CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qủa sử dụng vốn
1.2.4.2. Các nhân tố khách quan
Nhân tố chính trị - pháp luật, chính sách nhà nước
Vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều không thể thiếu. Điều này được quy định trong các Nghị quyết TW Đảng. Các cơ chế, chính sách này có tác động không nhỏ tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ như từ cơ chế giao vốn, đánh giá lại tài sản, sự thay đổi các chính sách thuế (thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu), chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu công nghệ đều ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới tình hình tài chính.
Bên cạnh đó còn có hệ thống các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của pháp luật về thuế, về lao động, bảo vệ môi trường, an toàn lao động. Các quy định này trực tiếp và gián tiếp tác động lên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh theo những lĩnh vực được nhà nước khuyến khích thì họ sẽ có những điều kiện thuận lợi để phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi kinh doanh theo lĩnh vực bị nhà nước hạn chế. Nhà nước tạo môi trường và hàng lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp, hướng hoạt động của các doanh nghiệp thông qua các chính sách vĩ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
mô của Nhà nước. Do vậy, chỉ một sự thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý của Nhà nước sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu Nhà nước tạo ra cơ chế chặt chẽ, đồng bộ và ổn định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trạng thái nền kinh tế
Trạng thái nền kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế phát triển vững mạnh và ổn định sẽ tạo cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong kinh doanh như: huy động vốn, đầu tư vào các dự án lớn, có cơ hội lựa chọn bạn hàng.
Khi nền kinh tế phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được tăng theo. Bởi lẽ khi khoa học công nghệ phát triển mạnh thì nó sẽ đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt. Nếu như doanh nghiệp không thích ứng được môi trường này chắc chắn sẽ không tồn tại được. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn chú trọng việc đầu tư vào công nghệ . Với những máy móc hiện đại không những tiết kiệm được sức lao động của con người mà còn tạo ra được khối lượng sản phẩm cao với giá thành thấp thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Do đó nó sẽ làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên càng khuyến khích doanh nghiệp tích cực sản xuất, tình hình tài chính của doanh nghiệp được cải thiện ngày càng tốt hơn. Ngược lại, nếu trạng thái nền kinh tế đang ở mức suy thoái thì việc doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình tài chính là rất khó khăn.
Môi trường công nghệ
Khoa học - công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với các nước đang phát triển giá cả và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay công cụ cạnh tranh đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng KHCN cao.
Ngày nay, có lẽ công nghệ là nguồn thay đổi năng động nhất trong tương lai.
Sự thay đổi này mang lại những thách thức cũng như những đe dọa đối với các nhà doanh nghiệp, đòi hỏi phải có nguồn chi lớn bỏ ra cho công nghệ mới, phải có một đội
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
ngũ cán bộ có trình độ cao, tư duy tốt, tiếp cận tốt với công nghệ mới. Nhưng bù việc áp dụng những thành tựu KHCN đã đem lại những kết quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều mẫu mã đẹp, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác trang thiết bị kỹ thuật không những đáp ứng cho khách hàng sản phẩm tốt, hình dáng đẹp, không xâm hại đến sức khỏe mà còn thỏa mãn những nhóm khách hàng đòi hỏi sản phẩm có tính đặc biệt.
Nhân tố tài nguyên môi trường
Tài nguyên môi trường cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh rất lớn đối với nền kinh tế. Nếu nguồn tài nguyên dồi dào sẽ làm cho giá nguyên vật liệu rẻ, chi phí sản xuất giảm, dẫn đến giá thành sản phẩm giảm và làm tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh và làm cho hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Bên cạnh những thuận lợi về tài nguyên mang lại cũng có lúc nó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí khắc phục hậu quả thiên tai, chi phí an toàn lao động, giá nguyên vật liệu tăng do tài nguyên thiên nhiên khan hiếm cũng làm cho hiệu quả kém đi.
1.2.4.2.2. Môi trường vi mô
Khi nền kinh tế thị trường phát triển, hội nhập ngày càng mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các DN sẽ càng trở nên gay gắt. DN nào biết tận dụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mới có thể đứng vững. Theo Michacl Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu Thế Giới hiện nay, bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năng lực cạnh tranh. Điều đó được thể hiện rõ trong mô hình Porter’s Five Forces (năm áp lực cạnh tranh) được xuất bản lần đầu tiên trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979, đây là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận và quan trọng hơn là nó cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì và tăng lợi nhuận
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Sơ đồ 1 : Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Các thành phần trong Mô hình Five Forces của Michael Porter (hay còn gọi là Mô hình 5 áp lực cạnh tranh) gồm:
a. Mức độ cạnh tranh (Rivalry among existing competitors)
Tất cả các hãng đều cố gắng để có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình, và cường độ cạnh tranh thay đổi khác nhau tùy theo từng ngành. Các nhà kinh tế đánh giá khả năng cạnh tranh theo các chỉ số về mức độ tập trung của ngành, và tỷ lệ tập trung (Concentration Ration - CR) là một trong những chỉ số phải kể đến đầu tiên.
Chỉ số CR cho biết phần trăm thị phần do 4 hãng lớn nhất trong ngành nắm giữ.
