1.2.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc ở các n−ớc phát triển
Đặc tr−ng của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc ở các n−ớc phát triển là việc hình thành hàng loạt các công ty hỗn hợp nhà n−ớc- t− nhân. Đối với
những công ty loại này hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, nhà nước giữ cổ phần khống chế, còn ở các công ty trong một số lĩnh vực khác, nhà n−ớc giữ cổ phần ở mức sao cho có thể kiểm soát đ−ợc hoạt động của công ty.
Mục đích của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở các nước phát triển là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này và củng cố vị trí quan trọng của khu vực kinh tế nhà n−ớc trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù sau cổ phần hóa, khu vực kinh tế nhà nước bị thu hẹp, tỷ trọng đóng góp trong thu nhập quốc dân chỉ chiếm trên 10% nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các ngành then chốt như năng lượng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, dầu khí, hàng không, điện nguyên tử.
Hình thức chủ yếu để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở các nước đang phát triển là:
-Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ công và th−ơng nghiệp: áp dụng hình thức bán đấu giá hoặc bán trực tiếp.
-Đối với các công ty hoặc doanh nghiệp quy mô lớn: áp dụng hình thức bán cổ phiếu trên thị tr−ờng chứng khoán.
Mặc dù có những điểm chung về mục đích nh−ng hình thức và quá trình cổ phần hóa ở mỗi nước lại có những đặc thù riêng:
1.2.1.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc ở Anh
Các doanh nghiệp ở Anh đ−ợc thành lập và hoạt động theo hai hình thức:
-Hình thức công cộng, thành lập theo các quy định của Nghị viện.
-Hình thức công ty cổ phần, trong đó nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.
Tr−ớc khi tiến hành cổ phần hóa năm 1979, n−ớc Anh có 51 công ty công cộng với khoảng 2 triệu lao động. Từ khi cổ phần hóa đến nay, nhà nước đ; bán đấu giá rộng r;i các doanh nghiệp công cộng để chuyển các doanh nghiệp này sang hoạt
động theo cơ chế thị trường dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh.
Các hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc ở Anh rất phong phú, bao gồm tổ chức bán đấu giá cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước thông qua sở giao dịch chứng khoán; bán một phần vốn cố định của doanh nghiệp nhà nước cho một nhóm cá nhân hoặc công ty t− nhân; bán cổ phiếu cho cán bộ quản lý và công nhân
làm việc trong các doanh nghiệp.
Trong thực tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Anh đ; đạt được những kết quả cụ thể:
-Cơ cấu lại quan hệ sở hữu nhà n−ớc, t− nhân trong nền kinh tế thị tr−ờng hỗn hợp, trong đó thu hẹp một cách hợp lý sở hữu nhà nước.
-Hình thành cơ chế điều chỉnh và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp, nhờ đó các doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoạt động có hiệu quả hơn.
-Nhà n−ớc tăng thu từ bán cổ phần, giảm đ−ợc nguồn trợ cấp và vay nợ, giảm thâm hụt cho ngân sách nhà n−ớc.
-Tăng lợi ích của người tiêu dùng do chống được độc quyền của các doanh nghiệp công cộng tr−ớc kia.
1.2.1.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc ở Italia
Italia là một n−ớc công nghiệp phát triển thuộc nhóm G8, có tỷ trọng khu vực nhà n−ớc chiếm khoảng 40% nền kinh tế quốc dân. Vì vậy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Italia được thực hiện rất thận trọng với tốc độ hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và tài chính mà nhà n−ớc nắm giữ vai trò trọng yếu.
Các doanh nghiệp nhà n−ớc ở Italia liên kết chặt chẽ với nhau theo hình thức tập đoàn quốc doanh quy mô lớn trong cùng một ngành hay giữa các ngành có quan hệ về công nghệ và sản phẩm. Do đó, nhà nước Italia giữ được quyền kiểm soát đối với các tập đoàn quốc doanh ngành. Đặc điểm này khiến cho việc tiến hành cổ phần hóa ở Italia diễn ra theo hai h−ớng:
-Thứ nhất: Biến các doanh nghiệp 100% vốn nhà n−ớc hình thành theo quyết
định của Quốc hội hoặc Chính phủ thành các công ty cổ phần hỗn hợp nhà nước- tư
nhân. Để thực hiện cổ phần hóa, các doanh nghiệp phải đánh giá lại tài sản nhằm phân chia cổ phần và phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu đ−ợc bán tr−ớc hết cho các công ty tài chính quốc doanh, nếu còn lại mới bán ra thị tr−ờng chứng khoán.
