Tình hình cổ phần hóa tại Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê- TKV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp mỏ áp dụng cho công ty tnhh một thành viên than mạo khê tkv (Trang 42 - 54)

2.2.1. Tình hình chung và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê trong những năm gần đây

2.2.1.1. T×nh h×nh chung

a. Quá trình hình thành và phát triển

Mỏ than Mạo Khê có tiền thân từ thời Pháp thuộc và là một trong những mỏ than đ−ợc khai thác đầu tiên trên địa bàn Quảng Ninh. Đến năm 1954, mỏ than Mạo Khê đ−ợc thành lập và có truyền thống sản xuất kinh doanh lâu năm, hoạt động chủ yếu là khai thác than cung cấp cho các đơn vị theo chỉ tiêu của Nhà nước.

Tr−ớc đây mỏ than Mạo Khê trực thuộc Công ty than Uông Bí và hạch toán

độc lập. Năm 1996, Công ty than Mạo Khê đ−ợc chính thức thành lập và là doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh độc lập thuộc Tổng công ty Than Việt Nam.

Năm 2005, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 311/2005/QĐ - TTg ngày 13/12/2005 về việc chuyển Công ty than Mạo Khê thành công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê với nội dung:

-Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê -Tên giao dịch: Công ty than Mạo Khê

-Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước thành viên hoạch toán độc lập của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam.

-Trụ sở giao dịch: Thị trấn Mạo Khê- huyện Đông Triều- Tỉnh Quảng Ninh.

-Vốn điều lệ: 75.954.033.555 đồng

-Ngành nghề kinh doanh: Khai thác chế biến và tiêu thụ than, xây dựng công trình mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải đ−ờng bộ đ−ờng sắt, quản lý khai thác cảng Bến Cân, sửa chữa thiết bị mỏ và ph−ơng tiện vận tải, tổ chức vui chơi giải trí, văn hoá thể thao ...

Công ty có các đơn vị trực thuộc có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị tr−ờng và các dịch vụ kinh doanh khác nhằm tăng c−ờng

tích tụ, tập trung vốn và chuyên môn hoá sản xuất kinh doanh... tất cả vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu, của Công ty và của cán bộ công nhân viên.

Phạm vi kinh doanh trong và ngoài n−ớc theo sự phân cấp, uỷ quyền của Tập đoàn và quy định của pháp luật.

Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê đ−ợc Tập đoàn công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam giao quản lý, bảo vệ, thăm dò, và tổ chức khai thác theo ranh giới theo quyết định số 653 TVN/ĐCTĐ 2 ngày 7 tháng 5 năm 1996.

Từ ngày thành lập đến nay hoạt động kinh doanh chủ đạo của Công ty than Mạo khê là khai thác than, quy mô sản xuất và số l−ợng sản phẩm ngày càng đ−ợc mở rộng và nâng cao.

Hiện tại công ty có 29 phân x−ởng sản xuất trực tiếp, bao gồm: 12 phân xưởng khai thác than, 04 phân xưởng lò đá, 02 phân xưởng vận tải, còn lại là các phân x−ởng khác ... Khối văn phòng có 16 phòng ban gồm: quản lý điều hành, khối kỹ thuật, kế toán - hành chính, văn phòng...

Về nhân sự hiện tại toàn Công ty có khoảng 5.000 cán bộ công nhân viên.

Vài năm gần đây mức l−ơng của cán bộ công nhân viên ngày càng đ−ợc nâng lên

đáng kể.

Do đặc điểm địa hình, địa chất hoạt động khai thác hầm lò là chủ yếu, tài sản cố định của công ty đầu t− phục vụ sản xuất cho việc khai thác than là chính bao gồm: máy móc thiết bị đ−ờng lò, máy khấu than, cột chống thuỷ lực, máy cào than, tầu điện, vật kiến trúc...

