PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH
2.2. Tình hình xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty năm 2013
2.2.1. Các nhân tố tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm
2.2.2.1. Kế hoạch sản lượng
Bảng 2.6: Kế hoạchxếp dỡ các loại hàng hóa của công ty năm 2013 ĐVT: Nghìn Tấn
STT Mặt hàng TT
2011
TT 2012
KH 2013
So sánh (%) KH 2013/
TT 2011
KH 2013/
TT 2012
1 Dăm gỗ 935 1.104 1.150 123,0 104,2
2 Than 216 150 160 74,1 106,7
3 Clinker 334 227 300 89,8 132,2
4 Titan 776 108 30 3,8 27,8
5 Hàng hóa khác 247 32 60 24,3 187,5
Tổng 1.732 1.620 1.700 98,2 104,9
(Nguồn: Phòng Thương vụ) Bản kế hoạch sản lượng là bản kế hoạch cần phải được lập trước tiên và phải lập một cách chính xác vì kế hoạch sản lượng sẽ quyết định kế hoạch doanh thu, nó còn ảnh hưởng ít nhiều đến kế hoạch chi phí, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuậnkế hoạch.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Bản kế hoạch sản lượng được lập bởi phòng Thương Vụ - Tiếp Thị trên cơ sở dựa vào các bản kế hoạch hợp đồng kí năm trước nhưng hiệu lực đến năm sau, ngoài ra là những thỏa thuận miệng dựa vào uy tín của hai bên. Từ cuối năm, trưởng phòng là đồng chí Công đã phải có trách nhiệm liên hệ với các khách hàng thân thiết, có mối quan hệ làm ăn lâu năm với các doanh nghiệp cũng như đại lýnhư: Huế PP (công ty liên doanh trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu Huế), Pisico (công ty cổ phần chế biến lâm sản xuất khẩu Pisico Huế), Shaiyo (công ty TNHH Shaiyo AA Việt Nam), Lộc Phát (công ty TNHH Lộc Phát), XN Than (CN Công ty cổ phần Than Miền Trung – Xí Nghiệp Than Huế), XM Luks (Công ty hữu hạn xi măng LUKS (Việt Nam) - Huế, công ty TNHH MTV Xi măng LUKS Ninh Thuận), Khoáng sản (công ty TNHH Nhà Nước MTV Khoáng sản Thừa Thiên Huế),công ty sản xuất nguyên liệu giày Việt Nhật, công ty TNHH Sơn Tùngđể xác định mặt hàng sản lượng mà họ có thể sản xuất ra trong năm tới, sản lượng mà họ muốn vận chuyển qua cảng. Thêm vào đó là tìm những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, có khả năng lựa chọn cảng làm đối tác như:Đồng Lâm (công ty TNHH Đồng Lâm), ADCO (công ty TNHH Cung ứng nhựa đường), Vicosilical (công ty TNHH MTV Vico Silical), Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế, công ty cổ phần tàu lai cảng Đà Nẵng để lập ra mức sản lượng có thể đạt được trong năm sau.
Kế hoạch sản lượng năm 2013 của công ty đưa ra là tăng nhẹ so với năm ngoái tuy nhiên không thể vượt mức năm 2011, nhìn chung kế hoạch đó là khá hợp lý so với bối cảnh hiện nay:
- Mặt hàng than, clinker, và một số mặt hàng mới khác tăng lần lượt 7%; 32% và 86% so với 2012 nhưng chỉ tiêu đó thực sự chỉ đạt từ 24% đến 90% so với năm 2011 bởi hiện tại đến thời điểm này mặt hàng than, clinker và xi măng vẫn chưa có kế hoạch tăng sản lượng do chủ trương cắt giảm đầu tư công của Chính phủ và thị trường bất động sản còn đóng băng, thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa được xác định rõ làm cho chủ nguồn hàng chưa tìm được nguồn hàng tiêu thụ. Vì vậy nguồn hàng truyền thống năm 2013 vẫn có nguy cơ sụt hoặc tăng trưởng ở mức độ thấp.
Nhưng ngược lại công ty lại có khả năng mở rộng thị trường, nếu công ty chú trọng nghiên cứu tuyến đường đi của các nguồn hàng trên thị trường khu vực miền
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trung để đánh giá được khả năng luân chuyển hàng hóa, tiềm năng hàng hóa trong khu vực, mặt khác tìm hiểu phát hiện một số mặt hàng mới, đối tác mới tiềm năng.
Đồng thời tìm hiểu một số nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra hiện tượng lượng hàng trong khu vực không tập trung, được luân chuyển bằng nhiều hình thức vận tải qua nhiều Cảng trong khu vực, và lan rộng ra các tỉnh lân cận như: Quảng Trị, Đà Nẵng; các khu vực trên trục hành lang kinh tế đông tây như Lào, chú trọng vùng Xavanakhet, Thái Lan thìcông ty sẽ có cơ hội tiếp cận thu hút lôi kéo lượng hàng nói trên, vẫn có thể tăng sản lượng.