-Thứ hai: Nhà n−ớc tài trợ d−ới dạng vốn cổ phần cho các công ty hỗn hợp nhà n−ớc- t− nhân. Lợi ích của ph−ơng thức này là các công ty tài chính quốc doanh thâm nhập và kiểm soát nhiều ngành kinh tế tạo ra các công ty ngành và liên ngành hoạt động như các công ty tư nhân mà không cần nhà nước cấp vốn, đồng thời với
ph−ơng thức này cũng giảm tỷ lệ sở hữu nhà n−ớc, cho phép các doanh nghiệp phát hành rộng r;i cổ phiếu để tăng tỷ lệ vốn của t− nhân.
1.2.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc ở các n−ớc đang phát triển
Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc ở các n−ớc đang phát triển chủ yếu tập trung vào khu vực Mỹ la tinh và khu vực Châu á
1.2.2.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc ở các n−ớc Mỹ la tinh
Đặc điểm chung của các n−ớc trong khu vực này là có nền kinh tế thị tr−ờng mở cửa, chịu tác động mạnh mẽ của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia.
Mục đích cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở các nước Mỹ la tinh là nhằm giải quyết các khoản nợ n−ớc ngoài của chính phủ.
Hình thức cổ phần hóa chủ yếu đ−ợc áp dụng là bán trực tiếp cổ phần của doanh nghiệp cho các công ty n−ớc ngoài. Đối t−ợng cổ phần hóa tr−ớc hết là các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, sau đó đến các lĩnh vực
độc quyền của nhà nước trong ngành hàng không, bưu chính viễn thông, ngân hàng,
điện lực.
1.2.2.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc ở các n−ớc khu vực Đông Nam á Các quốc gia nh− Singapo, Thái Lan, Philipin đều có tính trạng nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động ngày càng kém hiệu quả so với khu vực kinh tế tư nhân, do đó Chính phủ các nước này thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để xây dựng cơ cấu kinh tế dựa trên nền tảng phát triển kinh tế khu vực kinh tế t− nhân, tạo lập môi trường kinh doanh cân bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cắt giảm sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà n−ớc và tạo cơ hội thu hút các nguồn vốn trong n−ớc, n−ớc ngoài, phát triển thị tr−ờng chứng khoán, góp phần điều hòa lợi ích giữa các tầng lớp dân c− trong x; hội.
Tuy mỗi quốc gia có những chính sách và hình thức thực hiện cổ phần hóa riêng nhưng nhìn chung quá trình thực hiện cổ phần hóa ở các nước này đều xuất phát từ b−ớc đầu là phân nhóm các doanh nghiệp nhà n−ớc thành 3 nhóm:
-Nhóm 1: Là nhóm các doanh nghiệp nhà n−ớc mà nhà n−ớc cần nắm giữ
quyền sở hữu. Đối với các doanh nghiệp nhà n−ớc thuộc nhóm này, nhà n−ớc hỗ trợ bằng cách đầu t−, cải tổ, quản lý hoặc hợp đồng cho thuê dài hạn.
-Nhóm 2: Nhóm các doanh nghiệp mà nhà n−ớc chỉ cần nắm quyền chi phối hoặc kiểm soát, một phần giá trị của các doanh nghiệp này đ−ợc bán để thành lập công ty cổ phần.
Ví dụ: ở Singapo, khi tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà n−ớc, Chính phủ nắm giữ 51% cổ phần, phần còn lại đ−ợc bán cho t− nhân; còn ở Malaixia, Chính phủ lựa chọn doanh nghiệp lớn để tiến hành cổ phần hóa nhằm tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu t−; ở Philipin Chính phủ đ; hủy bỏ một loạt công ty
độc quyền nhà nước ở nhiều lĩnh vực thông qua cổ phần hóa và tư nhân hóa, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp chế biến xuất khẩu.
-Nhóm 3: Các doanh nghiệp nhà n−ớc mà nhà n−ớc không cần nắm quyền sở hữu hoặc chi phối, các doanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm này được đưa ra đấu thầu công khai để bán cho người dân trong nước và người nước ngoài để chuyển thành công ty cổ phần.
1.2.2.3. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc ở Trung Quốc
Từ đầu những năm 80, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc là một bộ phận trong chương trình đa dạng hóa sở hữu và là một giải pháp quan trọng để cải cách doanh nghiệp nhà n−ớc ở Trung Quốc. Quá trình cổ phần hóa ở Trung Quốc diễn ra theo hai giai đoạn chính:
-Giai đoạn thứ nhất (Từ năm 1978 đến năm 1997): Đây là giai đoạn thí điểm và đ−ợc chia thành các thời kỳ sau:
•Từ năm 1978 đến năm 1983: Cổ phần hóa mới chỉ đ−ợc đề cập trên giấy tờ.