Do điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, địa chất lớp vỉa thay đổi, chất l−ợng than kém ... Để tăng năng suất lao động, mở rộng khai thác, khắc phục một số khó khăn trong sản xuất, trong năm vừa qua công ty tiếp tục đổi mới công nghệ khai thác than, đầu t− một số máy móc thiết bị gần 100 tỷ đồng. Khai thác than bằng cột chống thuỷ lực đơn trên các lò chợ, tiếp tục áp dụng công nghệ khai thác ngang nghiêng trên các lò chợ vỉa 9B mức -25/-30 và mức - 80/-25, chuyển diện khai thác lò chợ vỉa 7 mức - 80/-25 xuống mức -80/-30, nâng cao sản l−ợng khai thác than hầm lò đạt 3.000 - 3.500 tấn/ ngày.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, tới nay đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê đ; lớn mạnh

không ngừng. Cùng với đó là sự phát triển rất mạnh của các nguồn lực tài sản và thiết bị phục vụ cho việc tăng năng lực sản xuất, đảm bảo an toàn cho con người và máy móc thiết bị trong khai thác than, mở rộng quy mô nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng nh− phát triển các chính sách kinh tế x; hội, tạo công ăn việc làm cho ng−ời dân.

b. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

* Những thuận lợi

Trong quá trình hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty có đ−ợc những thuận lợi nh− sau:

- Sự hỗ trợ của các cấp, các ngành: Công ty luôn nhận đ−ợc sự quan tâm, tạo

điều kiện hỗ trợ lớn từ Tập đoàn Công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam, l;nh đạo tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị liên quan.

- Sự thống nhất cao trong nội bộ doanh nghiệp: Tập thể l;nh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty luôn đoàn kết, gắn bó lâu dài với công ty cũng nh− luôn chung sức chung lòng, kiên trì thực hiện các mục tiêu Công ty đ; đề ra.

- Đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm, lành nghề: Công ty có đội ngũ lao

động tay nghề giỏi, với bề dày kinh nghiệm nhiều năm trong nghề khai thác mỏ là thế mạnh của công ty. Đây là nguồn nội lực giúp công ty đứng vững trong điều kiện môi tr−ờng kinh doanh cạnh tranh và hội nhập mạnh mẽ hiện nay.

* Nh÷ng khã kh¨n

- Hạn chế trong áp dụng cơ giới hóa khai thác: Đặc thù của Công ty là khai thác, sản xuất than hầm lò, trong khi đó các vỉa than của Công ty lại nằm trong vùng phay phá, uốn nếp nhiều dẫn đến việc khó khăn trong áp dụng cơ giới hóa khai thác, hạn chế năng suất lao động.

- Tình hình khai thác ngày càng khó khăn: Hiện nay tài nguyên ở các mức trên của Công ty đang dần cạn kiệt, việc khai thác xuống sâu và xa hơn là rất tốn kém; công nghệ khai thác, vận tải, thông gió, thoát nước, cảnh báo khí mỏ… đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy phạm do vậy dẫn đến giá thành sản xuất cao.

- Rủi ro trong vấn đề an toàn lao động: So với khai thác than lộ thiên, khai thác than hầm lò có độ rủi ro rất cao: Các biến động về địa chất có thể dẫn đến nguy cơ đổ lò, yếu tố kiến tạo và địa hình có thể dẫn đến bục nước, bục khí… Những rủi

ro trên đều làm tăng chi phí cho công tác an toàn bảo hộ lao động, ảnh hưởng đến năng suất lao động, tâm lý cho con người và sản xuất.

c. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

Khác với các ngành khác, trong ngành than, với sự quản lý và điều tiết của TKV, không có cạnh tranh về sản phẩm và thị tr−ờng giữa các công ty khác thác than. Tài nguyên trữ l−ợng than do Công ty đang khai thác là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước giao cho TKV là đại diện chủ sở hữu nhà nước thống nhất quản lý. Tập

đoàn Công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam giao cho Công ty quản lý tài nguyên trữ l−ợng này và hàng năm công ty khai thác than cho Tập đoàn theo hợp đồng giao nhận thầu khai thác, sàng tuyển than. Vì vậy đối với các công ty khai thác than, thị phần tiêu thụ sẽ không đ−ợc xác định. Công ty than Mạo Khê cũng có vai trò quan trọng nh− tất cả các công ty khai thác than trong việc cung cấp dịch vụ khai thác,

đ−a nguồn năng l−ợng than đến các ngành công nghiệp để sử dụng và tạo ra cơ sở vËt chÊt cho x; héi.