Chỉ số CR càng cao cho thấy mức độ tập trung thị phần vào các hãng lớn nhất càng lớn, đồng nghĩa với việc ngành đó có mức độ tập trung cao. Nếu chỉ có một số hãng nắm giữ phần lớn thị phần, thì ngành sẽ mang tính cạnh tranh ít hơn (gần với độc quyền bán).
Tỷ lệ tập trung thấp cho thấy ngành có rất nhiều đối thủ, trong đó không có đối thủ nào chiếm thị phần đáng kể. Các thị trường gồm nhiều “mảnh ghép” này được cho là có tính cạnh tranh.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Mức độ cạnh tranh chịu ảnh hưởng của các đặc điểm ngành sau đây:
Số lượng công ty lớn: Số lượng công ty lớn làm tăng tính cạnh tranh, vì có nhiều hãng hơn trong khi tổng số khách hàng và nguồn lực không đổi. Tính cạnh tranh sẽ càng mạnh hơn nếu các hãng này có thị phần tương đương nhau, dẫn đến phải
“chiến đấu” để giành vị trí chi phối thị trường.
Thị trường tăng trưởng chậm: Đặc điểm này khiến các hãng phải cạnh tranh tích cực hơn để chiếm giữ thị phần. Trong một thị trường tăng trưởng cao, các hãng có khả năng tăng doanh thu có thể chỉ do thị trường mở rộng.
Các chi phí cố định cao:Chi phí cố định cao thường tồn tại trong một ngành có tính kinh tế theo quy mô, có nghĩa là chi phí giảm khi quy mô sản xuất tăng.
Chi phí lưu kho cao hoặc sản phẩm dễ hư hỏng:Đặc điểm này khiến nhà sản xuất muốn bán hàng hóa càng nhanh càng tốt. Nếu cùng thời điểm đó, các nhà sản xuất khác cũng muốn bán sản phẩm của họ thì cuộc cạnh tranh giành khách hàng sẽ trở nên dữ dội.
Chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp: Khi một khách hàng dễ dàng chuyển từ sử dụng sản phẩm này sang sản phẩm khác, thì mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn do các nhà sản xuất phải cố gắng để giữ chân khách hàng.
Mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp: Đặc điểm này luôn dẫn đến mức độ cạnh tranh cao. Ngược lại, nếu sản phẩm của các hãng khác nhau có đặc điểm khác nhau rõ rệt sẽ giảm cạnh tranh.
Lợi ích chiến lược cao: Lợi ích chiến lược cao khi mất vị thế trên thị trường hoặc có tiềm năng giành được nhiều lợi nhuận hơn. Tình huống này cũng làm tăng tính cạnh tranh trong ngành.
Các rào cản “thoát ra” cao: Đặc điểm này khiến doanh nghiệp phải chịu một chi phí cao nếu muốn từ bỏ không sản xuất sản phẩm nữa. Vì thế hãng buộc phải cạnh tranh. Rào cản này làm cho một doanh nghiệp buộc phải ở lại trong ngành, ngay cả khi công việc kinh doanh không thuận lợi lắm.
Tính đa dạng của các đối thủ: Với các đặc điểm văn hóa, lịch sử và triết lý khác nhau làm cho ngành trở nên không ổn định. Có những công ty tăng trưởng không tuân theo quy luật làm cho các công ty khác không đánh giá được chính xác tình hình thị trường; vì thế, tính cạnh tranh cũng không ổn định và có chiều hướng tăng lên.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Sự sàng lọc trong ngành: Thị trường tăng trưởng và có cơ hội thu được lợi nhuận cao khuyến khích các hãng mới gia nhập thị trường và các hãng cũ tăng sản lượng. Do vậy, trong ngành sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Đến một lúc nào đó, mức độ tăng trưởng chậm lại và thị trường trở nên bão hòa, tạo nên tình huống cung vượt quá cầu. Khi đó, cuộc sàng lọc diễn ra và cạnh tranh dữ dội dẫn đến chiến tranh giá cả và một số công ty phá sản.
b. Nguy cơ Thay thế - Threat of Substitutes
Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế. Độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay đổi giá ở hàng hóa thay thế.
Càng có sẵn nhiều hàng hóa thay thế thì cầu sản phẩm càng có độ co giãn cao (có nghĩa là chỉ một sự thay đổi nhỏ trong giá sản phẩm cũng dẫn đến sự thay đổi lớn trong lượng cầu), vì lúc này người mua có nhiều sự lựa chọn hơn.
Vì vậy, sự tồn tại của các hàng hóa thay thế làm hạn chế khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành nhất định.
c. Quyền lực của khách hàng - Bargaining power of buyers
Quyền lực của khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đối với một ngành sản xuất nào đó. Nhìn chung, khi quyền lực khách hàng lớn thì mối quan hệ giữa khách hàng với ngành sẽ gần với tình trạng độc quyền mua (Monopsony) - tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một người mua.
Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá. Nếu khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống, khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm.
Sau đây là những yếu tố quyết định đến quyền lực khách hàng.
Khách hàng có quyền lực lớn khi:
- Khách hàng có tính tập trung cao, tức là chỉ có một ít khách hàng chi phối một thị phần lớn trong ngành.