•Từ năm 1984 đến năm 1991: Chính phủ Trung Quốc thực hiện cổ phần hóa theo hình thức thành lập các công ty cổ phần mới với các cổ đông gồm nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, tập thể và một số ít cá nhân chỉ đ−ợc mua số cổ phần hạn chế.
•Từ năm 1992 đến năm 1997, để đối phó với tính trạng thua lỗ ngày càng trầm trọng của các doanh nghiệp nhà n−ớc, Chính phủ Trung Quốc đ; ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại. Tuy vậy, cổ phần hóa trong thời gian này vẫn là thí điểm, số l−ợng doanh nghiệp nhà n−ớc thực hiện cổ phần hóa chỉ khoảng vài nghìn trong tổng số hơn 300 nghìn doanh nghiệp nhà n−ớc.
Nhìn chung, trong giai đoạn thí điểm, việc cổ phần hóa mới đ−ợc tiến hành trên cơ sở tự nguyện của các doanh nghiệp nhà n−ớc mà ch−a có các chỉ tiêu cụ thể.
Song các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa đều hoạt động có hiệu quả, nâng cao đ−ợc năng lực cạnh tranh.
-Giai đoạn thứ hai (Từ năm 1998 đến nay): Trong giai đoạn này Chính phủ Trung −ơng Trung Quốc đ; đẩy mạnh cổ phần hóa trên cả n−ớc. Đại hội lần thứ 15 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đ; khẳng định đẩy mạnh cổ phần hóa theo công thức: “Củng cố doanh nghiệp lớn và giải phóng doanh nghiệp nhỏ” hay còn gọi là
“nắm to buông nhỏ” với 3 cấp độ:
• Cấp cao nhất là Nhà n−ớc nắm giữ 100% cổ phần, gồm các tập đoàn lớn trong các chiến l−ợc nh− an ninh, quốc phòng, năng l−ợng, công nghệ cao…
• Cấp thứ hai là Nhà nước đóng vai trò cổ đông chi phối hoặc cổ đông thường, gồm các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn và vừa hoạt động trong các ngành quan trọng hoặc chiến l−ợc.
• Cấp thứ ba là nhà n−ớc không cần nắm giữ và thực hiện t− nhân hóa, cổ phần hóa hàng loạt, gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên việc tiến hành cổ phần hóa nhanh chóng hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước đ; dẫn đến hậu quả nhiều doanh nghiệp nhà nước được bán với giá
rẻ, công nhân mất việc làm, phúc lợi của người lao động trong doanh nghiệp nhà n−ớc tr−ớc đây bị xóa bỏ trong khi Chính phủ Trung Quốc ch−a có chính sách thay thế. Do đó quá trình cổ phần hóa đ; ảnh hưởng đến sự ổn định quốc gia và Chính phủ đ; buộc phải giảm tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Tóm lại, cổ phần hóa ở Trung Quốc đ−ợc thực hiện theo các hình thức cổ phần là cổ phần Nhà n−ớc, cổ phần xí nghiệp, cổ phần cá nhân công nhân viên trong doanh nghiệp, cổ phần tư nhân, trong đó cổ phần nhà nước giữ vai trò chính (Tức nhà nước là sở hữu chính), tư nhân hợp tác với nhà nước để điều hành. Hình thức tổ chức thực hiện cổ phần hóa là chuyển doanh nghiệp nhà n−ớc thành công ty cổ phần, sở hữu hỗn hợp gồm cổ phần nhà n−ớc, cổ phần pháp nhân, cổ phần cá nhân.
Các nhà đầu t− t− nhân, đầu t− công cộng đ−ợc phép thành lập công ty theo luật công ty.
Đến cuối thế kỷ 20, Trung Quốc đ; thành lập đ−ợc hơn 11 nghìn công ty cổ phần có sở hữu hỗn hợp trong đó cổ phần nhà nước chiếm 40%, các pháp nhân chiếm 40% và các cá nhân chiếm 20%. Nh− vậy, tỷ trọng vốn cơ bản trong các doanh nghiệp nhà n−ớc thực hiện cổ phần hóa vẫn do nhà n−ớc hay tập thể nắm giữ.
