Tình hình đánh bắt, khai thác thủy, hải sản

Một phần của tài liệu Đầu tư vốn phát triển ngành thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG I: VỐN ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN

2.3 Kết quả và hiệu quả đầu tư vốn phát triển ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3.1 Thực trạng khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản

2.3.1.1 Tình hình đánh bắt, khai thác thủy, hải sản

Tính đến cuối năm 2012 Thừa Thiên - Huế hiện đã phát triển được gần 12.000 tàu đánh bắt thủy hải sản trên biển; trong đó có 226 tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên, tăng gấp đôi trong vòng 3-4 năm trở lại đây. Nhiều tàu có công suất lớn hơn 90CV, được trang bị thiết bị định vị vệ tinh, vô tuyến tầm xa, đo sâu dò cá...

Trong đó, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng bộ đội biên phòng, cấp phát phao bè cứu sinh, máy trực canh, phao áo... cho các tổ chức ngư dân ven biển. Ngư dân trong tỉnh còn biết kết hợp để nâng chiều cao

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

và chiều dài lưới vây rút chì, kết hợp với việc sử dụng ánh sáng nên hiệu quả đánh bắt cao hơn. Nhiều ngư dân còn chú trọng đầu tư trang thiết bị dò tìm và xác định luồng cá để thuận lợi trong việc đánh bắt. Mỗi tàu đánh bắt xa bờ hiện tại được ngư dân đầu tư trung bình khoảng một tỷ đồng, hằng năm có sản lượng từ 80 đến 100 tấn thủy sản các loại, doanh thu đạt hơn một tỷ đồng.

Bảng 11: Số tàu thuyền khai thác có động cơ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: (Niên giám Thống Kê tỉnh Thừa Thiên Huế) Bên cạnh đó, trong khuôn khổ dự án phát triển nghề khai thác hải sản xa bờ do Trung tâm khuyến nông quốc gia thực hiện, từ năm 2012 đến nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế được chọn để triển khai mô hình khai thác ghẹ bằng lồng bẫy. Trung tâm khuyến nông quốc gia bàn đã giao vật tư và phối hợp hướng dẫn kỹ thuật khai thác cho các hộ ngư dân ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang với tổng kinh phí hỗ trợ là 120 triệu đồng. Mô hình khai thác ghẹ bằng lồng bẫy được triển khai nhằm tạo điều kiện phát triển nghề khai thác thủy sản xa bờ, góp phần đa dạng hóa các loại hình khai thác, thực hiện tốt chương trình động của Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế về chiến lược biển đến năm 2020.

Để khuyến khích khai thác vùng biển xa, tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện đã ra quyết định về danh sách 65 tầu cấp hạng I và hạng II, có thể khai thác khơi xa. Các tàu sắm mới hoặc cải hoán tốt thời gian tới sẽ được bổ sung trong danh sách này. Từ đó, chuyển biến đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế biển của Thừa Thiên - Huế là sản lượng khai thác tăng từ 22.000 tấn năm 2006 lên gần 29.000 tấn năm 2012. Riêng 2 tháng đầu năm 2003, tuy mới đầu vụ đánh cá nam, chưa phải vụ sản xuất chính nhưng sản lượng khai thác biển ở Thừa Thiên - Huế đã đạt gần 3.205 tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dưới 20CV 20-45 CV 45-90 CV >90 CV Tổng CS

2009 1.430 256 253 151 59.257

2010 1.377 264 226 172 60.372

2011 1.230 380 256 189 69.217

2012 1.143 469 236 224 75.863

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Nhờ việc nâng cấp tàu thuyền giúp người dân đánh bắt xã bờ nâng cao hiệu quả đánh bắt. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt qua ba năm liên tục tăng với mức tăng tương đối ổn định từ 28.573(tấn) năm 2009 đến 32.443(tấn) năm 2011 tăng 3.870(tấn).

Bảng 12: Sản lượng thủy sản khai thác phân theo ngành hoặt động.

Tổng số Khai thác biển Khai thác nội địa

Sản lượng (tấn)

Tỷ trọng(%) Sản lượng (tấn)

Tỷ trọng (%)

2009 28.573 24.544 85,9 4.029 14,1

2010 30.750 26.649 86,66 4,101 13,34

2011 32.443 28.219 87,01 4.152 12,99

Nguồn: (Cục Thống Kê tỉnh Thừa Thiên Huế) Trong những năm gần đây khai thác biển phát triển mạnh ở một số xã, đã tạo chuyển đổi nhận thức, tập quán của ngư dân từ khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ có năng suất và hiệu quả cao, phục vụ nguyên liệu cho xuất khẩu, góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ. Cũng chính nhờ tăng cường đầu tư cho khai thác xa bờ, giảm dần việc đánh bắt trên sông, đầm và tình trạng khai thác hủy diệt, sản lượng khai thác, nhất là khai thác biển tăng nhanh; năm 2011, tổng sản lượng khai thác đạt 32.443 tấn tăng 3.870 tấn so với năm 2009

Qua bản ta thấy ngành khai thác biển luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 85%) trong tổng sản lượng khai thác còn trong khi đó khai thác nội địa chiếm tỷ trọng bình quân khoản 13,5% và đồng thời có xung hướng giảm qua 3 năm, lý do là vì việc chuyển đổi từ khai thác ven bờ, giảm dần việc đánh bắt trên sông, đầm và thay vào đó người dân được hỗ trợ việc trang bị, nâng cấp tàu thuyền để đánh bắt xã bờ, tăng hiệu quả đánh bắt.

