CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH (2010-2012)
2.1. Khái quát về công ty xăng dầu Quảng Bình
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty xăng dầu Quảng Bình là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh theo quy định của ngành, theo luật pháp quy định và thực hiện chế độ tự quản lý theo chế độ một thủ tướng trên cơ sở có sự phối hợp tham gia của các tổ chức đoàn thể và thực hiện quyền làm chủ của người lao động nhằm không ngừng tăng cường và hoàn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
thiện cơ chế quản lý nội bộ đáp ứng quá trình mở rộng, phát triển doanh nghiệp và phù hợp với cơ chế thị trường, chính sách quy định của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty xăng dầu Quảng Bình chủ yếu là kinh doanh:
- Kinh doanh nhiên liệu chính: Gồm 5 mặt hàng: xăng Mogas 92, xăng Mogas 95, Diezel, nhiên liệu phản lực JET A - 1, TC - 1, dầu hỏa, Mazut hàng hải, Mazut đốt lò.
Hàng tháng, hàng quý công ty trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên thị trường lập đơn hàng để Tập đoàn có căn cứ sắp xếp và đảm bảo cung cấp nguồn hàng đầy đủ, kịp thời. Giá hàng nhập kho được quy định tại từng thời kỳ giá cụ thể. Giá bán ra Công ty tự cân đối trong khuôn khổ giá trần do Nhà nước quy định.
Với đặc điểm kinh doanh có sự điều tiết của Nhà Nước, việc nhập khẩu hàng hóa được quy về một mối do tập đoàn xăng dầu Việt Nam đảm nhận, sau đó hàng hóa được chuyển giao cho các Công ty thành viên với hình thức hàng giữ hộ cho Tập Đoàn, các công ty thành viên chịu cước phí vận chuyển hàng về tới đơn vị mình. Vì vậy kết quả kinh doanh của Công ty phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan như giá cả trên thị trường thế giới và trong khu vực.
- Công ty còn mở rộng sản xuất kinh doanh các mặt hàng khác như: Dầu mỡ nhờn và các sản phẩm hóa dầu; Khí đốt hóa lỏng; Bếp gas và phụ kiện. Bên cạnh đó công ty còn kinh doanh mặt hàng vật tư tổng hợp và xuất nhập khẩu.
Sơ đồ 3 : Sơ đồ công nghệ 2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức mạng lưới kinh doanh
Công ty thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, với hệ thống tổ chức sản xuất - kinh doanh bao gồm:
- Xăng dầu sáng.
YẾU TỐ ĐẦU VÀO - Hàng hóa - vât tư-
tài sản - Tiền vốn - Lao động
DỰ TRỮ KHÂU LƯU THÔNG - Tại kho Trung tâm - Tại hệ thống cửa hàng
-Tại kho khách hàng
YẾU TỐ ĐẦU RA - Tiền bán hàng - Công nợ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Dầu mỡ nhờn và các sản phẩm hóa dầu; khí đốt hóa lỏng; bếp gas và các phụ kiện.
- Mặt hàng vật tư tổng hợp và xuất nhập khẩu.
- Đội xe vận chuyển xăng dầu phục vụ cho công tác kinh doanh
Trong khi đó kinh doanh mặt hàng xăng dầu sang chiếm tỷ trọng 85% tổng doanh thu.
Kinh doanh mặt hàng chủ yếu là xăng dầu với hệ thống phân phối đều khắp trong tỉnh. Bao gồm các đơn vị trực thuộc:
+ 01 kho cảng dầu Sông Gianh với dung tích chứa 5.000 m3xăng dầu.
+ 01 trạm kinh doanh gas và các sản phẩm hóa dầu, Trạm chiết nạp và phân phối gas hóa lỏng (LPG).
+ 12 Cửa hàng xăng dầu với tổng số 60 điểm bán xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn (quầy bán lẻ xăng dầu)
+ 01 Chi nhánh kinh doanh vật tư tổng hợp và xuất nhập khẩu với hệ thống mạng lưới bán hàng có 10 điểm bán.
Nguồn hàng:
+ Nguồn hàng xăng dầu Công ty nhận được qua các đầu mối lớn thuộc Tập đoàn: Công ty xăng dầu khu vực 5, Công ty xăng dầu Nghệ An, vận tải bằng đường biển và đường bộ, trong đó chủ yếu là vận tải biển, hàng về giao tại kho Cảng xăng dầu Sông Gianh.
+ Nguồn hàng vật tư khác: Vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng, Công ty khai thác các đầu mối khác trong nước hoặc xuất nhập khẩu.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Sơ đồ 4: Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.3.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xăng dầu
- Về nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu
Theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu (Nghị định 84), quản lý giá bán xăng dầu được thực hiện trên nguyên tắc cơ chế thị trường với sự quản lý của nhà nước, nhưng hiện nay thị trường xăng dầu thực chất vẫn chưa vận hành theo cơ chế thị trường.