Trong các công ty cổ phần, Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn nắm giữ vai trò hạt nhân chính trị giúp cho doanh nghiệp quán triệt và thực hiện đầy đủ các chủ trương,
đường lối của Đảng và nhà nước, Bí thư Đảng có thể tham gia Hội đồng quản trị nh−ng không phải là thành viên đ−ơng nhiên. Chính phủ Trung Quốc đ; đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán để tạo điều kiện cho quá trình chuyển doanh nghiệp nhà n−ớc thành công ty cổ phần qua hình thức mua, bán cổ phần của các doanh nghiệp nhà n−ớc cổ phần hóa.
1.2.2.4. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc ở Hàn Quốc
Với mục tiêu cải cách doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hóa để tăng thu nhập của nhà n−ớc, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm sự can thiệp của Chính phủ trong nền kinh tế và xúc tiến mở rộng sở hữu cổ phần, tạo cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị tr−ờng trong n−ớc và n−ớc ngoài, việc tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc ở Hàn Quốc gắn với công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà n−ớc đ−ợc thực hiện.
Ngay từ năm 1983 đến năm 1992, chính phủ Hàn Quốc đ; chủ trương cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà n−ớc, chủ yếu là các ngân hàng th−ơng mại.
Năm 1987, Chính phủ Hàn Quốc đ; thực hiện ch−ơng trình cổ phần hóa nhân dân trong đó có phương thức bán rẻ và thanh toán dần được áp dụng nhằm giúp ng−ời có thu nhập thấp có thể mua cổ phần. Trong thời gian này, 49% cổ phần đ−ợc bán rộng r;i cho công chúng.
Từ năm 1988 đến năm 1992, Chính phủ Hàn Quốc đ; tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà n−ớc có vị trí thiết yếu trong nền kinh tế mà nhà n−ớc nắm giữ
độc quyền nh− các công ty quặng và sắt thép, công ty điện lực, công ty độc quyền thuốc lá… theo ph−ơng thức bán một phần hoặc toàn bộ tài sản cho khu vực t− nhân.
Chính sách cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà n−ớc ở Hàn Quốc đ−ợc thực hiện dựa vào việc phân chia các doanh nghiệp này thành 3 nhóm để áp dụng cho phù hợp
-Nhóm 1: Gồm các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc th−ơng mại. Các doanh nghiệp này đ−ợc t−
nhân hóa hoàn toàn.
-Nhóm 2: Gồm các doanh nghiệp nhà nước hoạt động vì lợi ích công và có sự tham gia vào các hoạt động sản xuất- kinh doanh theo nguyên tắc thương mại. Các doanh nghiệp này đ−ợc cơ cấu lại toàn bộ trong đó có cả việc t− nhân hóa những tài sản được sử dụng cho hoạt động sản xuất- kinh doanh theo nguyên tắc thương mại.
-Nhóm 3: Gồm các doanh nghiệp nhà n−ớc chủ yếu thực hiện các chức năng công cộng quan trọng và không tham gia vào bất kỳ hoạt động sản xuất- kinh doanh nào theo nguyên tắc th−ơng mại. Các doanh nghiệp này đ−ợc duy trì hiện trạng cho
đến khi hoạt động của doanh nghiệp này còn cần thiết cho x; hội.
Trong giai đoạn đầu, việc bán cổ phần ra ngoài cần có thị tr−ờng, Chính phủ Hàn Quốc muốn bán các doanh nghiệp nhà n−ớc quy mô lớn cho các doanh nghiệp t− nhân hay tập đoàn t− nhân lớn ở n−ớc ngoài chứ không phải là các tập đoàn trong n−ớc có khả năng tài chính do Chính phủ không muốn tập trung quyền lực vào các tập đoàn này; nh−ng ng−ời dân Hàn Quốc lại không muốn các doanh nghiệp này
được bán cho người nước ngoài. Tuy nhiên đến năm 1998 Chính phủ đ; cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua đứt doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tác.
1.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt nam
Từ việc nghiên cứu thực tiễn cải cách kinh tế và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở các nước trên thế giới có thể rút ra một số kinh nghiệm để thực hiện cổ phần hóa thành công là:
1.2.3.1. Nhận thức đúng đắn đối với cổ phần hóa
ở n−ớc ta, chủ tr−ơng cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà n−ớc xuất phát từ đường lối kinh tế và đặc điểm kinh tế x; hội nước ta trong giai đoạn hiện nay
“Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị tr−ờng có sự quản lý của nhà nước theo định hướng x; hội chủ nghĩa” Chúng ta đang bố trí lại cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ chế quản lý cho phù hợp với đường lối ấy, đây là sự chuyển hướng chiến lược kinh tế x; hội của nước ta và đó cũng là đặc điểm lớn nhất, chi phối, quyết định nội dung và phương thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà