CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH (2010-2012)
2.2. Thực trạng tình hình sử dụng vốn của công ty giai đoạn 2010 - 2012
2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư vào các loại tài sản
Ta thấy khi phân tích cơ cấu tài sản, ta có đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Sơ đồ 5: Cơ cấu đầu tư vào các loại tài sản của Công ty giai đoạn 2010 - 2012.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Qua bảng số liệu, vốn của công ty được đầu tư hầu hết vào hai loại tài sản là TSCĐ và TSLĐ. Năm 2010 mức chệnh lệch giữa TSCĐ và TSLĐ là 31.962 triệu đồng. Trong đó, TSCĐ chiếm 66,31% và còn lại là TSLĐ. Sang năm 2011, mức tăng TSCĐ và TSLĐ là không đáng kể, TSCĐ chiếm 63,2% trong tổng tài sản tương đương với tăng 6.422 triệu đồng, còn TSLĐ chiếm 36,8% tương đương với tăng 8.554 triệu đồng. Điều này làm cho tổng mức tài sản năm 2011 so với năm 2010 tăng lên 14.976 triệu đồng (nghĩa là tăng 15,28%). Năm 2012 là năm có mức tăng TSCĐ đáng kể, từ 71.393 triệu đồng của năm 2011 lên đên 94.370 triệu đồng, tức là tăng 22.977 triệu đồng (tương đương với tăng 32,18%). Tuy nhiên TSLĐ lại giảm 1.945 triệu đồng so với năm 2011 (tức giảm 4,68%). Nguyên nhân là do năm 2012 công ty mở rộng quy mô hoạt động của mình, nên có sự gia tăng đáng kể mức đầu tư vào TSCĐ.
Nhìn chung, qua 3 năm ta thấy tổng tài sản của công ty không ngừng tăng lên, từ 97.980 triệu đồng ở năm 2010 đã lên đến 133.988 triệu đồng vào năm 2012, tức là tăng 36.008 triệu đồng (tương đương tăng 36,75%). Bên cạnh đó là sự gia tăng của TSCĐ, nhân tố luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng mức tài sản, cụ thể, từ năm 2010 đến 2012, mức tăng là 29.399 triệu đồng (tương đương với tăng 45,25%). TSLĐ cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể, so với năm 2010, năm 2012 chỉ tăng 6.609 triệu đồng (tương đương với tăng 20,02%). Điều này cho thấy, qua từng năm công ty đã và đang tiếp tục được mở rộng, tăng mức đầu tư vào máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nhà cửa, vật kiến trúc, hiện đại hóa cơ sở vật chất cho toàn hệ thống cửa hàng xăng dầu… tuy nhiên, công ty chưa thực sự chú trọng đầu tư vào quy mô sản xuất, sự đầu tư về TSCĐ chưa được khai thác triệt để nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.
2.2.2.1. Cơ cấu tài sản lưu động
Chúng ta thấy vốn lưu động là tài sản rất quan trọng, là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Nếu doanh nghiệp không đủ vốn thì việc tổ chức sử dụng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn và do đó quá trình sản xuất cũng bị trở ngại. Cơ cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động, xác định được cơ cấu vốn lưu động hợp lý sẽ góp phần giúp Công ty sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả vốn lưu động đã bỏ ra.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Sơ đồ 6: Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty giai đoạn 2010 - 2012
Vốn bằng tiền tại quỹ của công ty trong cả 3 năm đều ít, đặc biệt là có sự giảm dần qua từng năm, năm 2010 lượng tiền mặt tại quỹ là 4.844 triệu đồng nhưng đến năm 2012, số tiền chỉ còn 1.034 triệu đồng, giảm 3.810 triệu đồng (tương đương giảm 78,65%) mặc dù số tiền này có tăng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là do năm 2012 công ty chưa chủ động trong việc thu hồi công nợ, chủ yếu là công nợ khách hàng. Lượng tiền mặt ít kéo theo chi phí cơ hội thấp. Qua đó ảnh hưởng đến tình hình thanh toán tức thời của công ty kém, nếu trong trường hợp cùng một lúc nhiều chủ nợ đến đòi tiền một lần thì công ty sẽ khó có khả năng thanh toán cho khách hàng.
