Đầu tư vốn phát triển nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Đầu tư vốn phát triển ngành thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ

3.3 Các giải pháp về đầu tư vốn nhằm phát triển ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

3.3.1 Đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước

3.3.1.2 Đầu tư vốn phát triển nuôi trồng thủy sản

Để từng bước đưa NTTS là ngành sản xuất chính của tỉnh Thừa Thiên Huế, lĩnh vực NTTS được chú trọng ưu tiên vè vốn ĐT NSNN nhằm ổn định nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, đồng thời góp phần tích cực vào việc thực hiện xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nông ngư dân, từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn ven biển.

Căn cứ vào định hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển đã đề ra của ngành Thủy sản, vốn ĐT từ NSNN để phát triển NTTS cần tập trung vào các nội dung chủ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

yếu sau:

-Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng chuyển đổi trong đó tập trung vào hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm; đầu tư vào hệ thống điện, đường giao thông thủy lợi hoàn chỉnh cho các dự án nuôi tôm bán công nghiệp, công nghiệp, ở các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc.

- Đầu tư xây dựng hoàn thiện trung tâm giống thủy sản cung cấp cho việc nuôi trồng của tỉnh trong tương lai có thể cung cấp cho các tỉnh lân cận.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trạm, trung tâm khuyến ngư, các cơ sở đào tạo nhằm tăng cường công tác kỹ thuật – chuyển giao công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào NTTS.

-Về vốn thực hiện

+ Ngân sách Nhà nước: Hỗ trợ đầu tư các công trình cấp nước ngọt cho vùng nuôi tôm trên cát, bãi rác, kênh thoát nước tự nhiên, hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống kênh cấp và thoát nước tập trung; hỗ trợ giải toả, sắp xếp để làm thông thoáng luồng lạch, vùng bảo vệ đê đầm phá, các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

+ Các doanh nghiệp, chủ trang trại đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cho vùng nuôi, cơ sở sản xuất giống.

+ Cá nhân, hộ gia đình: đầu tư xây dựng ao nuôi, hệ thống cấp, thải nước từ kênh mươn cấp, thoát nước cấp II, mua giống, thức ăn, thuốc, hóa chất phòng trừ dịch bệnh và xử lý môi trường ao nuôi.

+ Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung chủ động dành kinh phí đầu tư bảo đảm các điều kiện cho việc áp dụng Quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) và chứng chỉ áp dụng các quy trình nuôi tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 18: Cơ cấu nguồn vốn nhà nước đầu tư vào nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: (triệu đồng)

STT Nội dung Tổng số

(tr.đồng)

Giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2016 - 2020 Ngân sách Huy động Ngân sách Huy động 1 Nuôi trên cát 481.000 42.000 265.000 10.000 164.000 2 Nuôi trồng đầm phá 173.000 40.000 50.000 43.000 40.000 3 Nuôi nước ngọt 55.000 10.000 15.000 10.000 20.000 Tổng cộng: 709.000 92.000 330.000 63.000 224.000

- Theo quy hoạch giai đoạn 2011-2020 tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục bố sung vốn để đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ cho ngành nông nghiệp, thuận lơi cho việc phát triển ngành thủy sản trong đó đảm bảo:

- Cấp nước cho thủy sản:

- Sử dụng nguồn nước sông Ô Lâu cho 251 ha nuôi cá nước ngọt; xây dựng trạm bơm Điền Lộc - Điền Hòa để cấp cho 400 ha nuôi tôm công nghiệp.

- Sử dụng nguồn nước sông Hương, sông Bồ cho khoảng 1.000 ha nuôi cá nước ngọt, 2.500 ha nuôi trồng thủy sản ven đầm phá vùng đồng bằng sông Hương.

- Sử dụng nguồn nước tại các hồ chứa cho khoảng 50 ha nuôi cá nước ngọt theo mô hình VAC vùng cao.

- Sử dụng nguồn nước từ hồ Tả Trạch hoặc hồ Truồi cho nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế kết hợp nuôi trồng thủy sản tiểu vùng ven biển Phú Vang - Phú Lộc.

Tổng số nhu cầu vốn đầu tư(dự kiến): 14.000 tỷ đồng - Giai đoạn 2008-2015: 11.200 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016-2020: 2.800 tỷ đồng.

