2.1.1. Tình hình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp mỏ trong Tập đoàn công nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam (TKV)
Các doanh nghiệp ngành than và khoáng sản 100% vốn Nhà n−ớc thuộc Tập
đoàn than- khoáng sản Việt Nam có đặc điểm chung là tài sản đầu tư tương đối lớn nh−ng ít đ−ợc đầu t− bằng vốn ngân sách; lao động đông; địa bàn sản xuất tập trung nh−ng th−ờng ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện sản xuất khó khăn.
Trong giai đoạn gần đây, do nắm đ−ợc thời cơ của thị tr−ờng và phát huy có hiệu quả năng lực sản xuất đ; đ−ợc đầu t−, hầu hết các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Tập đoàn đều có sự tăng trưởng mạnh về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước, tăng vốn chủ sở hữu, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn
định cho người lao động, thực hiện tốt các hoạt động x; hội. Các doanh nghiệp cũng
đ; áp dụng công nghệ, thiết bị khai thác hiện đại của các nước phát triển. Chính vì
vậy hầu hết các doanh nghiệp 100% vốn của Tập đoàn TKV trong những năm qua
đ; thực hiện tốt vai trò quản lý tài nguyên được nhà nước giao, đảm bảo cung cấp
đủ, ổn định nguồn than cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế x; hội tại địa phương.
Thực hiện mục tiêu đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp; TKV đ; tiến hành cổ phần hóa các công ty con của mình bắt đầu từ năm 1999. Đến nay đ; hoàn thành việc chuyển đổi phần lớn các công ty con sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 23 công ty con và 15 công ty cháu trực thuộc công ty con. [16]
Quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của TKV đ; đạt đ−ợc những mục tiêu cơ bản sau:
- Giúp Tập đoàn chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con
đ−ợc thuận lợi, từ đó đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của từng doanh nghiệp.
- Giúp Tập đoàn cơ cấu lại vốn, thu hồi đ−ợc nguồn vốn đ; đầu t− ở các công ty con. Tập đoàn không cần thiết phải duy trì nắm giữ 100% vốn để đầu t− vào các công ty con khác và đầu t− phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới phục vụ cho chiến l−ợc phát triển của Tập đoàn. Đồng thời giúp các công ty con huy động thêm
đ−ợc vốn của các nhà đầu t− khác cũng nh− kinh nghiệm quản lý của họ để thay đổi phương thức quản trị công ty theo hướng năng động hơn, hiệu quả hơn và từng bước hội nhập quốc tế. Các công ty cổ phần do hoàn thiện cơ cấu tài sản, cơ cấu tài chính và cơ cấu lao động nên đ; nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện môi trường làm việc chuyên nghiệp, phát huy tối đa các cơ hội do tiến trình hội nhập đem lại, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Theo Báo cáo tổng kết tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp trong TKV của Ban đổi mới doanh nghiệp TKV, hầu hết các doanh nghiệp sau chuyển đổi đều hoạt
động có hiệu quả, tăng trưởng ổn định về doanh thu, lợi nhuận, mở rộng thị trường, thu hút thêm lao động, bảo toàn và phát triển vốn, cổ tức đạt ổn định từ 12 đến 15%
năm, có một số đơn vị nhiều năm liền duy trì đ−ợc mức cổ tức cao trên 20%, thu nhập của người lao động tăng bình quân 25,8%, điều kiện làm việc và sinh hoạt của công nhân đ−ợc cải thiện. Chỉ có 2 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, du lịch mức cổ tức thấp hơn nh−ng cũng đạt từ 9 đến 11% năm. [1]
TKV có kế hoạch triển khai các dự án khai khoáng mới, sản xuất điện và các dự án sản xuất xi măng đòi hỏi chi phí vốn lớn. TKV đ; cổ phần hóa hầu hết các công ty khai thác than là công ty con của mình và tất cả các công ty con còn lại dự kiến sẽ đ−ợc cổ phần hóa từ nay đến 2010. Chính phủ dự kiến sẽ giữ cổ phần chi phối trong TKV và TKV dự định sẽ giữ cổ phần chi phối trong các công ty con của TKV hoạt động trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh than, bô xít và sản xuất điện.
Năm 2008, theo các quyết định số 3196, 3197, 3198, 3199, 3200, 3201, 3202, 3203/QĐ- HĐQT ngày 27/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, TKV sẽ tiến hành cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê, Công ty than Khe Chàm, Công ty than Thống Nhất,
Công ty than D−ơng Huy, Công ty than Quang Hanh, Công ty Vật t− vận tải và xếp dỡ, Công ty TNHH một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên thuộc Tổng công ty Khoáng sản, Khách sạn Mê Linh thuộc Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp mỏ Việt Bắc.
Tuy nhiên trên thực tế, do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan mà
đến hết năm 2008 việc cổ phần hóa mới chỉ đ−ợc thực hiện đối với Công ty Vật t−
vận tải và xếp dỡ, các doanh nghiệp còn lại trong đó chủ yếu là các công ty than vẫn ch−a thể hoàn thành đ−ợc công tác cổ phần hóa. Điều này có ảnh h−ởng không nhỏ
đến việc thực hiện tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp theo đúng chủ trương,
đ−ờng lối của Đảng.
2.1.2. Một số đặc thù của các doanh nghiệp mỏ cần quan tâm khi thực hiện cổ phÇn hãa
So với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khác, các doanh nghiệp mỏ có một số đặc thù cần phải đ−ợc quan tâm khi thực hiện cổ phần hóa. Đó là:
•Giá trị của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố cấu thành điều kiện tài nguyên, khoáng sản và địa chất mỏ bao gồm: Chất l−ợng tài nguyên, trữ
l−ợng than trong lòng đất, điều kiện mỏ- địa chất và điều kiện kỹ thuật, vị trí địa lý.
