Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xăng dầu quảng bình giai đoạn 2010 2012 (Trang 83 - 88)

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp luôn là vấn đề lâu dài mang tính cấp bách và là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Để thực hiện được điều đó không riêng mỗi cá thể thực hiện mà toàn thể công nhân viên trong doanh nghiệp không ngừng nâng cao trách nhiệm đưa doanh nghiệp mình đạt được những mục tiêu đã đề ra, sau đây là một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu Quảng Bình.

3.2.1. Nâng cao hiệu quả thu hồi công nợ khách hàng nhằm giảm áp lực thiếu vốn trong kinh doanh

- Giao trách nhiệm cho từng thành viên trong ban phụ trách đòi nợ khách hàng, ngoài mức lương cố định hàng tháng nhân viên thu hồi nợ của Công ty còn được hưởng mức thù lao dựa trên tỷ lệ phần trăm số nợ thu được theo từng tháng. Việc quy định trách nhiệm rõ ràng giúp các thành viên chủ động trong việc xử lý các tình huống thực tế.

- Ngưng việc giao hàng nếu khách hàng không thanh toán các khoản nợ trong một thời gian nhất định.

- Kiểm tra kỹ đối tác, chủ yếu tập trng đánh giá, phân tích đối tác để bán hàng dựa trên kinh nghiệm cá nhân trong những mối quan hệ kinh doanh có từ trước nhằm hạn chế rủi ro.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

3.2.2. Nên có mức trần chiết khấu

Nên quy định mức trần chiết khấu cho đại lý để doanh nghiệp không thể muốn tùy tiện tăng chiết khấu. Có thể định mức chi phí kinh doanh 600 đồng/lít là lạc hậu nên cần phải sửa đổi nhưng cần phải nghiên cứu cụ thể. Chẳng hạn sẽ nâng lên mức 800 đồng/lít, trong đó quy định chiết khấu cho đại lý chiếm khoảng 40% là 320 đồng.

Nếu sau này cơ quan thuế quyết toán mà thấy vượt thì sẽ bị xử lý. Nếu thấp hơn quy định 40% mà đại lý chấp nhận thì doanh nghiệp có lãi.

3.2.3. Thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường thông qua việc hạn chế sự can thiệp của Nhà nước

Việc vận hành kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường đồng nghĩa với việc phải có cạnh tranh về giá bán của các doanh nghiệp tham gia thị trường. Muốn vậy, nên giao quyền quyết định giá bán lẻ cho các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu để họ điều tiết thị trường, để tạo được sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đến từng đại lý, cửa hàng, cây xăng…

Nhà nước chỉ can thiệp vào thị trường trong điều kiện thị trường khủng hoảng, hoặc có những sự biến động mạnh về giá trên thị trường thế giới (ví dụ, năm 2008, trong một đêm, giá đã tăng vài chục USD/thùng; hay khi giá rơi tự do, giảm sâu; hoặc có biểu hiện mất cân đối về cung - cầu) nhưng vẫn phải minh bạch. Còn trong hoàn cảnh nền kinh tế phát triển bình thường, nên trao cho doanh nghiệp quyền chủ động quyết định giá bán phù hợp với cung - cầu và biến động của thị trường thế giới. Nhà nước chỉ nên can thiệp ở mức độ hợp lý thông qua các công cụ điều tiết như quy hoạch, thuế, các loại chi phí, các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường hoặc sử dụng kho dữ trữ xăng dầu quốc gia chứ không phải bằng các thủ tục hành chính hay các ràng buộc mức tăng giảm và tần suất tăng giảm giá bán lẻ xăng dầu.

3.2.4.Giảm rào cản gia nhập thị trường để thị trường để khuyến khích mở rộng đối tượng tham gia kinh doanh bán buôn/bán lẻ xăng dầu

Quy định mới của Chính phủ về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh phân phối xăng dầu cho phép thương nhân chỉ cần là doanh nghiệp (không bắt buộc phải là doanh nghiệp nhà nước) đều được cấp giấy phép kinh doanh phân phối xăng dầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh phân phối xăng dầu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

như có kho bể dung tích tối thiểu 5.000m3, có tối thiểu năm cửa hàng bán lẻ, 20 đại lý bán lẻ xăng dầu, phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu của doanh nghiệp, đồng sở hữu hoặc thuê dài hạn.

Để tạo lập một sân chơi cạnh tranh, Nhà nước cần tạo ra môi trường cạnh tranh tốt hơn với việc xóa bỏ rào cản để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, đồng thời cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng hệ thống phân phối của mình trên cơ sở phù hợp với quy hoạch phát triển ngành xăng dầu nói chung, từ đó tích tụ để tạo ra nhân tố mới, cân bằng thị trường xăng dầu hiện nay với lợi thế đang nghiêng hẳn về phía Petrolimex.