Tóm lại cần phải tăng cường bố trí vốn ĐT hệ thống thủy lợi đẩy dủ và kịp thời theo yêu cầu đề ra. Trường hợp thiếu vốn thì NSNN phải vay thêm nguồn khác (nguồn nhàn rỗi Kho bạc, nguồn ngân hàng thương mại). Mặt khác ngành thủy sản có thể đề xuất UBND tỉnh chấp nhận chủ trương cho phép ngành thủy sản thỏa thuận với nhà

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

thầu về thời gian thanh toán các công trình thủy lợi cụ thể là công trình thi công trước và nhà thầu sẽ được thanh toán sau một năm.

Để tăng cường hiệu quả vốn NSNN trong việc đầu tư hệ thống thủy lợi, cần phải thực hiện các biện pháp để giải ngân hết số vốn trong năm kế hoạch vì thực tế sảy ra là mặc dù vốn đầu tư thủy lợi tuy đã thiếu nhưng nhiều khi đã bố trí xong thì lại không sử dụng hết do vướng mắc về giả tỏa đền bù. Do vậy cần khắc phục các tồn tại sau đây:

- Công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án (dự án và thiết kế kỹ thuật dự toán được các cấp có thẩm quyền phê duyệt) phải được hoàn thành sớm và đạt chất lượng đề ra. Đây là điều kiện để ghi vốn kế hoạch và khi triển khai không phải diều chỉnh nhiều lần.

- Phương án đền bù giải tỏa được lập song song, với quá trình lập dự án khả thi, phương án lập phải có tính khả thi và giá trị đền bù của phương án đượcốci như kết quả chính thức để đưa vào lập dự án.

3.3.2 Đầu tư vốn từ tín dụng ngân hàng.

Từ thực trạng vốn TDNH đáp ứng sự phát triển của ngành thủy sản như đã nêu trước đây, mặc dù tín dụng có sự tăng trưởng song mức dộ còn thấp, hay nói một cách khác hơn ngành thủy sản rất khó tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng. Ở đây có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, có nguyên nhân thuộc về tồn tại chung của ngành thủy sản, có nguyên nhân là do vướng mắc về cơ chế cho vay của Ngân hàng.

Để đáp ứng sự phát triển của ngành thủy sản, vai trò của vốn TDNH rất lớn vì vậy cần thực hiện các giải pháp sau:

Một làcần xây dựng chiến lược đầu tư vốn TDNH cho ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Như đã nêu trong phần thực trạng, TDNH trong thời gian qua định hướng phát triển chưa rõ nét, đầu tư tín dụng chưa đồng bộ giữa khai thác, nuôi trồng; tiềm năng về nuôi trồng chưa được khơi dậy. Do vậy trong phương hướng tới, dựa trên cơ sở định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của ngành thủy sản; hệ thống Ngân hàng thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế cần xây dựng chiến lược đầu tư cho ngành thủy sản tỉnh.

Dự báo từ nay đén năm 2020 đầu tư TDNH đối với ngành thủy sản tỉnh tiếp tục tăng trưởng. Trong dó tốc độ tăng trưởng trên lĩnh vực khai thác có xu hướng giảm dần vực nuôi trồng và CBTS vẫn tiếp tục gia tăng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Để thực hiện chiến lược đầu tư trên, các ngân hàng thương mại cần xây dựng chưng trình phối hợp với địa phương và các ngành liên quan như sở Thủy sản, sở Tài nguyên Môi trường, Nội chính nhằm xử lý các vướn mắc phát sinh.

Việc phối hợp giữa ngành thủy sản và ngành Ngân hàng tập trung ở các nội dung như khảo sát nhu cầu vốn, đơn giản hóa các thủ tục xây dựng và thẩm định dự án, đề xuất cơ chế tín dụng vận dụng tại địa phương kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép kiến nghị mở rộng diện cho vay nhất là đối tượng khép kín từ NTTS – thu mua chế biến – Tiêu thụ và xuất khẩu, đối tượng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp.

Hai làlinh hoặt trong cơ chế bảo đảm tiền vay.

Về cho vay đóng mới tàu khai thác, các ngân hàng đều yêu cầu người đi vay phải có tài sản thế chấp đặc biệt là tài sản thế chấp thuộc loại nhà cửa, đất đai. Trong thực tế việc giải quyết tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay (là các tàu đóng mới) được các ngân hàng giải quyết ở phạm vi rất nhỏ. Chính điều nà đã hạn chế nhu cầu vay vốn của ngư dân trong thời gian qua. Nguyên nhân là tài sản tàu thuyền mau xuống cấp, rất dễ bị giảm giá, rủi ro cũng khá cao trong thời gian chờ đợi phát mãi.

Tuy nhiên kinh nghiệm từ thực tiễn rút ra cho thấy nếu làm thật kỹ việc khảo sát, lựa chọn đối tượng cho vay – đảm bảo có tay nghề, kinh nghiệm đi biển, quản lý giỏi thì việc cho vay vẫn có hiệu quả. Ngân hàng nên linh hoặt trong vấn đề này. Đây là trường hợp cho vay đối với các ngư dân không có tài sản nhà cửa, đất đai hoặc không có tài sản thế chấp là tàu thuyền trước khi vay. Nghĩa là chấp nhận tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay. Một dạng trường hợp khác là các chủ tàu đã có sẵn 1-2 tàu trở lên, đang làm ăn có hiệu quả, có tay nghề kinh nghiệm thì ngân hàng cũng nên giải quyết cho vay theo dạng tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay (không cần tài sản thế chấp là nhà cửa).

Về vay NTTS, đề nghi các ngân hàng thương mại thực hiện theo dúng hướng dẫn cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản theo quy định hiện hành.

Nếu cho vay theo hình thức có tài sản đảm bảo thì việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp phải phản ánh đúng giá trị thị trường, đề nghị nên nâng mức cho vay so với giá trị tài sản thế chấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp để người đi vay không bị hụt vốn trong quá trình thực hiện sản xuất gây cản trở quá trình đầu tư.

+ Nếu nuôi tôm trong vùng quy hoạch , mức vay không quá 60% giá trị quyền sử

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

dụng đất đối với vùng đất hoang hóa và không quá 70% đối với vùng đất tôm – lúa.

+ Nếu nuôi tôm ở vùng ao, mương, vườn trong vùng quy hoạch, mức vay không quá 80% giá trị quyền sử dụng đất hoặc mặt nước.

+ Nếu nuôi cá lồng, bè mức vay bằng 70% giá trị lồng, bè.

+ Đối với hộ khai thác chế biến: có tài sản thế chấp bằng 70% giá trị tài sản theo giá trị giám định của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu cho vay theo giá trị tài sản hình thành từ vốn vay Ngân hàng có thể cho vay tới 70% giá trị thực tế.

Lý do cho vay theo các tỷ lệ khác nhau là vì:

Hộ có diện tích ao mương, vườn thường ít biến động. Qúa trình sử dụng lâu dài nhưng giá trị của đất ít biến đổi, thậm chí còn cao hơn giá đánh giá ban đầu. Do đó đề nghị mức cho vay của ngân hàng tới 80% giá trị tài sản.

Ngược lai hộ có tài sản khác hoặc tài sản có từ chính vốn vay làm tài sản thế chấp thì khác với đất, quá trình sử dụng, giá trị của tài sản giảm dần. Vì vậy, đề nghị mức cho vay tối đa của ngân hàng tùy thuộc vào loại tài sản đảm bảo:

+ Tài sản ít hao mòn, mức cho vay có thể cao đến 70% giá trị tài sản.

+ Đối với tài sản dễ hao mòn, tỷ lệ đó sẽ giảm dần cho đến 0%

Ba là ngành thủy sản và các ngành có liên quan phải có các biện pháp để hoàn thành các nội dung sau:

- Sớm hoàn thành quy hoạch các vùng chi tiết nuôi tôm.

- Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi tôm bao gồm hệ thống thủy lợi , điện và đường giao thông.

- Tăng cường công tác khuyến ngư, tập huấn kỹ thuật cho các hộ dân thực hiện dự án vay vốn NTTS, có giấy chứng nhận đã được tập huấn.

- Xây dựng các vùng sản xuất giống tập trung để cung cấp đầy đủ số lượng giống sạch bệnh cho người tiêu nuôi.

- Nhanh chóng cấp giấy CNQSD đất, mặt nước NTTS để hộ vay được thế chấp vay vốn ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Đầu tư vốn phát triển ngành thuỷ sản tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)