Trong 3 năm qua, giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mức tăng đáng kể từ 1.087.767(triệu đồng) năm 2009 đến 1.516.606(triệu đồng) năm 2011 tăng hơn 400(tỷ).

Bảng 13: Gía trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế phân theo ngành hoặt

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

động.

Nguồn: (Niên giám Thống Kê tỉnh Thừa Thiên Huế) Qua 3 năm lĩnh vực khai thác chiếm mức tăng chủ yếu từ 565.892(triệu đồng) đến 882.018(triệu đồng) tăng hơn 300(tỷ), nguyên nhân là do trong khoản thời gian trên có sự đầu tư của ngư dân cũng như hỗ trợ của nhà nước để nâng cấp,cũng như tăng cường phương tiên đánh bắt giúp ngư dân có thể đánh bắt xã bờ tăng sản lượng cũng như chất lượng thủy sản đánh bắt.

Sản lượng cá biển đánh bắt tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển của tỉnh như:

huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, đây là 3 huyên có sản lượng đánh bắt hàng năm lớn nhất so với các huyện, thị xã trong tỉnh Thừa Thiên Huế, chiếm trên 90% sản lượng đánh bắt cá hàng năm của tỉnh. Thành phố Huế, Thị xã Hương Thủy, huyện Nam Đông, huyện A Lưới do không giáp biển nên sản lượng đánh bắt là hoàn toàn không có.

Bảng 14: Sản lượng đánh bắt cá biển phân theo huyện.

(Đơn vị tính: tấn)

Khu vực 2009 2010 2011

Tổng số 21.395 23.398 25.018

Thành phố Huế - - -

Huyện Phong Điền 811 969 990

Huyện Quảng Điền 2.566 2.721 2.863

Thị xã Hương Trà 503 623 716

Huyện Phú Vang 13.875 15.035 16.060

Thị xã Hương Thủy - - -

Huyện Phú Lộc 3.640 4.040 4.389

Huyện Nam đông - - -

Huyện A Lưới - - -

Nguồn: (Niên Giám Thống Kê)

Sản lượng cá biển đánh bắt qua ba năm liên tục tăng với mức tăng tương đối ổn

Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng Dịch vụ thủy

sản Giá trị

(Triệu đồng)

% Giá trị

(Triệu đồng)

% Giá trị

(Triệu đồng)

%

2009 1.087.767 565.892 52,02 509.309 46,82 12.566 1.16 2010 1.188.726 677.620 57,00 497.938 41,89 13.168 1,11 2011 1.516.060 882.018 58,18 628.754 41,47 5.288 0,35

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

định từ 21.395(tấn) năm 2009 đến 25.018(tấn) năm 2011 tăng 3623(tấn) nhờ việc nâng cấp tàu thuyền giúp người dân đánh bắt xã bờ nâng cao hiệu quả đánh bắt. Mức tăng này chủ yếu đến từ mức tăng sản lượng đánh bắt của huyện Phú Vang từ 13.875(tấn) năm 2009 đến 16.060(tấn) năm 2011 tăng 2.185(tấn).

Tính đến cuối năm 2012 Thừa Thiên - Huế hiện đã phát triển được gần 12.000 tàu đánh bắt thủy hải sản trên biển; trong đó có 226 tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên, tăng gấp đôi trong vòng 3-4 năm trở lại đây. Nhiều tàu có công suất lớn hơn 90CV, được trang bị thiết bị định vị vệ tinh, vô tuyến tầm xa, đo sâu dò cá...

Trong đó, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phối hợp cùng Bộ đội biên phòng, cấp phát phao bè cứu sinh, máy trực canh, phao áo... cho các tổ chức ngư dân ven biển. Ngư dân trong tỉnh còn biết kết hợp để nâng chiều cao và chiều dài lưới vây rút chì, kết hợp với việc sử dụng ánh sáng nên hiệu quả đánh bắt cao hơn. Nhiều ngư dân còn chú trọng đầu tư trang thiết bị dò tìm và xác định luồng cá để thuận lợi trong việc đánh bắt. Mỗi tàu đánh bắt xa bờ hiện tại được ngư dân đầu tư trung bình khoảng một tỷ đồng, hằng năm có sản lượng từ 80 đến 100 tấn thủy sản các loại, doanh thu đạt hơn một tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Đầu tư vốn phát triển ngành thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)