CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ
3.1 Dự báo các điều kiện phát triển của ngành
3.1.1 Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản trong nước và thế giới.
-Trong nước:
Mức tiêu thụ thủy sản của thị trường trong nước sẽ tăng, đặc biệt là những mặt hàng chế biến sẵn. Nếu năm 2010 mức tiêu thụ thủy sản là 26 kg/đầu người thì lượng tiêu thụ thủy sản trong nước năm 2010 sẽ là 2,18 triệu tấn. Theo dự báo, thị trường nội địa sẽ có những bước phát triển mới, đạt mức 20-30%.
-Thế giới:
Theo dự báo của Trung tâm Thủy sản Thế giới, đến năm 2020, các nước đang phát triển sẽ chiếm tới 77% tổng sản lượng thủy sản thế giới. Như vậy là từ năm 1997 đến năm 2020, tiêu thụ thủy sản ở các nước đang phát triển sẽ tăng từ 62.7 triệu tấn lên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
98.6 triệu tấn (57%), trong khi các nước phát triển sẽ chỉ tăng 4%, từ 28,1 triệu tấn lên 29,2 triệu tấn.
Các công trình nghiên cứu cũng dự báo đến năm 2020, do nghề khai thác thủy sản tự nhiên hiện nay đã hoặt động hết hoặc vượt công suất nêm mức gia tăng trong cung cấp thủy sản sẽ chủ yếu trông chờ vào mức tăng sản lượng NTTS. Trên 40% khối lượng thủy sản được tiêu thụ do cơ sở nuôi cung cấp và sản lượng NTTS trong hai thạp kỷ tới sẽ tăng gấp đôi, từ 28,6 triệu tấn năm 1997 lên 53,6 triệu tấn năm 2020.
3.1.2. Tiến bộ khoa học công nghệ thủy sản:
Đóng góp khoa học công nghệ cho nuôi trồng thủy sản nước ta trong thời gian qua cũng như 10 năm đến là rất lớn. Các công nghệ sản xuất giống nhân tạo tôm sú, tôm chân trắng, tôm rảo, tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính, rô phi dòng GIFT, cá tra, ốc hương, cá chẽm,... đã mở ra nhiều triển vọng cho đa dạng hóa đối tượng nuôi. Các trại giống trong tỉnh và miền Trung ngày càng chủ động trong việc cung cấp giống đủ về số lượng và chất lượng, cung ứng đúng thời vụ và giá cả hợp lý cho nuôi trồng thủy sản. Công nghệ sản xuất giống tôm sạch bệnh sẽ được áp dụng rộng rãi trong thời gian tới là một trong những yếu tố hạn chế dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
Quy trình kỹ thuật ươm giống các loài cá tự nhiên có giá trị kinh tế trong tỉnh như cá Dìa, cá Mú, cá Hồng, cá Nâu, cá Kình,... sẽ được hoàn thiện và phổ biển rộng rãi trong thời gian tới nhằm giải quyết giống cho chuyển đổi diện tích nuôi tôm hạ triều bị dịch bệnh, ô nhiễm.
Nhiều thành tựu trong nghiên cứu sản xuất các chế phẩm sinh học xử lý môi trường được sử dụng phổ biến và áp dụng rộng rãi góp phần giải quyêt vấn đề môi trường trong nuôi bán thâm canh và thâm canh.
Các nghiên cứu về loại bệnh tôm, cá, nhuyễn thể, đặc sản và phương pháp phòng trị bệnh bằng nhiều loại thảo dược sẽ được triển khai trong thời gian đến giúp hạn chế các rủi ro dịch bệnh đồng thời đảm bảo chất lượng của sản phẩm về vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc trong xuất khẩu.
Các quy trình thủ tục nuôi trồng thủy sản đang được hoàn thiện theo từng vùng địa lý khác nhau của tỉnh: nuôi thâm canh trên cát, nuôi bán thâm canh đối với vùng cao triều, quảng canh cải tiến với hình thức xen ghép nhiều đối tượng với vùng hạ triều, nuôi cá trong hồ chứa nước thủy lợi, nuôi sinh thái-sinh kế vùng môi trường
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
nhạy cảm,... góp phần đáp ứng nuôi trồng thủy sản hiệu quả về kinh tế-xã hội và bền vững về môi trường sinh thái.
Các công nghệ nuôi an toàn, sơ chế sản phảm sau thu hoạch sẽ được phổ biến và áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc trong xuất khẩu.
3.1.3 Dự báo về môi trường sinh thái - Ô nhiễm môi trường nước đầm phá:
Một số báo cáo của công trình nghiên cứu của một số dự án đã cho thấy tình trạng ô nhiễm vùng đầm phá ngày càng lớn, nguy cơ dịch bệnh ngày càng cao, việc tích tụ các chất hữu cơ làm đáy đầm phá ngày càng bùn
Việc phát triển nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch, quản lý quy trình nuôi không chặt chẽ, đầu tư hạ tầng không đồng bộ, giải quyết không dứt điểm các vùng rác thải, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, dịch bệnh liên miên; chưa giải quyết xung đột giữa sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, giữa khai thác và nuôi trồng thủy sản sẽ làm nảy sinh các vấn đề ô nhiễm đầm phá.
Trong vòng 5 năm tới, nếu không áp dụng các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường đối với các ngành có liên quan tới đầm phá, trong đó ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng thì môi trường nước đầm phá sẽ bị ảnh hưởng nặng nề làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nuôi trồng thủy sản.
Việc duy trì 3.800-4.000 ha nuôi tôm sú, trong đó gần một nửa diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh trên đầm phá, không giả tỏa và xây dựng hệ thống kênh cấp và thoát nước riêng biệt, đủ tiêu chuẩn sẽ gây ô nhiễm môi trường đầm phá nặng nề và không có khả năng cải thiện môi trường.
- Dự báo môi trường hệ sinh thái biển
Lượng chất thải thải ra môi trường biển ngày càng tăng từ việc phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ như: nuôi tôm trên vùng cát, dịch vụ du lịch bãi biển, ảnh hưởng hiện tượng tràn dầu,... trong khi đó khả năng đồng hóa của môi trường có hạn, việc không quản lý chặt chẽ nguồn thải sẽ dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường cục bộ, xuất hiện hiện tượng nở hoa của nước ( hiện tượng thuỷ triều đỏ). Vì vậy cần có biện pháp khắc phục và quản lý chặt chẽ phát triển nuôi tôm thâm canh vùng cát ven biển để giảm nguy cơ ô nhiễm vùng cát và nước ven bờ.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