TSLĐ khác chiến tỉ trọng thấp nhất trong tổng số TSLĐ, năm 2011 tăng đột biến, từ 239 triệu đồng năm 2010 lên đến 719 triệu đồng nắm 2011 tức là tăng 480 triệu đồng (tương đương tăng hơn 200%), nhưng qua năm 2012 lại giảm mạnh xuống còn 228 triệu đồng, còn thấp hơn năm 2010. Mức tăng thấp một phần là do công ty tăng các khoản thế chấp và tạm ứng.
Về hàng tồn kho, là một doanh nghiệp thương mại thuần túy do đó lượng hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản lưu động, và tỷ trọng đó có xu hướng ngày càng tăng lên. Năm 2010 lượng hàng tồn kho chỉ là 1.875 triệu đồng nhưng đến năm 2011 đã tăng lên đến 5.772 triệu đồng tức tăng 3.897 triệu đồng (tương đương tăng 207,8%). Lượng hàng tồn kho tăng mạnh chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011 rất tốt. Sang năm 2012, lượng hàng tồn kho có giảm nhẹ, xuống còn 5.522 triệu đồng, tức giảm 4,33%. Sự giảm sút này là do nhà cung cấp (Tập đoàn xăng dầu Việt Nam) gặp khó khăn trong nhập khẩu hàng hóa do giá cả thế giới có nhiều biến động.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bên cạnh đó, các khoản phải thu cũng có xu hướng ngày càng tăng lên, từ 26.052 triệu đồng năm 2010 đã tăng lên đến 32.834 triệu đồng năm 2012, tức tăng 5.986 triệu đồng (tương đương tăng 22,97%) kèm theo đó là lượng tiền mặt tại quỹ của công ty giảm. Vậy nên, trong thời gian tới công ty cần phải có những biện pháp hiệu quả hơn để giảm thiểu công nợ nhằm giảm áp lực thiếu vốn trong kinh doanh.
Như vậy, trong những năm qua cùng với sự phát triển mở rộng các lĩnh vực kinh doanh làm xuất hiện những khó khăn và yêu cầu mới trong công tác quản lý và điều hành vốn. Nhu cầu về vốn tăng cao, nhất là đối với vốn dự trữ hàng tồn kho và vốn bằng tiền. Trong khi đó, nguồn vốn bổ sung rất hạn chế, do kinh doanh xăng dầu liên tục 3 năm qua có nhiều khó khăn, lợi nhuận không đáng kể.
Để cân đối giải quyết vấn đề vốn, công ty đã huy động sử dụng tối đa các nguồn quỹ xí nghiệp chưa sử dụng, thu nộp ngân sách chưa đến hạn và tranh thủ tín dụng của người bán hàng. Đồng thời, có biện pháp giảm thiểu công nợ khách hàng. Kết quả của các phương pháp này là đã huy động được nguồn vốn đến mức tối đa phục vụ cho kinh doanh, cải thiện đáng kể chu trình luân chuyển vốn.
2.2.2.2. Cơ cấu tài sản cố định
Tình hình sử dụng vốn cố định
Phần lớn vốn cố định của công ty được biểu hiện dưới dạng tài sản cố định.
Thời điểm hiện tại tài sản cố định của công ty hiện có:
+ Nhà cửa và vật kiến trúc gồm có: văn phòng làm việc, nhà kho và các cửa hàng. Trong đó: nhà kho được xây dựng từ những năm 1990 do đó hệ thống công nghệ lạc hậu, tỷ lệ hao hụt cao.