•Ngay trong một mỏ, điều kiện khai thác cũng thường xuyên biến động và theo xu thế ngày càng khó khăn phức tạp hơn, điều đó dẫn đến chi phí khai thác ngày càng tăng lên. Nh− vậy với trữ l−ợng khoáng sản khai thác ngày càng cạn dần và chi phí khai thác ngày càng tăng thì giá trị của mỏ ngày càng giảm dần. Với đặc
điểm này không thể lấy tỷ suất sinh lời trong quá khứ làm một trong những căn cứ
để xác định giá trị doanh nghiệp mỏ.
•Do không thể lường trước được một cách chính xác và đầy đủ tình hình trữ
l−ợng, chất l−ợng tài nguyên và điều kiện địa chất mỏ trong lòng đất nên mức độ rủi ro trong hoạt động đầu t− khai thác than là rất cao. Do vậy khi xác định giá trị doanh nghiệp mỏ cần chú ý đến đặc điểm này.
•Quá trình khai thác mỏ gắn liền với các tác động xấu đến môi trường sinh thái, vì vậy việc tính đúng, đủ chi phí bảo vệ và phục hồi môi trường vào giá thành sản phẩm là cần thiết.
•Tài nguyên khoáng sản trong lòng đất là hữu hạn và không tái tạo vì vậy cần phải có biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp mỏ khai thác tận thu tối đa tài nguyên, tránh tổn thất.
•Đối với các doanh nghiệp khai thác ngoài việc tính giá trị tài sản thực tế của doanh nghiệp còn phải tính giá trị tài nguyên khoáng sản vào giá trị doanh nghiệp cổ phÇn hãa.
2.1.3. Một số rủi ro thường gặp đối với các doanh nghiệp khai thác than trong tiến trình cổ phần hóa
Đối với các doanh nghiệp khai thác than, khi tiến hành cổ phần hóa cũng có thể gặp phải một số rủi ro nh− sau:
a. Rủi ro về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ than do đặc thù của ngành là cung cấp nguyên vật liệu cho những ngành công nghiệp khác nh− điện, giấy, xi măng… Do đó, mỗi một yếu tố của nền kinh tế nh−
lạm phát, tăng trưởng, chiến lược phát triển kinh tế vùng, địa phương… đều có ảnh hưởng nhiều chiều đến ngành than, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các ngành khác vốn là khách hàng tiêu thụ của ngành than. Tùy thuộc vào tốc độ và xu h−ớng phát triển của nền kinh tế trong và ngoài n−ớc mà nhu cầu về sản l−ợng, chất l−ợng than có thể thay đổi, chính sách quản lý của Tập đoàn cũng có thể thay đổi.
Từ đó mang đến những cơ hội hay thách thức cho các công ty khai thác than.
Những năm trở lại đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định.
ADB cũng khẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ vẫn tăng bất chấp những thách thức trong n−ớc, sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ và nhiều n−ớc phát triển khác.
Do đó, nếu nền kinh tế phát triển khả quan trong những năm tới nh− dự đoán, lượng tiêu thụ than ở nước ta sẽ tăng rất mạnh để phục vụ nhu cầu của nền công nghiệp cả n−ớc. Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra do hứa hẹn của sự vùng lên mạnh mẽ của nền công nghiệp, tài chính và dòng chảy đầu t− ào ạt từ n−ớc ngoài vào sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức th−ơng mại thế giới WTO.
b. Rủi ro về luật pháp
Việt nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, do vậy hệ thống luật pháp của Nhà n−ớc không ngừng đ−ợc chỉnh sửa, bổ sung và ban hành mới. Luật pháp Việt Nam ch−a thật sự hoàn chỉnh và có nhiều quy định chồng chéo. Các thay đổi về luật pháp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà n−ớc khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần, hoạt động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về cổ phần hóa. Luật chứng khoán và các văn bản d−ới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì
sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh của công ty còn chịu sự điều chỉnh của các chính sách thuế, các quy định về chất l−ợng sản phẩm, chính sách −u đ;i đầu t−. Bất kỳ sự thay
đổi nào trong các quy định này cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
c. Rủi ro về đặc thù ngành
* Rủi ro về môi tr−ờng tự nhiên
Ngành công nghiệp than phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố về môi tr−ờng tự nhiên. Bất kỳ một sự biến động nào của môi trường tự nhiên cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất l−ợng sản phẩm than nh− sự biến động về địa chất, quy hoạch khai thác vùng ch−a ổn định…
*Rủi ro về chính sách, chế độ
Với chính sách −u tiên tiêu thụ than trong n−ớc của Chính phủ, giá bán than nội địa vẫn thấp hơn nhiều so với giá bán than xuất khẩu. Theo dự báo của Tập
đoàn, trong khoảng từ 5 đến 10 năm nữa nhu cầu nội địa về than sẽ tăng nhanh, cùng với chiến l−ợc an ninh năng l−ợng quốc gia chắc chắn mức xuất khẩu than sẽ giảm. Sự chênh lệch về giá bán nội địa- xuất khẩu khi đó nếu không được Nhà nước và tập đoàn quản lý và điều tiết hợp lý thì có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp khai thác than.
d. Rủi ro khác
Những rủi ro có thể xuất phát từ phía thiên nhiên (lũ lụt, hạn hán…), rủi ro,
tai nạn (cháy nổ…). Đây là các biến cố bất ngờ, bất khả kháng, ngoài tầm kiểm soát nh−ng các rủi ro này rất hiếm khi xảy ra.