CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH (2010-2012)
2.5. Tổng kết các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty xăng dầu Quảng Bình
Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm cho thấy mức doanh thu luôn tăng lên, rõ nhất là 2011 mức chênh lệch so với 2010 lên đến 404.773 triệu đồng (tương đương tăng 55,53%). Mặc dù doanh thu năm 2011 tăng cao hơn nhiều so với năm 2010 nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm, từ 7.988 triệu đồng năm 2010 xuống còn 1.895 triệu đồng năm 2011, tương đương giảm 76,28%.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong năm 2011, có nhiều thời điểm giá nhà nước giao cho công ty là quá cao, có mặt hàng (giá giao + VAT + phí xăng dầu + vận chuyển tạo nguồn) đã gần bằng hoặc đội giá tối đa. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Hơn nữa, chi phí vận chuyển tại nguồn quá lớn 300 đ/lít, công ty chỉ nhận được sự hỗ trợ 170 đ/lít từ phía Tập đoàn xăng dầu Việt Nam không đủ bù đắp chi phí vận chuyển thực tế tối thiểu cần thiết. Như vậy, mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm sút. Thêm vào đó, khoảng thời gian từ 1/7/2011 đến 26/8/2011 giá nhập khẩu thế giới giảm, tuy thuế nhập khẩu không tăng nhưng doanh nghiệp lại vung tay cho chi phí chiết khấu quá cao, từ 860 đồng/ lít đến 1000 đồng/ lít.
Các chỉ tiêu về hiệu quả nhìn chung mặc dù năm 2011 và năm 2012 thực sự là hai năm giá cả các mặt hàng xăng dầu trên thế giới và ở trong khu vực có nhiều biến động, tuy nhiên Công ty bước đầu đã sử dụng một cách tương đối có hiệu quả tài sản cố định, đưa vào sử dụng, khai thác tối ưu sự đầu tư của mình, giúp công ty giảm bớt khó khăn và đạt được một số thành tích đáng kể. Giai đoạn 2010 - 2012 ta thấy mặc dù mức doanh lợi của Công ty chưa được cao và ổn định do nhiều tác động khách quan từ thị trường bên ngoài. Nhưng Công ty đã và đang sử dụng rất linh hoạt và có hiệu quả vốn lưu động của mình, hạn chế tối đa sự hoang phí nguồn lực, mang lại cho Công ty nhiều động lực để tiếp tục cố gắng hơn nữa trong tương lai.
Công ty chưa có sự chủ động trong công tác thu hồi công nợ, các khoản phải thu có xu hướng tăng (năm 2012 tăng 26,03% so với năm 2010). Tổng nợ phải trả tăng cao, năm 2011 tăng 219,39% so với năm 2010 khiến cho hệ số nợ cũng tăng lên, năm 2011 tăng 176,75% so với năm 2010. Bước sang năm 2011, 2012 khả năng thanh toán
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
của Công ty là rất thấp nên công ty gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn.
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả của Công ty chưa được cao là do sự tác động của các yếu tố như: giá vốn tăng cao, chi phí cho chiết khấu và công tác thu hồi công nợ còn hạn chế.
Xét từ thực tiễn Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu (Nghị định 84), quản lý giá bán xăng dầu được thực hiện trên nguyên tắc cơ chế thị trường với sự quản lý của nhà nước.
Xét theo lý thuyết năm nhân tố cạnh tranh của Michael Porter thì xăng dầu hoàn toàn có thể bảo đảm được nguyên tắc cơ bản của cơ chế thị trường là tính cạnh tranh.
Đầu tiên là áp lực cạnh tranh đến từ số lượng và quy mô nhà cung cấp, hiện nay trên thị trường có đến 14 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Hệ thống phân phối vươn rộng khắp cả nước với 344 tổng đại lý, 4.632 đại lý và hơn 10.000 cửa hàng bán lẻ, có sự góp mặt đa dạng của các thành phần kinh tế, còn ở phân khúc nhập khẩu xăng dầu thì có 10 doanh nghiệp tham gia, đều là doanh nghiệp nhà nước. Tuy Petrolimex là doanh nghiệp chiếm phần lớn thị trường nhưng số lượng doanh nghiệp tham gia nhiều cũng là yếu tố thuận lợi để ta có thể tiến hành các biện pháp sát nhập. Từ đó sẽ tạo ra được môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn.