Để đảm bảo ổn định mặt bằng giá, tránh những xáo trộn lớn về giá cả ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng, mặt bằng giá xăng dầu được Nhà nước giữ tương đối ổn định trong những khoảng thời gian tương đối dài, bất chấp thị trường có biến động lớn. Nhà nước can thiệp vào giá cả xăng dầu thông qua các công cụ tài chính. Khi giá xăng dầu thế giới xuống thấp, giá bán xăng dầu trong nước thường không được điều chỉnh xuống theo, mà giữ nguyên để tăng phần thu của Nhà nước thông qua tăng thuế suất thuế nhập khẩu và các khoản thu khác, thậm chí để doanh nghiệp có thể bố trí trả những khoản được Nhà nước “bù lỗ” trước đó. Ngược lại, khi giá thị trường thế giới
HỆ THỐNG CÁC CỬA HÀNG TRỰC THUỘC CÔNG TY
- Xuất bán lẻ qua hệ thống bán lẻ
- Xuất bán buôn cho các đối tượng ký hợp đồng - Xuất bán buôn qua hệ thống Đại lý của công ty
Kinh doanh vận tải xây dựng - Vận chuyển
tạo nguồn - Điều động nội
bộ
- Vận chuyển cho khách hàng
Kinh doanh gas – dầu mỡ
nhớt – nhựa đường Kinh doanh
xăng dầu sáng tổng hợp và
Kinh doanh vật tư xuất nhập khẩu
Trung tâm điều hành sản xuất kinh doanh VĂN PHÒNG CÔNG TY
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
lên cao, giá trong nước lại chỉ được điều chỉnh lên ít hơn và Nhà nước lại phải cắt giảm các khoản thu, thậm chí còn phải hỗ trợ tài chính (bù lỗ) thông qua quỹ bình ổn xăng dầu của doanh nghiệp.
Nói cách khác là hiện nay, việc định giá bán lẻ xăng dầu phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữa Nhà nước - người tiêu dùng - doanh nghiệp. Điều này đã làm bóp méo sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường xăng dầu. Trong trường hợp có sự biến động về giá xăng dầu trên thị trường thế giới, cả Nhà nước và doanh nghiệp đều rơi vào thế bị động.
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường xăng dầu
Sau 2 năm thực hiện Nghị định 84, từ chỗ chỉ có 9 doanh nghiệp đầu mối, thị trường xăng dầu có thêm 4 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia.
Như vậy có nghĩa là chúng ta đã rất chủ động phá vỡ cái gọi là thế độc quyền.
Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc cơ bản trong cạnh tranh là phải đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng về giá. Nghịch lý cho thấy, mặc dù giá vốn của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu khác nhau; điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện kinh doanh; lãi, lỗ của các doanh nghiệp này cũng khác nhau, nhưng trên thực tế, hệ thống phân phối bán lẻ của nước ta vẫn là hệ thống cửa hàng “một giá”. Như vậy, các doanh nghiệp không có sự cạnh tranh về giá trên thị trường xăng dầu. Điều này đã làm triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường xăng dầu của Việt Nam, gây tác động tiêu cực đến lợi ích của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, những bất cập về cấu trúc thị trường cũng là một vấn đề lớn gây nên bất ổn trên thị trường xăng dầu hiện nay. Trong khi hệ thống phân phối vươn rộng khắp cả nước với 344 tổng đại lý, 4.632 đại lý và hơn 10.000 cửa hàng bán lẻ, có sự góp mặt đa dạng của các thành phần kinh tế, thì ở phân khúc nhập khẩu xăng dầu chỉ có 10 doanh nghiệp tham gia, đều là doanh nghiệp nhà nước. 10 doanh nghiệp là xét về số lượng, còn trên thực tế, thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu đang bị chi phối bởi Petrolimex.
Xét về tổng quan thị trường thì Petrolimex là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nhập khẩu xăng (mức thị phần gần 60%). Bên cạnh đó, vấn đề đáng quan tâm ở đây là ngoài Petrolimex, nhóm doanh nghiệp còn lại trên thị trường có quy mô
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
và thị phần tương đối nhỏ so với Petrolimex (có thị phần khoảng trên dưới 10%) nên rất khó để các doanh nghiệp này có thể cạnh tranh bình đẳng với Petrolimex.
