Tình hình cơ bản của tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Đầu tư vốn phát triển ngành thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG I: VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN

2.1 Tình hình cơ bản của tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.

- Vị trí địa lý:

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:

Điểm cực Bắc: 16o44’30’’ vĩ Bắc và 107o23’48’’ kinh đông tại thôn Giáp Tây, xã Điền Hương, huyện Phong Điền.

Điểm cực Nam: 15o59’30’’vĩ Bắc và 107o41’52’’kinh Đông ở đỉnh núi cực Nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông.

Điểm cực Tây: 16o22’45’’vĩ Bắc và 107o00’56’’kinh Đông tại bản Paré, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới.

Điểm cực Đông: 16o13’18’’ vĩ Bắc và 108o12’57’’ kinh Đông tại bờ phía Đông đảo Sơn Chà, thị trấ Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên giới dài 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Từ mặt Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km. Ở phía Tây, ranh giới tỉnh (cũng là biên giới quốc gia) kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97km. Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120km.

Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,53 ha (theo báo cáo thống kê đất đai năm 2011 của UBND tỉnh) , kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km

Phần thềm lục địa biển Đông của Thừa Thiên Huế kéo dài tự nhiên từ đất liền đến đường cơ sở rộng 12 hải lý gọi là vùng nội thủy. Chiều rộng vùng nội thủy của

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

thềm lục địa Thừa Thiên Huế được tính theo đường thẳng nối liền điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị) với tọa độ 17010'00'' vĩ Bắc và 107000'26" kinh Đông đến điểm A10 (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) với tọa độ 15023'01'' vĩ Bắc và 109009'00" kinh Đông.

Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Điều đáng lưu ý là trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng

Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Địa hình: Dưới tác động của quá trình tạo địa hình nội sinh và ngoại sinh đố lập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn tại và phát triển kéo dài hàng trăm triệu năm đặc biệt là trong giai đoạn tân kiến tạo cho đén hiện tại. Xét về vị trí địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên Huế được xem như là tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đến phía Nam tỉnh. Kiến trúc và định hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn Bắc hoàn toàn bị biến đổi do khối núi trung bình á vĩ tuyến đâm ngang ra biển Bạch Mã – Hải Vân xuất hiện đột ngột. Đặc trưng chung về địa hình của dãy Trường Sơn Bắc là sườn phía Tây thoải, thấp dần về phía sông Mêkông, con sườn phía Đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi thấp, gò đồi và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đông, trong đó khoản 75% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ.

-Thời tiết, khí hậu:

Xét về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trung bộ, nằm gọn trong phạm vi 15059’30”-16044’30” vĩ Bắc và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.

Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên

Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông núi trung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển, trong đó đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam.

Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi trung bình Tây A Lưới, động Ngại, Đông A Lưới - Nam Đông nằm theo hướng Tây bắc - Đông Nam nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân tạo thành bức tường vòng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc về mùa đông. Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường vòng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc và là một trong các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lại giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này.

-Sông ngòi thủy văn:

Hệ thống thủy văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo, tính phức tạp và độc đáo thể hiện ở điểm hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một mạng lưới chằng chịt: Sông ô lâu- phá Tam Giang – sông Hương – sông Lợi Nông – sông

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đại Giang – sông Hà Tạ - sông Cống Quan – sông Truồi – sông Nông – đầm Cầu Hai.

Tính độc đáo của hệ thống thủy văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ nơi hội tụ của hầu hết các con sông trước khi ra biển là một vực lớn kéo dài gần 70km dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á. Đó là hệ đầm phá Tam Giang - cầu Hai, đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 đầm phá ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm phá lớn nhất thế giới.

Mạng lưới sông - đầm phá đó còn liên kết với rất nhiều trằm bàu tự nhiên, có tên và không tên, với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ. Tổng diện tích mặt nước của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khoảng 231 km2và tổng lượng nước mặt do các sông bắt nguồn từ Đông Trường Sơn chảy ra lên tới hơn 9 tỷ mét khối.

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội.

- Tình hình dân số, lao động:

Bảng 1: Tình hình dân số, lao động tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2011

CHỈ TIÊU 2009 2010 2011

Tổng dân số 1.088.822 1.090.879 1.103.136

Dân cư thành thị 393.018 470.907 530.320

Dân cư nông thôn 695.804 619.972 568.816

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (0/00) 11,82 11,62 11,28

Tỷ lệ sinh 15,92 15,62 15,31

Số lao động đang làm việc tại các

ngành kinh tế 542.576 557.189 571.239

Tỷ lệ thất nghiệp KV thành thị

(%) 5.0 5,1 4,9

Nguồn: (Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế)

Tính đến năm 2011, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.103.136người. Về phân bố, có530.320người sinh sống ở thành thị và568.816người sinh sống ở vùng nông thôn.

Trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở Thừa Thiên Huế thì các dân tộc: Cơ tu, Tà Ôi, B-ru Vân Kiều được xem là người bản địa sinh sống ở phía Tây của tỉnh. Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, các dân tộc này đã tạo cho mình bản lĩnh dân tộc và nét văn hóa đặc trưng, thống nhất trong đa dạng, làm nên một tiểu vùng văn hoá ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Tổng số lao động đang làm việc theo phân ngành kinh tế là 557.189 người (trong đó lao động nữ 267.447 người).

- Kết quả sản xuất kinh doanh:

Bảng 2: Các chỉ tiêu tổng hợp tình hình kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2011

ĐVT 2009 2010 2011

Tổng giá trị sản xuất (GO) - (triệu

đồng) Triệu đồng 30.117.318 37.122.338 51.116.118

GDP- Giá thực tế (triệu đồng) Triệu đồng 16.112.139 19.664.064 26.243.158 GDP - Giá so sánh năm 1994 Triệu đồng 5.457.554 6.142.030 6.826.814

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) % 11,2 12,5 11,1

Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá

thực tế (triệu đồng) Triệu đồng 3.007.075 3.417.076 4.747.674 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá

so sánh năm 1994 (triệu đồng) Triệu đồng 983.939 1.009.842 1.039.347 Sản lượng lương thực có hạt (tấn) Tấn 288.255 291.171 305.315 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo gia

so sánh (triệu đồng) Triệu đồng 122.124 145.994 337.455 Diện tích trồng rừng mới tập trung

(ha) Ha 4.012 4.036 4.125

Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so

sánh (triệu đồng) Triệu đồng 596.700 577.398 609.101 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá

so sánh năm 1994 (triệu đồng) Triệu đồng 5.601.837 6.976.645 7603239 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (triệu

đồng) Triệu đồng 7.243.000 9.200.000 11.000.000

Tổng giá trị xuất khẩu (1000 USD) 1000 USD

145.3 79

257.5 14

380.43 2

Tổng giá trị nhập khẩu (1000 USD) 1000 USD 113.365 208.259 255.594 Doanh thu du lịch (triệu đồng) Triệu đồng 734.174 844.205 1.001.097 Tổng thu ngân sách (triệu đồng) Triệu đồng 2.580.000 3.010.000 3.622.974 Tổng chi ngân sách (triệu đồng) Triệu đồng 3.531.200 4.842.525 5.504.539

Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế) Nhìn chung trong những năm qua các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế có chiều hướng tăng, trong đó ngành du lịch và công nghiệp có mức tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách của tỉnh, ngành nông nghiệp nói chung và thuỷ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

sản nói riêng cũng tăng nhưng còn chậm.

Một phần của tài liệu Đầu tư vốn phát triển ngành thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)