CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ
3.4 Các giải pháp hỗ trợ nhằm thực hiện tốt các giải pháp trên
3.4.4 Giải pháp về khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển ngành thủy sản
Nhìn chung thu hút các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia thủy sản là một điểm yếu của ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt là trên lĩnh vực chế biến xuất khẩu. Các thành phần tham gia chủ yếu với quy mô nhỏ theo hộ gia đình, chủ yếu là sơ chế và chế biến các mặt hàng có giá trị thấp như khô các loai, mắm, nước mắm. Trên lĩnh vực nuôi trồng tình hình cũng tương tự, hầu hết các đơn vị tham gia sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là một nguồn nội lực lớn mà những năm qua ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế chưa khai thác, phát huy tốt trên lĩnh vực nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế đến tốc độ tăng trưởng và gia tăng KNXK thủy sản. Chỉ bắt đầu từ năm 2000, ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế mới có một bước ngoặt lớn trong việc thu hút thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản. năm 2011 tổng nguồn vốn đầu tư vào ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế là 68 tỷ đồng trong đó nguồn vốn ngoài quốc doanh chiếm hơn 90%.
Từ thực tiễn thu hút đầu tư của tỉnh giai đoạn 2009-2011, định hướng của ngành sẽ là thu hút các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (trong và ngoài tỉnh) tham gia vào tất cả các lĩnh vực của ngành Thủy sản trong đó tập trung vào hai lĩnh vực là chế biến và NTTS. Giải pháp thực hiện có tính chất quyết định là Nhà nước sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng về mặt bằng, hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, điện và nước thật hoàng chỉnh để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai các dự án đã đăng ký.
Ngoài việc triển khai các ưu đãi về đầu tư cho các doanh nghiệp theo quy định chung của luật khuyến khích đầu tư trong nước, đề nghị UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành một số chính sách ưu đãi đặc thù của tỉnh cho lĩnh vực NTTS, là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh và xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số GDP của tỉnh.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN
Trong những năm qua ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao và tương đối ổn định nhiều chỉ tiêu quan trọng có xu hướng phát triển và điểm nhấn đáng chú ý trong những năm qua:
- Tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng hơn trong việc đầu tư khoa học công nghệ, công tác dự báo ngày càng được hoàn thiện, chất lượng con giống ngày càng được nâng cao lối canh tác truyền thống dần được thay thế bằng phương pháp canh tác khoa học nâng cao sản lượng, chất lượng và giảm thiểu dịch bệnh đồng thời quan tâm nhiều hơn đến vấn đề ô nhiễm môi trường
- Vấn đề thị trường đầu ra của ngành thủy sản đã được đáp nhờ sự nỗ lực ngành thủy sản đồng thời sự phát tiển của các công ty tư nhân về chế biến và xuất khẩu thủy sản đã dần tạo dựng uy tính của ngành thủy sản tỉnh nhà trên trường quốc tế bằng chứng là trong những năm qua ngoài các hợp đồng xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, tây Âu thì hiện nay ngành thủy sản còn hướng đến những thị trường mới như Đông Âu (Nga, Ukraina, Ấn Độ, Trung quốc, các nước ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Nam mỹ..) với hai mặt hàng chính là Tôm và cá Tra.
Để đạt được những thành quả đó là do ngành đã thực hiện nhìu giải pháp lớn trong đó chiếm vai trò chủ động là giải pháp về vốn đầu tư.
Tuy nhiên so với tiềm năng hiện có thì vấn đề đầu tư vốn phát triển ngành thuỷ sản là chưa tương xứng, nguồn vốn đầu tư trong những năm qua chiếm trên 80% là vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, vốn từ khu vực nhà nước là quá ít trong khi nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng, quy hoạch là tối quan trọng. Hiệu quả đầu tư là chưa cao. Kể từ năm 2009 tổng nguồn vốn đầu tư vào ngành thủy sản đã tăng đột biến từ 26.688 tỷ lên đến 69.500 tỷ đồng thời kéo theo tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành thủy sản từ 1.087.767 (triệu đồng) năm 2009 lên đến 1.516.060 (triệu đồng) năm 2011 trong đó giá trị nuôi trồng đóng góp trên 50% so với tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản hàng năm. Như vậy cho thấy đầu tư vào ngành thủy sản rất có hiệu quả và tiềm năng.
Qua đây em cũng rút ra một bài học kinh nghiệm đó là đầu tư đúng hướng, tập trung vào các khâu đột phá, các lĩnh vực trong điểm. Do vậy trong thời gian tới cần tập trung đầu tư theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạ hóa nghề cá, ưu tiên phát triển NTTS và
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
chế biến xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao để tích lũy, tái đầu tư mở rộng của ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, ven biển.
3.2 KIẾN NGHỊ
- Đối với các cơ quan nhà nước
Thiếu vốn luôn là vấn đề nan giải không chỉ đối với ngành thuỷ sản mà còn là vấn đề của tất cả các lĩnh vực kinh tế nhưng khi đã có vốn thì việc sử dụng sao cho có hiệu quả là điều tối quan trọng nên em xin kiến nghị một số ý kiến sau:
+ Nguồn vốn TW khi đã cấp về cho địa phương nhưng việc triển khai, giải ngân còn chậm khiến dự án không triển khai đúng kế hoạch hay tình trạng chờ vốn diễn ra rất phổ biến hiện nay gây thiệt hại về kinh tế.
+ Thủ tục giấy tờ trong việc cấp vốn còn lạc hậu ở một số địa phương
+ Cần đầu tư có trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải gây tổn thất kinh tế và kém hiệu quả.
+ Chú trọng đầu tư vốn vào công tác dự báo, xử lý môi trường, khoa học công nghệ trong nuôi trồng và đánh bắt để hướng tới việc phát triển một ngành Thuỷ sản theo hưưóng công nghiệp hoá-hiện đại hoá trong tương lai.
+ Dỡ bỏ những rào cản đồng thời có những chính sách ưu đãi để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì đây là nguồn vốn quan trọng bậc nhất để hướng đến việc phát triến ngành thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
- Đối với ngân hàng TM
+ Tạo điều kiên cho người dân tiếp cận thuận lợi hơn đối với nguồn vốn vay để phát triển trong lĩnh vực Thuỷ sản.
+ Trực tiếp làm chủ đầu tư đối với một số dự án thuỷ sản để đảm bảo về vấn đề hiệu quả, minh bạch trong đầu tư.
+ Linh hoặt hơn trong việc cho vay vốn đối với những người dân không có tài sản thế chấp nhưng có kinh nghiệm và tay nghề.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