- Rào cản gia nhập thị trường xăng dầu
Chi phí đầu tư ban đầu để gia nhập thị trường xăng dầu là tương đối lớn. Theo Điều 7 Nghị định 84, doanh nghiệp muốn tham gia xuất nhập khẩu xăng dầu cần thỏa mãn những điều kiện sau về quy mô (có thể sở hữu hoặc thuê từ năm năm trở lên):
+ Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế có thể tiếp nhận được tàu có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn;
+ Có kho tiếp nhận dung tích tối thiểu 15.000 m3;
+ Có phương tiện vận tải chuyên dụng;
+ Có ít nhất 10 cửa hàng bán lẻ;
+ Có ít nhất 40 đại lý bán lẻ.
Xem xét những điều kiện pháp luật quy định, có thể thấy, hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đòi hỏi một sự đầu tư lớn, chỉ những doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực mạnh mới có thể đáp ứng, điều này cũng đặt ra một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bằng nguồn vốn tự huy động có thể xây dựng và tạo lập một cơ sở hạ tầng theo quy định để chen chân vào hình thức kinh doanh xăng dầu này. Như vậy, có thể kết luận, chi phí đầu tư ban đầu là rào cản lớn đối với việc gia nhập thị trường nhập khẩu xăng dầu.
- Cách tính thuế đối với mặt hàng xăng dầu
Hiện nay, mỗi lít xăng dầu phải chịu 12% thuế nhập khẩu, 10% thuế VAT, 1.000 đồng phí xăng dầu (còn gọi là phí giao thông), 1.000 đồng trích trả nợ tiền bù giá ngân sách, 200 đồng trích quỹ bình ổn. Đặc biệt với mặt hàng xăng còn bị đánh thêm 10% thuế tiêu thụ đặc biệt. Như vậy, trung bình mỗi lít xăng đang phải gánh đến 6.500 đồng tiền thuế, phí, tương đương gần 30% giá bán.
2.1.3.4. Các nguồn lực kinh tế
Các nguồn lực kinh tế là nguồn gốc hình thành của cải, chúng là những phương tiện tạo ra sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Với quyền hạn của mình, nhà quản lý có trách nhiệm đảm bảo các nguồn lực của đơn vị mình được sử dụng một cách tối ưu nhất.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
2.1.3.4.1. Nguồn nhân lực
Nhân viên là một nguồn lực quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Ban lãnh đạo của Công ty đã có những kiến nghị đề bạt với cấp trên tuyển dụng những người có năng lực chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt vào làm việc ở Công ty. Ngoài ra, Công ty còn tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ; có chính sách khen thưởng kịp thời cho những nhân viên có thành tích, có sáng kiến làm lợi cho đơn vị cũng như xử phạt kịp thời đối với nhân viên không tuân thủ hoặc làm trái với quy định của đơn vị.
Nhờ những cố gắng trong việc tuyển dụng mà trong thời gian qua, số lượng cán bộ công nhân viên quản lý có đến 45 người. Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty tương đối ổn định và khá cao, được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 1: Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty tháng 12 giai đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Tổng quỹ lương Đồng 1.792.000.000 2.080.000.000 2.309.850.000
2. Số lao động bình quân Người 512 520 531
3. Tiền lương bình quân Đồng 3.500.000 4.000.000 4.350.000 2.1.3.4.2. Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính trong một doanh nghiệp có thể được ví như huyết mạch của một cơ thể sống bởi vì không có tài chính thì khó có thể có được các nguồn lực khác.Tệ hơn nữa là sẽ dẫn đến tình trạng phá sản của Doanh nghiệp nếu Doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ đến hạn. Do đó vấn đề đặt ra là nguồn lực tài chính cần được quản lý và kiểm soát một cách chặt chẽ.
Trong những năm qua, nguồn vốn dùng để tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay. Do vậy câu hỏi lớn đặt ra cho Ban lãnh đạo là làm thế nào sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả tạo ra được nhiều lợi nhuận nhất để ngoài việc trang trải các khoản chi phí liên quan, đồng thời với số lợi nhuận đó tiếp tục đầu tư nhằm duy trì quá trình hoạt động kinh doanh.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bảng 2: Khải quát tình hình Thực hiện nhiệm vụ SX-KD của công ty qua các năm giai đoạn 2010-2012 (một số chỉ tiêu cơ bản)
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 1. Sản lượng tiêu thụ
- DM nhờn Lít 278,361 264,436 275,336 -5,0% 4,121
- Gas Kg 933,197 824,059 877,363 -11,69 6,47
- VTTH & XNK Tr.đ 37,754 53,237 41,394 41,01 -22,25
2. Lao động Người 512 520 531 1,56 2,11
3. Doanh thu Tr.đ 728.886 1.133.659 1.292.257 55,53 13,99 4. Giá vốn hàng bán Tr.đ 685.886 1.091.508 1.241.336 59,14 13,73 5. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 5.991 1.421 4.316 -76,28 203,73 6. Nộp ngân sách Tr.đ 1.997 474 1.439 -76,26 203,58