Tuy nhiên, xét về mức đóng góp của Công ty đối với Tập đoàn, Công ty than Mạo Khê là một trong số những đơn vị đứng đầu Tập đoàn về sản l−ợng khai thác than hầm lò. Mạo Khê là một trong những mỏ than hầm lò có công suất khai thác lớn nhất Việt Nam (Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà Lầm, Mông D−ơng, Khe Chàm, Dương Huy). Trong quá trình hoạt động của mình Công ty đ; được nhận nhiều bằng khen của Chính phủ, Bộ, Ngành và địa phương.

2.2.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2003- 2008 a. Tốc độ tăng trưởng của Công ty về sản lượng và doanh thu

Tình hình sản l−ợng và doanh thu của Công ty giai đoạn 2003- 2008 đ−ợc tập hợp trong Bảng 2.1

Qua các số liệu trong bảng 2.1 và hình 2.1 có thể nhận thấy sản l−ợng sản xuất, sản l−ợng tiêu thụ và doanh thu của Công ty biến động năm sau so với năm trước là không lớn. Điều này cho thấy hoạt động của Công ty đ; đi vào ổn định.

Riêng năm 2008, doanh thu của Công ty có sự biến động so với năm 2003 tương đối lớn mặc dù sự biến động của sản l−ợng tiêu thụ là không nhiều. Điều này là do giá

cả trong thời gian này có sự biến động lớn trong đó giá bán than của năm 2008 đ;

tăng lên đáng kể so với mức giá của năm 2003.

Trên thị trường nội địa, ngành điện là khách hàng tiêu thụ than lớn nhất. Với tiềm năng hạn chế về thủy điện và nguồn khí đốt tại Việt Nam, vai trò của nhiệt điện chạy bằng than sẽ ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu tiêu thụ than ngày càng lớn.

Trong năm 2007, Thủ tướng chính phủ đ; phê duyệt Quyết định số110/2007/QĐ- TTg về quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006- 2015 có xét đến năm 2025, trong đó chi tiết việc thành lập các nhà máy nhiệt điện chạy than và khối l−ợng than cần cho các nhà máy này hàng năm là rất lớn. Ngoài ra, các ngành tiêu thụ than khác như xi măng, giấy, hóa chất… cũng đang có tốc độ tăng trưởng cao.

Điều này hứa hẹn sức cầu khổng lồ về than trong t−ơng lai. Do vậy việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong các năm tới sẽ là hết sức thuận lợi.

b. Tốc độ tăng trưởng của Công ty về lao động và tiền lương

Theo các số liệu trong bảng 2.2, do sự biến động về sản l−ợng sản xuất, tiêu thụ là không lớn nên mức độ biến động về số l−ợng lao động và năng suất lao động không nhiều. Năng suất lao động năm sau luôn tăng so với năm trước do Công ty đ;

chú trọng công tác đầu t− đổi mới và áp dụng các máy móc thiết bị hiện đại. Thu nhập bình quân người lao động năm sau tăng so với năm trước và năm 2008 đ; tăng hơn 2 lần so với năm 2003. Nguyên nhân khách quan là trong thời gian này chế độ tiền lương của nhà nước có sự thay đổi nhưng điều đó cũng chứng tỏ đời sống công nhân viên Công ty đang ngày càng đ−ợc cải thiện. Hình 2.2 thể hiện sự tăng tr−ởng về lao

động và tiền lương của công ty giai đoạn 2003- 2008.

c. Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2003-2008

Quy mô của doanh nghiệp đ−ợc thể hiện qua tổng tài sản. Tổng tài sản của Công ty thể hiện qua bảng 2.3 và hình 2.3 cho thấy quy mô của doanh nghiệp ngày càng đ−ợc mở rộng. TSCĐ và đầu t− dài hạn luôn chiếm tỷ trọng khoảng trên d−ới 60% và tăng qua các năm cho thấy công tác đầu t− mở rộng sản xuất, đầu t− máy móc thiết bị hiện đại tại Công ty luôn đ−ợc chú trọng. Điều đó phản ánh đúng đặc tr−ng ngành nghề của doanh nghiệp khai thác than hầm lò. Sự biến động TSLĐ và đầu t−

ngắn hạn qua các năm là không đều tuy nhiên năm 2008 cũng đ; tăng đáng kể so với năm 2003 và tỷ trọng các khoản phải thu, hàng tồn kho chiếm trong tổng số là khá

lớn. Điều này chứng tỏ vốn của Công ty đang bị chiếm dụng và ứ đọng nhiều.

Bảng 2.1: Bảng phân tích tốc độ tăng trưởng về sản lượng và doanh thu

TT Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 2008

1 Sản l−ợng sản xuất Tấn 1.410.542 1.722.102 1.991.913 1.779.214 1.784.424 1.719.283

Chỉ số biến động liên hoàn % 100 122.09 115.67 89.32 100.29 96.35

Chỉ số biến động cố định % 100 122.09 141.22 126.14 126.51 121.89

2 Sản l−ợng tiêu thụ Tấn 1.243.998 1.371.111 1.696.526 1.547.981 1.684.140 1.440.326

Chỉ số biến động liên hoàn % 100 110.22 123.73 91.24 108.8 85.52

Chỉ số biến động cố định % 100 110.22 136.38 124.44 135.38 115.78

3 Doanh thu ng® 338.634.899 430.121.273 607.278.193 606.085.811 640.959.350 810.572.950

Chỉ số biến động liên hoàn % 100 127.02 141.19 99.8 105.75 126.46

Chỉ số biến động cố định % 100 127.02 179.33 178.98 189.28 239.36

Hình 2.1: Đồ thị kết quả sản xuất, tiêu thụ, doanh thu

Bảng 2.2: Bảng phân tích tốc độ tăng trưởng về lao động và tiền lương

TT Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 2008

1 Số lượng lao động Người 5.351 5.778 5.446 5.657 5.164 4.584

Chỉ số biến động liên hoàn % 100 107.98 94.25 103.87 91.29 88.77

Chỉ số biến động cố định % 100 107.98 101.78 105.72 96.51 85.67

2 Năng suất lao động Tấn/ng-n 263.6 298.04 365.76 314.52 345.55 375.06 Chỉ số biến động liên hoàn % 100 113.07 122.72 85.99 109.87 108.54 Chỉ số biến động cố định % 100 113.07 138.75 119.31 131.09 142.28 3 Thu nhËp b×nh qu©n ® 1.909.000 2.415.000 3.356.000 3.383.800 3.603.000 4.889.812 Chỉ số biến động liên hoàn % 100 126.51 138.96 100.83 106.48 135.72

Chỉ số biến động cố định % 100 126.51 175.8 177.26 188.74 256.15

Hình 2.2: Đồ thị tăng trưởng về lao động và tiền lương

d. Tình hình nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2003-2008

Qua bảng 2.4 và hình2.4 cho thấy quy mô mở rộng của Công ty về vốn qua các năm. Tuy nhiên về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng t−ơng

đối thấp cho thấy tình hình tự chủ về vốn của Công ty kém. Nợ phải trả của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm do tỷ lệ nợ vay tăng cao nên ảnh h−ởng

đến khả năng độc lập về tài chính và chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp.

e.Tình hình lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2003-2008

Xuất phát từ nguyên tắc quản lý doanh thu của TKV đối với các công ty khai thác than nên nhân tố quyết định trực tiếp nhất đến lợi nhuận của một công ty than là mức chênh lệch giữa giá mà TKV chấp nhận mua và chi phí mà công ty đó phải bỏ ra

để sản xuất một đơn vị sản phẩm than. Qua các số liệu trong bảng 2.5 cho thấy tình hình lợi nhuận của Công ty có sự biến động mạnh qua các năm. Lợi nhuận của Công ty

đạt thấp nhất là năm 2006. Điều này cũng là phù hợp với sự khó khăn chung của ngành than trong giai đoạn đó. Tuy nhiên sang năm 2007 lợi nhuận của Công ty đ; tăng lên

đáng kể và đến năm 2008, lợi nhuận trước thuế đ; đạt trên 9 tỷ đồng. Các chỉ tiêu đánh giá về lợi nhuận năm 2008 tuy không bằng giai đoạn 2003, 2004 nh−ng đ; cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả.