+ Máy móc thiết bị phục vụ công tác quản lý cũng như bán hàng luôn được lãnh đạo công ty quan tâm đầu tư, trong đó quan trong nhất vẫn là hệ thống cột bơm xăng dầu. Những năm gần đây công ty đã đẩy mạnh đầu tư trang bị lại hệ thống cột bơm mới, hiện đại cho các cửa hàng nhằm đảm bảo độ chính xác cao và an toàn trong công tác phòng chống cháy nổ vệ sinh môi trường.
+ Phương tiện vận tải: phương tiện vận tải chủ yếu của công ty là các loại xe xitéc vận chuyển xăng dầu. Tuy nhiên hiện nay, có đến 90% các phương tiện này đã qua sử dụng từ 8 năm trở lên và đã hết khấu hao do đó công ty luôn phải tăng cường công tác quản lý và sử dụng, có kế hoạch sửa chữa và bảo quản thường xuyên.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Cơ cấu TSCĐ
Một bộ phận không kém phần quan trọng trong cơ cấu tài sản đó là TSCĐ. Nó quyết định đến tư liệu lao động, chúng ta nghiên cứu cơ cấu TSCĐ qua bảng sau:
Sơ đồ 7: Cơ cấu tài sản cố định của Công ty giai đoạn 2010 - 2012
Qua bảng số liệu trên ta thấy TSCĐ qua các năm tăng giảm không ổn định.
Nhìn chung, trong TSCĐ thì nhà cửa chiếm tỷ trọng lớn nhất và mức đầu tư vào hạng mục này không ngừng tăng lên theo từng năm, năm 2010 công ty đầu tư 43.310 triệu đồng, năm 2011 là 56.736 triệu đồng tăng 13.426 triệu đồng (tương đương tăng 30,99%). Bước qua năm 2012 lại tăng thêm 21.287 triệu đồng (tương đương với tăng thêm 37,52%). Nguyên nhân của sự tăng lên không ngừng đó một mặt là do Công ty ngày càng phát triển thêm nhiều hệ thống cửa hàng xăng dầu ở nhiều địa điểm khác nhau phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác là do năm 2010, Công ty tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp để thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần cho nên giá trị của Tài sản cố định tăng lên .
Bên cạnh việc đầu tư vào nhà cửa công ty cũng chú trọng đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị phục vụ phát triển kinh doanh, và số tiền đó không ngừng tăng thêm qua từng năm. Từ 7.054 triệu đồng năm 2010 đã lên đến 10.917 triệu đồng năm 2012, tức là tăng 3.863 triệu đồng (tương đương tăng 54,76%).
Phương tiện vận tải là yếu tố không chứa quá nhiều biến động, thậm chí nó còn có xu hướng giảm nhẹ, năm 2010 là 4.877 triệu đồng, sang năm 2011 giảm còn 4.047 triệu đồng tức giảm 830 triệu đồng (tương đương với giảm 17,02%). Năm 2012 có tăng trở lại nhưng không nhiều, so với năm 2011 thì tăng 19,79%.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Thiết bị và dụng cụ quản lý là yếu tố bị giảm mạnh, từ 9.730 triệu đồng ở năm 2010 đột ngột giảm xuống còn 1.209 triệu đồng ở năm 2011, tức là giảm 8.521 (tương đương giảm 87,57%). Bước sang năm 2012, nó còn tiếp tục giảm xuống còn 582 triệu đồng. Nguyên nhân là do thiết bị và dụng cụ quản lý chủ yếu là những thứ có thời gian sử dụng lâu, và sau khi bỏ ra một khoản tiền lớn ban đầu thì những năm tiếp theo chỉ cần bỏ ra ít chi phí để bảo trì, bảo dưỡng cho nên mới có sự sụt giảm mạnh như thế qua các năm.
Nhìn chung TSCĐ qua các năm, đều có xu hướng tăng lên, điều này chủ yếu là do sự tăng thêm của việc đầu tư vào nhà cửa, máy móc thiết bị. Từ 64.971 triệu đồng năm 2010 đã tăng lên đến 94.370 triệu đồng năm 2012 tức là tăng 29.399 triệu đồng (tương đương tăng 45,25%).