- Khách hàng mua một lượng lớn sản phẩm sản xuất ra hoặc sản phẩm được chuẩn hóa (sản xuất theo tiêu chuẩn giống nhau).
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Khách hàng hoàn toàn có khả năng thực hiện thâu tóm ngược (backward integration), tức là mua đứt công ty sản xuất sản phẩm.
Khách hàng có quyền lực yếu trong những trường hợp sau:
- Nhà sản xuất đe dọa thâu tóm (forward integration) chẳng hạn như mua các công ty phân phối/ bán lẻ.
- Chi phí chuyển đổi sản phẩm của khách hàng lớn. Chẳng hạn, vì sản phẩm không được chuẩn hóa nên khách hàng không thể dễ dàng chuyển sang sử dụng sản phẩm khác.
- Khách hàng đa dạng và khác biệt (fragmented), vì thế không khách hàng nào có ảnh hưởng đáng kể đến sản phẩm hoặc giá. Hiện tượng này xảy ra với hầu hết các loại hàng tiêu dùng.
- Nhà sản xuất cung cấp giá trị đầu vào đáng kể cho sản phẩm của người mua.
d. Quyền lực của nhà cung cấp - Bargaining power of suppliers
Một ngành sản xuất đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô - bao gồm lao động, phụ tùng, vật liệu đầu vào. Điều này dẫn đến mối quan hệ lệ thuộc bên mua - bên cung cấp giữa các doanh nghiệp trong ngành và các hãng cung cấp nguyên liệu, phụ tùng.
Quyền lực của nhà cung cấp thể hiện qua khả năng chi phối các điều kiện giao dịch đối với doanh nghiệp.
Quyền lực của nhà cung cấp mạnh khi:
- Mức độ tập trung (Concentration) của các nhà cung cấp: Quyền lực của nhà cung cấp sẽ rất lớn nếu mức độ tập trung trong ngành cao (tức là phần lớn thị phần tập trung vào một số ít nhà cung cấp.
- Mức độ chuẩn hóa của đầu vào: Việc đầu vào được chuẩn hóa cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và do vậy làm giảm sức mạnh của họ
- Chi phí thay đổi nhà cung cấp: Chi phí này càng cao thì doanh nghiệp sẽ càng phải chịu nhiều điều khoản bất lợi mà nhà cung cấp đặt ra
- Khả năng hợp nhất giữa nhà cung cấp và đơn vị sản xuất (Forward integration). Khả năng này càng cao thì quyền lực của nhà cung cấp càng lớn.
- Quyền lực của khách hàng. Ví dụ: Khách hàng tẩy chay không mua một sản phẩm nào đó khiến nhu cầu đối với các sản phẩm thay thế trở nên lớn hơn và nhà cung cấp có quyền lực thỏa thuận các điều khoản thuận lợi.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Quyền lực của nhà cung cấp yếu khi:
- Có nhiều nhà cung cấp cạnh tranh, trong khi sản phẩm thì khá tương đồng và được tiêu chuẩn hóa (standardized). Ví dụ: Ngành sản xuất lốp xe.
- Khả năng hợp nhất với bên mua hàng (Backward integration). Ví dụ: Công ty gỗ và công ty sản xuất giấy.
- Mức độ tập trung cao trong các doanh nghiệp mua hàng. Ví dụ: Mối quan hệ giữa các công ty may mặc và một vài siêu thị bán lẻ nổi tiếng.
e. Rào cản gia nhập - Entry barriers
Xét về mặt lý thuyết, bất cứ công ty nào cũng có thể tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường. Nếu tồn tại “cổng vào” và “cổng ra” không tốn chi phí, thì cạnh tranh sẽ khiến cho lợi nhuận của ngành không đáng kể.
Tuy nhiên trên thực tế, mỗi ngành có những đặc điểm riêng để “bảo vệ” mức lợi nhuận cao của các doanh nghiệp đã có mặt trong thị trường, đồng thời ngăn cản các đối thủ tiềm năng gia nhập vào thị trường đó. Những đặc điểm này này được gọi là rào cản gia nhập ngành.
- Ngành khó gia nhập nếu:
+ Tồn tại các bí quyết sản xuất hay ý tưởng được cấp bằng sáng chế.
+ Khó thay đổi mặt hàng/hoạt động sản xuất.
+ Khả năng tiếp cận với kênh phân phối thấp.
+ Khoảng cách lớn để đạt được mức sản xuất hiệu quả về mặt chi phí.
- Ngành khó thoát ra nếu:
+ Ngành đòi hỏi các tài sản có tính chuyên môn hóa cao.
+ Chi phí rời bỏ ngành cao.
+ Các doanh nghiệp trong ngành có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Phân tích theo mô hình Năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter cung cấp một cái nhìn toàn diện về môi trường cạnh tranh trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nó cho phép ta có thể so sánh tác động của Năm lực lượng cạnh tranh của doanh nghiệp mình với đối thủ. Từ đó, đánh giá được vị thế cạnh tranh và lường trước được những phản ứng của đối thủ và xây dựng được chiến lược phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