Thứ hai là áp lực cạnh tranh đối với đối thủ tiềm ẩn. Xem xét những điều kiện pháp luật quy định, có thể thấy, hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đòi hỏi một sự đầu tư lớn, chỉ những doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực mạnh mới có thể đáp ứng, điều này cũng đặt ra một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bằng nguồn vốn tự huy động có thể xây dựng và tạo lập một cơ sở hạ tầng theo quy định để chen chân vào hình thức kinh doanh xăng dầu này. Như vậy, có thể kết luận, chi phí đầu tư ban đầu là rào cản lớn đối với việc gia nhập thị trường nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên ta có thể khắc phục bằng cách giảm chi phí đầu tư ban đầu để gia nhập thị trường xăng dầu, trong đó tập trung chủ yếu vào việc đầu tư các cầu cảng, kho tiếp nhận, thiết bị vận chuyển chuyên dụng. Trong khi hiện nay, do lịch sử để lại, một số doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối lớn như Petrolimex đang sở hữu phần lớn hệ thống này. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh không nhỏ so với các doanh nghiệp khác.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Do vậy, việc phân định lại quyền sở hữu hệ thống kho/cảng, bến bãi, hệ thống thiết bị vận chuyển và phân phối xăng dầu theo hướng tách phần sở hữu hệ thống này ra cho một doanh nghiệp độc lập quản lý và khai thác sẽ tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Thứ ba là áp lực cạnh tranh đến từ sản phẩm thay thế: Trong những năm gần đây, các nhà khoa học vẫn đang miệt mài kiếm tìm và nghiên cứu ra các nguồn nhiên liệu khác nhau, trong đó có nhiên liệu sinh học. Nhiên liệu sinh học là loại nhiên liệu được hình thành từ các hợp chất có nguồn gốc động thực vật như nhiên liệu chế xuất từ chất béo của động thực vật (mỡ động vật, dầu dừa), ngũ cốc (lúa mì, ngô, đậu tương), phế phẩm nông nghiệp (vật liệu phế thải sau gặt hái như lá, rơm, rạ, thân bắp, lõi bắp), phế phẩm công nghiệp (vụn gỗ, mạt cưa, vụn thân cây hoặc cành cây). Trước đây, nhiên liệu sinh học không được chú trọng. Đây dường như chỉ là một loại nhiên liệu phụ thay thế, được sử dụng ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện tình trạng khủng hoảng nhiên liệu ở quy mô toàn cầu cũng như ý thức bảo vệ môi trường lên cao, nhiên liệu sinh học bắt đầu được chú ý phát triển ở quy mô lớn hơn do có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại nhiên liệu truyền thống. Việc tìm ra sản phẩm thay thế khác với nhiều tiềm năng phát triển cũng góp phần làm tăng tính cạnh tranh cho mặt hàng xăng dầu đang ngày càng ở thế độc quyền như hiện nay.
Nhưng trên thực tế chi phí chiết khấu cho đại lý được đẩy lên cao đến như vậy lại chưa thực sự hợp lý. Bởi vì hoạt động kinh doanh xăng dầu không như các sản phẩm khác, doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh để giành thị phần bằng việc tăng chiết khấu cho đại lý. Thực tế các doanh nghiệp đầu mối ký hợp đồng ổn định với hệ thống đại lý, thậm chí hệ thống phân phối theo vùng, theo khu vực nhằm tiêu thụ cho hiệu quả. Nên không thể hôm nay ký hợp đồng với đại lý này, mai lại thay đổi ký với đại lý khác. Cho nên doanh nghiệp có thể xem xét giảm bớt chi phí chiết khấu để có thể giảm giá bán cho người tiêu dùng. Còn về phía doanh nghiệp, trong giai đoạn từ ngày 1-7 đến 26-8-2011, giá nhập khẩu thế giới giảm, thuế nhập khẩu không tăng. Nếu doanh nghiệp không vung tay chi chiết khấu quá cao tới 860-1000 đồng/lít, giá mà vẫn giữ mức chi chiết khấu 500-600 đồng/lít như hồi đầu năm thì doanh nghiệp sẽ giảm lỗ, thậm chí có lãi.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