độ tăng trưởng (%) 12,17 12,14 10,72 10,8 8,2
GDP/người/năm (tr.đồng) 9,6 11,14 14,45 16,63 19,2
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Bố Trạch)
Biểu đồ 1: Tỷ trọng giá trị các ngành kinh tế trong tổng giá trị sản xuất Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch) Nhìn vào biểu đồ ta thấy, trong những năm qua,cơ cấu kinh tế huyện Bố Trạch đã chuyển dịch theo hướng tích cực,giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng
38.64
35.05
25.7 26.81 31.5 27.8
35.66 38.14 40.7
05 1015 2025 3035 4045
2008 2010 2012
T?tr?ng (%)
Nam Nông-lâm - th?y s?n Công nghi?p - xây d?ng D?ch v?
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
CN-XD và TM-DV. Tỷ trọng các ngành nông - lâm - thủy sản, CN – XD, Dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất năm 2008 tương ứng là 38,84%, 25,7% và 35,66% và đến năm 2012, tỷ trọng các ngành Nông – lâm- thủy sản, CN-XD, Dịch vụ lần lượt là 31,5%, 27,8% và 40,7%.
Tổng giá trị sản xuất năm 2012 là 1.736 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ. cơ cấu kinh tế của huyện đã có bước chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Từ một nền kinh tế nông nghiệp với 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần với tỉ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại ngày một tăng, tỉ trọng nông nghiệp giảm dần.Tổng sản lượng lương thực năm 2012 đạt 46.891 tấn, giảm 0,2% so với năm 2011.
Bảng 1 cho thấy GDP bình quân đầu người năm 2008 chỉ đạt được 9,6 triệu đồng/người/năm nhưng đến năm 2012 GDP đạt tới 19,2 triệu đồng/người/năm.
Điều này góp phần làm thay đổi cuộc sống của nhân dân trong huyện
Sản xuất nông nghiệp
Trong những năm qua nông nghiệp có bước phát triển khá ổn định góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của huyện cũng như giải quyết vấn đề lao động, việc làm và là ngành kinh tế chủ yếu đảm bảo cho đời sống đại bộ phận dân cư trên địa bàn huyện. Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với việc khai thác tiềm năng kinh tế biển, vùng đồng bằng, vùng gò đồi. Năm 2012, sản lượng lương thực đạt 46.891 tấn, đạt 103,5 % và tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện thực sự đã có tốc độ phát triển đáng khích lệ. Giá trị sản xuất CN – TTCN đạt 923 tỷ đồng đạt 100,4% kế hoạch, tăng 10,8% so với cùng kỳ, trong đó, công nghiệp ngoài quốc doanh 612,6 tỷ đồng đạt 98,8% KHvà tăng 10,2% so với cùng kỳ.
Tính đến năm 2012, toàn huyện có 3.973 cơ sở với 6.416 lao động, một số ngành nghề như sản xuất vật liệu xây dựng, nề, mộc, cơ khí nhỏ, đóng tàu thuyền được duy trì, phát triển và có chất lượng cao hơn. Bước đầu tạo ra một số sản phẩm có khả năng tiêu thụ trên thị trường như: rượu Vạn Lộc, nước mắm Quy Đức, các hàng thủ công mỹ nghệ.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Một số ngành tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, khai thác tốt tiềm năng, duy trì mức tăng ổn định và đạt được mức tăng trưởng cao về giá trị như : Sản xuất và chế biến sản phẩm từ gỗ, tre , nứa và lâm sản khác tăng 19,7%, sản xuất gạch các loại tăng 12,1 % , sản xuất từ kim loại tăng 8,6% , may đo trang phục áo quần tăng 11,4%, sản phẩm từ nhựa tăng 30,9%, chế biến mũ cao su tăng 13,6%, thu gom và xử lý rác thải tăng 27,9%, dịch vụ phân phối điện tăng 13,9%.Tuy nhiên, do trình độ lao động còn hạn chế và gặp khó khăn trong việc huy động vốn nên chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, chưa đáp ứng được nhu cầu nội huyện cũng như chưa tạo được cơ hội thâm nhập thị trường bên ngoài.
Đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển cơ sở hạ tầng
Giá trị sản xuất ngành XDCB năm 2012 ước tính đạt 460 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2011. Do việc cấp bán đất gặp khó khăn,không đạt kế hoạch nên một số công trình đã được điều chỉnh dừng; các công trình trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành như cải tạo trụ sở huyện ủy, trụ sở mặt trận huyện, trụ sở làm việc các xã Vạn Trạch, Bắc Trạch, Hòa Trạch.
Năm2012, tuy gặp khó khăn nhưng các địa phương đã tranh thủ huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng , nhất là huy động nguồn lực trong dân để thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Huyện đã xây dựng kế hoạch nông thôn mới giai đoạn 2011-2020. Phê duyệt đồ án quy hoạch và đề án cho 30/30 xã. Có 28 xã triển khai xây dựng cứng hóa đường GTNT và kiên cố hóa kênh mương, đã thực hiện được 53,71km đường GTNT; 4.405km kênh mương;
241 cống các loại.
Công tác quản lý quy hoạch đô thị, cụm dân cư nông thôn, khu công nghiệp trên địa bàn huyện được tiến hành khẩn trương
UBND huyện đã ra các văn bản hướng dẫn các xã, thị trấn quản lý việc xây dựng các tuyến cáp quang, xây dựng các cột anten phát sóng di động.Hệ thống thông tin liên lạc tiếp tục được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Đến nay toàn huyện đã phát triển thuê bao điện thoại lên gần 16.650 máy đạt tỷ lệ 7,4 máy/100 dân, các điểm bưu điện văn hóa xã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân về thông tin, báo chí.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Thương mại, dịch vụ:
Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ và du lịch năm 2012 ước đạt 2.916,5 tỷ đồng, tăng 24,7 % so với cùng kỳ năm 2011.
Trên địa bàn huyện hiện có 21 chợ, 6.873 cơ sở thuộc lĩnh vực kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ khác nhau và có 9.718 lao động kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng dịch vụ du lịch phục vụ đời sống xã hội.
Hoạt động vận tải tiếp tục phát triển đáp ứng cơ bản nhu cầu phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân trên địa bàn, doanh thu vận tải liên tục tăng và năm 2012 đạt 315,4 tỷ đồng, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Mạng lưới bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, doanh thu bưu chính viễn thông đạt 133,8 tỷ đồng , tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2011.
Một số điểm du lịch được đầu tư nâng cấp, nhiều loại hình du lịch mới được đưa vào hoạt động. Lượng khách du lịch đến Phong Nha- Kẻ Bàng trên 510 lượt người, tăng 37,1% so với cùng kỳ, doanh thu đạt 40 tỷ đồng, tăng 47,1% so với cùng kỳ năm 2011.
Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của huyện đạt 17,2 triệu USD, tăng 69,7%
so với cùng kỳ.