3.2.5. Các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí

Chi phí là thành phần cơ bản tác động tỷ lệ nghịch với lợi nhuận mà công ty luôn muốn giảm đến mức tối thiểu, có như vậy công ty mới có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để giảm chi phí thì công ty cần:

+ Giảm chi phí lưu thông: Công ty xăng dầu Quảng Bình là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, mà chức năng quan trọng nhất của doanh nghiệp thương mại là lưu thông và phân phối hàng hóa nên chi phí này thường chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của công ty, nên giảm chi phí lưu thông là cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, mức chi phí cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tổ chức quản lý và các nhân tố chủ quan của người quản trị công ty. Muốn giảm chi phí lưu thông ta phải giảm từng chi phí từng khoản mục chiếm trong tổng chi phí, trong đó chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí lưu thông. Muốn giảm chi phí này cần phải rút ngắn quảng đường vận tải, nên kết hợp nhiều lần vận chuyển hàng hóa có cùng tuyến đường, lựa chọn đúng đắn phương tiện vận tải hàng hóa, phân bố hợp lý mạng lưới kinh doanh tạo cho hàng hóa có đường vận động hợp lý và ngắn nhất, sử dụng phương thức vận chuyển tiên tiến.

+ Chi phí bảo quản và tránh hao hụt: Công ty xăng dầu Quảng Bình là một đơn vị kinh doanh hàng hóa có tính chất lý hóa rất khác so với các công ty thương mại, vì hàng hóa kinh doanh của công ty dễ bay hơi và hao hụt nên giảm chi phí bảo quản có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để giảm bớt chi phí này công ty nên kiểm tra chặt chẽ số lượng nhập kho, có sự phân loại hàng hóa, không

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

ngừng cải tiến và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ ở các kho, trạm, cửa hàng, xây dựng các định mức hao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu. Và điều quan trọng là phải nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên phụ trách công tác bảo quản. Đồng thời phải có chế độ thưởng phạt hợp lý đối với những nhân viên không làm đúng trách nhiệm làm hao hụt hàng hóa.

+ Giảm giá vốn tiêu thụ: Đây là khoản chi phí lớn nhất trong kinh doanh, muốn như vậy thì công ty cần phải khai tốt nguồn hàng, có nguồn hàng ổn định dù thị trường có biến động, đặc biệt phải tìm được nguồn hàng rẻ muốn như vậy thì công ty phải có tầm nhìn xa về nhu cầu tiêu dùng và sản xuất nhằm thực hiện tốt công tác tạo nguồn hàng nhằm mục đích giảm giá vốn hàng tiêu thụ.

+ Giảm chi phí khấu hao tài sản cố định: Đây cũng là một khoảng chi phí nâng cao tổng chi phí của công ty. Hàng năm chi phí này chiếm một tỷ trong khá lớn, để giảm bớt chi phí này thì cần nâng cao tinh thần bảo quản của cán bộ công nhân viên. Đối với các trường hợp khấu hao do nguyên nhân khách quan mà chủ yếu là do yếu tố tự nhiên gây ra như mưa bão, lũ lụt thì cần có lịch phân công trực, bảo quản của nhân viên tại công ty hay tại các cửa hàng lẻ, tránh hiện tượng mất mát do thiếu trách nhiệm gây ra.

3.2.6. Thỏa mãn kịp thời nhu cầu tiêu dùng và công tác tạo nguồn hàng

Một doanh nghiệp thương mại thì phải luôn có tầm nhìn xa về tiêu dùng, phải biết nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn các nhu cầu đó trước các doanh nghiệp khác.

Chẳng hạn đối với mặt hàng Mogas 83, dầu hỏa thì nhu cầu tiêu dùng càng giảm nên công ty nên giảm lượng nhập khẩu các mặt hàng này. Mặt khác với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác nên việc tìm và khai thác tốt nguồn hàng là vấn đề quan trọng hiện nay tại các công ty, phải luôn tạo nguồn hàng ổn định, giá cả phải chăng, chất lượng tốt, thuận lợi trong việc vận chuyển nhằm hạ thấp giá bán, tăng vị thế kinh doanh của công ty trên thị trường. Để đảm bảo công tác tạo nguồn hàng thì công ty cần thực hiện một số chính sách sau:

- Công ty phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường thế giới cũng như trong nước để có phương án chủ động đặt hàng tại Tập đoàn.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Nghiên cứu nhu cầu về từng mặt hàng trong từng thời kỳ để từ đó có biện pháp chuẩn bị hàng hóa cung cấp cho thị trường, chuẩn bị hệ thống kho hàng thật tố để đảm bảo nguồn hàng được nhập đủ.

- Nâng cao công tác quản lý danh mục hàng hóa, phải thường xuyên theo dõi và phân tích về quy mô, tốc độ tăng trưởng về mặt doanh số, lợi nhuận của từng loại mặt hàng, từ đó sắp xếp các mặt theo lợi ích mà nó mang lại, làm cơ sở cho việc phân bổ bao nhiêu nguồn lực cho việc kinh doanh từng mặt hàng.

3.2.7. Mua bảo hiểm xăng dầu khi có biến động thị trường

Hiện nay lạm phát tăng cao làm cho giá xăng dầu trên thị trường biến động tăng nhanh, khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn trong đó có Công ty xăng dầu Quảng Bình, vì vậy để giảm bớt hiện tượng ta phải nhập xăng dầu với giá cao, giá vốn hàng bán tăng dẫn đến giá tăng thì công ty nên mua bảo hiểm xăng dầu, nghĩa là ta sẽ mua xăng dầu ở một mức giá cố định dù cho thị trường này có tăng giá như vậy ta sẽ không phải bị ảnh hưởng của biến động trong tình hình không ổn định này, vẫn đảm bảo nhu cầu tiêu dùng sẽ không thay đổi do không tăng cao giá bán xăng dầu.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xăng dầu quảng bình giai đoạn 2010 2012 (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)