Qua các phân tích trên có thể nhận thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây là tương đối tốt và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang ngày một nâng cao. Tuy có những năm kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm sút do sự suy thoái chung của ngành than nh−ng với đà tăng trưởng như hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lai chắc chắn sẽ đạt đ−ợc kết quả cao hơn nữa.

Tuy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn đang mang lại hiệu quả trong thời điểm hiện tại, nhưng đứng trước yêu cầu phải đổi mới để phát triển trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của các doanh nghiệp là với những nguồn lực hiện tại phải làm thế nào để có

được hiệu quả hoạt động là cao nhất. Một trong những cách thức thường được thực hiện đó là

đổi mới về cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp. Điều này đ; đ−ợc cụ thể hóa thông qua chủ trương chuyển một số doanh nghiệp mỏ trực thuộc sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần của Tập đoàn Công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam. Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê cũng nằm trong kế hoạch cổ phần hóa của TKV trong năm 2008.

Bảng 2.3 : Bảng phân tích tình hình tài sản của Công ty

TT Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 2008

1 TSCĐ và đầu t− dài hạn đ 183.638.096.784 225.441.221.061 235.555.973.823 284.526.143.884 332.460.857.739 464.459.251.701 2 TSLĐ và đầu t− ngắn hạn đ 105.167.110.371 160.254.879.866 149.281.169.852 172.653.056.175 105.806.419.894 226.011.161.514 3 Tổng tài sản đ 288.805.207.155 385.696.100.927 384.837.143.675 457.179.200.059 438.267.277.633 690.470.413.215

Hình 2.3: Đồ thị tình hình tài sản của Công ty

Bảng 2.4: Bảng phân tích tình hình nguồn vốn của Công ty

TT Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 2008

1 Vốn chủ sở hữu đ 88.524.728.993 102.933.325.332 92.733.868.498 96.602.019.372 76.600.932.316 87.448.047.678 2 Nợ phải trả đ 200.280.478.162 282.762.775.595 292.103.275.177 360.577.180.687 361.666.345.317 603.022.365.537 3 Tổng nguồn vốn đ 288.805.207.155 385.696.100.927 384.837.143.675 457.179.200.059 438.267.277.633 690.470.413.215

Hình 2.4: Đồ thị tình hình nguồn vốn của Công ty

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp

TT Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 2008

1 Tổng lợi nhuận tr−ớc thuế đ 9.235.552.651 10.911.523.080 2.360.157.623 802.305.689 1.195.062.922 9.642.495.697 2 Tổng lợi nhuận sau thuế đ 6.208.946.109 7.662.592.920 1.461.827.413 27.727.985 857.634.500. 6.375.109.068.

3 + Tỷ suất lợi nhuận /Doanh thu %

- Tỷ suất lợi nhuận TT/ Doanh thu % 2.73 2.54 0.39 0.13 0.19 1.19

- Tỷ suất lợi nhuận ST/Doanh thu % 1.83 1.78 0.24 0.005 0.13 0.79

4 + Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản %

- Tỷ suất LN TT/Tổng tài sản % 3.20 2.83 0.61 0.18 0.27 1.40

- Tỷ suất lợi nhuận ST/Tổng tài sản % 2.15 1.99 0.38 0.01 0.20 0.92

5 + Tỷ suất LN ST/Tổng vốn CSH % 7.01 7.44 1.58 0.03 1.12 7.29

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp mỏ áp dụng cho công ty tnhh một thành viên than mạo khê tkv (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)