CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ
3.2 Quan điểm chỉ đạo và định hướng phát triển
3.2.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển.
a) Quan điểm phát triển:
Khai thác tổng hợp vùng ven biển, đầm phá nước lợ và sông đầm nước ngọt; kết hợp đảm bảo tính đa dạng, khả năng duy trì, tái tạo nguồn lợi thủy hải sản và môi trường sống ven biển, đầm phá. Phấn đấu giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt nhịp độ tăng trưởng là 7% - 8% thời kỳ 2006 - 2010 và 8 - 9% thời kỳ 2011 - 2020.
Phát huy những tiềm năng lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở duy trì, bảo vệ môi trường phát triển bền vững vùng ven biển, đầm phá Tam Giang-Cầu Hai và vùng nước nội đồng nhằm đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân nông thôn, tạo việc làm, nâng cao khả năng thu nhập từng bước xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho người dân.
Phát triển nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và phát triển vùng kinh tế-xã hội vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
Đối với vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lấy du lịch làm ngành kinh tế chủ lực gắn với phát triển nông nghiệp, thủy sản bền vững để tạo sự thay đổi đáng kể cho vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.
Xây dựng vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai trở thành một trong những khu vực có nền kinh tế ven biển mạnh của cả nước.
Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nuôi trồng thủy sản trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng sẵn có về nguồn lợi tự nhiên, lao động.
Phát triển nuôi trồng thủy sản có quy hoạch trên cơ sở đảm bảo hiệu quả và tính bền vững về các mặt kinh tế, xã hội và nguồn lợi, nâng cao thu nhập cho người tham gia sản xuất, người kinh doanh trong nuôi trồng thủy sản, nâng cao ý thức cộng đồng cho người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo,...
b) mục tiêu đầu tư phát triển NTTS tỉnh thừa Thiên Huế - Muc tiêu chung:
Rà soát tổng thể phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 nhằm khắc phục những khó
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
khăn, hạn chế trong huôi trồng thủy sản để lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đi vào phát triển ổn định , bền vũng và có hiệu quả cao, góp phần vào việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá lại tiềm năng, những lợi thế và hạn chế trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Xây dựng được phương án quy hoạch tổng thể NTTS phù hợp với điều kiện của từng vùng trong tỉnh, nâng cao đầu tư hàm lượng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn chặt với thị trường để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển ổn định và bền vững.
+ Trên cơ sở định hướng quy hoạch , xác định các đề án ưu tiên, các chính sách phù hợp phục vụ cho chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
+ Xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản được quy hoạch như: Hệ thống điện, giao thông, thủy lợi, công trình phục vụ trực tiếp cho vùng nuôi như hệ thống ao lắng, xử lý nước thải, trạm bơm cấp nước,...
- Các chỉ tiêu cụ thể:
Đến năm 2020, phát triển NTTS với một số chỉ tiêu như sau:
+ Phát triển 1.014 ha đất sử dụng cho nuôi tôm chân trắng trên cát, trong đó khoản 562 ha xây dựng ao nuôi, diện tích còn lại để xây dựng các công trình phụ trợ như ao lắng cấp, ao xử lý nước thải, đê, kênh mươn cấp và thoát nước thải, đai cây xanh cách ly giữa các tiểu khu nuôi,...
Khoanh vùng diện tích mặt nước đầm phá nuôi nhuyễn thể (đầm Lập An- Lăng Cô, đầm Phú Hải-Lộc Bình, mặt nước đầm phá của vùng biển xã Vinh Hiền-Lộc Bình) đạt 150 ha)
+ 100% diện tích nuôi tôm chân trắng trên cát và diện tích nuôi tôm cao triều vùng đầm phá được đầu tư hệ thống ao lắng cấp nước, ao xử lý nước thải, kênh mươn cấp thoát nước riêng biệt và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật ngành.
+ Chuyển khoản 400-500 ha ruộng trũng 1 vụ sang nuôi 1 vụ cá và trồng một vụ lúa nhằm tận dụng diện tích đất mặt nước, tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích.
+ Đầu tư Khai thác diện tích hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hồ chứa tự nhiên toàn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
tỉnh để thực hiện nuôi trồng thủy sản nước ngọt bằng lồng hoặc thả giống và thu hoạch bằng đánh tỉa theo phương pháp nuôi quảng canh.
Bảng 17: Các chỉ tiêu thực hiện quy hoạch giai đoạn 2010-2015:
Chỉ tiêu ĐVT
Thựchiện nuôi trồng thủy sản năm 2010 (ha)
QH đến năm 2015 (ha)
QH đến năm 2020(ha) 1. Chỉ tiêu về diện tích
1.1. Diện tích vùng nuôi tôm chân trắng trên biển.
Ha 492 905 1.014
1.2 Diện tích vùng nuôi thủy sản đầm phá.
Ha 3.712 3.058 2.988
1.3 DT mặt nước trồng rong câu
Ha 0 110 110
1.4 DT mặt nước nuôi sinh thái Ha 0 308 308
1.5 DT mặt nước nuôi nhuyễn thể
Ha 100 130 150
1.6 DT nuôi nước ngọt Ha 1.845 2.052 2.360
2. Chỉ tiêu về sản lượng: 10.068 19.516 24.116
- Sản lượng tôm chân trắng Tấn 2.768 9.316 12.116
- Sản lượng tôm sú Tấn 1.200 2.700 3.000
- Sản lượng thủy sản nước lợ (cua, cá, nhuyễn thể,...)
Tấn 1.600 2.500 3.000
- Sản lượng thủy sản nước ngọt Tấn 4.500 5.000 6.000
3.2.2 Định hướng quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.
Qua việc đánh giá hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản; các vấn đề tồn tại, hạn chế của nuôi trồng thủy sản. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản đển năm 2020 được chia theo vùng sinh thái khác nhau như sau:
Vùng Đánh giá Định hướng chung
Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Đã và đang có dấu hiệu dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản nuôi, lây lan rộng và ô nhiễm môi trường vùng nước đầm phá. Một số nghiên cứu
Gỉam và ổn định diện tích, lồng nuôi trồng thủy sản. Rà soát xây dựng mo hình nuôi trồng thủy sản phù hợp cho từng vùng, tiểu cùng cụ thể đảm bảo có hiệu quả cao và ổn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
cho thấy các vùng nuôi có mật độ ao dày thì mức dộ ô nhiễm càng lớn. Việc triển khai nuôi xen ghép các đối tượng có hiệu quả ổn định, đồng thời giảm và cải thiện các vấn đề ô nhiễm môi trường đầm phá
định. Có kế hoạch nâng cấp và hoàn thiện cho từng vùng về hạ tầng cơ sở và trang thiết bị hiện có, đảm bảo đồng bộ với áp dụng công nghệ, phương thức nuôi trồng thủy sản.
Tăng kiểm soat quản lý con giống, quy trình kỹ thuật nuôi (cải tạo, chăm sóc, thức ăn, hóa chất thuốc thú y sử dụng,...) đối với từng vùng.
Nước ngọt
Sử dụng chưa hết tiềm năng hiện có trên toàn tỉnh; cơ cấu đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống, còn hạn chế nuôi các đối tượng mới, công tác thị trường còn bỏ ngõ.
Tăng diện tích bằng việc đưa một số diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản nước ngọt để sử dụng và tận dụng đất mặt nước (ruộng trũng, hồ trồng sen, hồ thủy lợi,...) có công tác thị trường khéo léo, tăng cường xây dựng mạng lưới tiêu thụ nội địa có nguồn gốc.
Vùng cát ven biển
Đang mở rộng diện tích;
còn tồn tại tình trạng ao nuôi không đúng theo quy hoạch được duyệt; chưa quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nước cấp và nước thải; đã có dấu hiệu về dịch bệnh tôm nuôi. Công tác quản ly, kiểm soát giống chưa chặt chẽ.
Tăng việc theo dõi, quản lý theo quy hoạch; kiểm soát kiểm dịch con giống trước khi thả nuôi; xử lý ngừng sản xuất, thu hồi diện tích đối với các doanh nghiệp, người dân đầu tư không đúng quy hoạch và tiêu chuẩn ngành; đánh giá tác động môi trường lâu dài.
Vùng biển ven bờ
Chưa phát triển nuôi trồng thủy sản vùng này.
It có khả năng phát triển do đầu tư cao và rủi ro lớn; đề xuất nghiên cứu thí nghiệm một số loại hình nuôi có hiệu quả ổn định.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