Riêng khoáng sản cát trắng chính phủ có chính sách cắt giảm hoàn toàn nên trước mắt kế hoạch năm 2013 không có mặt hàng cát trắng xuất khẩu qua cảng.
Các tỉnh được đánh giá sẽ là khách hàng tiềm năng đối với cảng như là Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan kinh tế bắt đầu phát triển hàng hóa; sắt thép; nông lâm sản:
gỗ, cà phê, cao su, sắn lát; khoáng sản như than đá, thạch cao, quặng đồng,... nên sản lượng hàng hóa khác dự báo sẽ có chuyển biến tích cực.
- Chỉ riêng mặt hàng dăm gỗ là 1 trong những mặt hàng truyền thống của công ty luôn có xu hướng tăng dần sản lượng qua các năm, năm 2013 mặt hàng này được dự báo là sẽ đạt 1,15 triệu tấn, tăng 23% so với 2011 và 4,2% so với 2012. Vì trước tiên, đây là mặt hàng vẫn được sản xuất điều đặn mà đến nay Cảng vẫn giữ vững những ưu thế ban đầu về vị trí địa lý và giữ vững mối quan hệ tốt nên cảng luôn có lượng hợp đồng, khách hàng ổn định qua mọi năm như Shaiyo, Huế PP, Pisico,... Thêm vào đó,do giá thị trường tốt và vùng nguyên liệu dồi dào nên sản lượng sẽ tiếp tục tăng.
Một nguyên nhân quan trọng nữa chính là các tàu hàng vào lấy dăm trong năm nay đã có kích thước trọng tải lớn tăng gấp 3 lần so với năm 2010.
- Trong tất cả các mặt hàng thì mặt hàng titan là mặt hàng có sự biến động bất ổn nhất qua các năm, sau khi chỉ đạt 776 tấn vào năm 2011 thì đột nhiên tăng mạnh lên xấp xỉ 108 nghìn tấn vào năm 2012. Đến năm 2013 thì lại báo động một sự sụt giảm sản lượng titan, ước lượng chỉ khoảng 30 nghìn tấn xuất khẩu qua cảng, mặc dù chỉ là 28% so với 2012 nhưng cũng đã gấp 39 lần so với 2011. Vì trong năm 2013 mặt hàng titan có thể bị cấm xuất khẩu theo chủ trương của Chính phủ nhưng sản lượng titan
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
trong năm ngoái vẫn còn đọng lại ở Cảng, cũng như một số công ty chưa kịp làm hàng và xuất khẩu nên vẫn còn một phần sản lượng sẽ phải qua cảng trong năm nay.
Ngoài ra có một số lý do khác bao gồm cả khách quan lẫn chủ quan dẫn tới sản lượng tăng so với năm 2012 nhưng không thể đạt tới mức sản lượng mà được cho là lớn nhất từ trước tới nay – sản lượng năm 2011:
- Công ty đã đúc rút được kinh nghiệm nên đã chuyên nghiệp hơn trong công tác sắp xếp lịch hàng, tránh sự chồng chéo trong việc bốc dỡ hàng hóa và cập tàu du lịch như năm ngoái. Vì vậy có thể tiết kiệm tối đa thời gian của khách hàng, và làm tăng năng suất nhưng do bến số 1 đã hoạt động vượt quá 70% công suất lúc đầu đặt ragây ra tình trạng kẹt cầu, không đủ bến cho tàu làm hàng thường xuyên xảy ra tổn thất cho khách hàng nên dù có muốn tăng thêm nhiều sản lượng nhưng với điều kiện hiện tại thì chưa thể.
- Hiện tại cảng chưa có Đê chắn sóng nên còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết nhưng bù lại cảng đã nâng cấp, mở rộng kho bãi bến số 1, một phần nào làm giảm sự lo lắng, e ngại của khách hàng khi cập cảng, đã có thể lưu kho các hàng hóa nếu không kịp làm hàng hoặc có vấn đề về điều kiện thời tiết.
- Hệ thống cấp nước phục vụ cấp nước cho tàu tuyến hào công nghệ trước bến đến nay đã có hiện tượng rò rỉ nhiều vị trí do chuyển vị của từng phân đoạn cầu cảng.
Do điều kiện ở xa 2 đô thị là Huế và Đà Nẵng nên việc khắc phục các sự cố mất rất nhiều thời gian, vì vậy quá trình tu sửa sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình làm hàng và cung cấp dịch vụ.
- Tình trạng cung vượt cầu của thị trường thế giới dự báo vẫn còn kéo dài đến năm 2013, dẫn đến việc các chủ hàng khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ.