MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định (Trang 25 - 32)

2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí huyện Tràng Định

Huyện Tràng Định là một huyện miền núi biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng Sơn, trung tâm huyện cách thành phố Lạng Sơn gần 70 km theo quốc lộ 4A lên Cao Bằng.Vị trí địa lý huyện nhƣ sau:

- Phía bắc giáp huyện Thạch An của tỉnh Cao Bằng - Phía Đông – Đông Bắc giáp Trung Quốc

- Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Văn Lãng và Bình Gia - Phía Tây giáp huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn.

Tràng Định có hơn 50km đường biên giới với Trung Quốc, 2 cặp chợ biên giới Nà Mằn (xã Đào Viên) và Canh Va (xã Quốc Khánh), nhiều đường bộ, đường sông thông thương với Trung Quốc, với vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá, du lịch với Trung Quốc và thúc đẩy các hoạt động thương mại – du lịch trên địa bàn huyện.

2.1.2. Địa hình

Địa hình Tràng Định khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, có nhiều núi cao xen kẽ các thung lũng hẹp ven sông, suối và thung lũng đá vôi. Độ cao phổ biến từ 200 – 500m, có các đỉnh cao 820, 675, 630 tập trung ở các xã biên giới, độ dốc trung bình từ 25 – 30độ.

Dạng địa hình núi đất là phổ biến, có độ dốc trên 25 – 30 độ, chiếm trên 35% diện tích, thích hợp cho trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và một số nơi có địa hình thấp hơn có thể trồng cây ăn quả và trồng hồi, trồng cây thạch đen.

Dạng địa hình núi đá chiếm khoảng 10,7% diện tích tự nhiên.

Các dải thung lũng hẹp, vùng cánh đồng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 4% diện tích tự nhiên.

Các dải đồi có độ dốc thấp 15 – 25% không nhiều (có hơn 4930 ha) rất thuận lợi cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày nhƣ hồi, quế, keo.

2.1.3. Khí hậu – thủy văn

* Khí hậu:

Tràng Định nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm, mùa đông khô hanh ít mƣa.

Nhiệt độ trung bình là 21,6oC, nhiệt độ cao nhất là 40oC vào tháng 6 và nhiệt độ thấp nhất là 1,8oC vào tháng 12, tháng 1 của năm.

Lƣợng mƣa trung bình từ 1155 – 1600mm, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm, mƣa nhiều nhất là vào các tháng 6,

7, 8, lƣợng mƣa ít nhất vào tháng 1, 2 của năm. Do sự phân bố lƣợng mƣa không đồng đều gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông vào mùa mƣa, hạn hán vào mùa khô.

Độ ẩm không khí bình quân là từ 82 – 84% thích hợp cho cây trồng và gia súc phát triển.

Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và Tây Nam, vùng ít chịu ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triển cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả.

* Thuỷ văn

Tràng Định là một trong những huyện có nguồn nước ngầm và nước mặt khá phong phú, thuận lợi cho phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt đời sống nhân dân. Tràng Định có 3 con sông lớn là sông Bắc Khê, sông Kỳ Cùng và sông Văn Mịch chảy qua và có hệ thống suối dày đặc, có 7 suối lớn và 1 mạng lưới khe mạch, có khả năng cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất, phát triển các công trình thuỷ lợi và thuỷ điện nhỏ phục vụ đời sống cho nhân dân trong huyện

Ngoài hệ thống sông, suối thì Tràng Định còn có 19 hồ lớn nhỏ nằm rải rác khắp trong huyện với khả năng tưới tiêu thiết kế là 1701,6 ha.

2.1.4. Tài nguyên đất

Đất đai của huyện Tràng Định chủ yếu là:

Đất đỏ vàng trên đất sét chiếm khoảng 53,4% diện tích đất tự nhiên của huyện, Đất đỏ vàng trên đá mác ma axit (Fa) chiếm 28%,

Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) chiếm 3,4%, Đất phù sa sông suối (Py) chiếm 1,2%, Đất dốc tụ (D) chiếm 1.3%,

Còn lại là đất nâu đỏ trên đá vôi, đất phù sa đƣợc bồi đắp, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, sông suối, núi đá vôi.

2.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội

2.2.1. Dân sinh

Theo số liệu năm 2018, toàn huyện có 22 xã, 01 thị trấn với 205 thôn bản, khu phố; 14.962 hộ với 63.150 nhân khẩu, số người trong độ tuổi có khả năng lao động là 37.450 người. chiếm hơn 50% tổng số dân. Với lực lượng lao động dồi dào và là chủ yếu là lao động trẻ sẽ là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế của huyện. Gồm các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, H’mông. Dân tộc Tày 42,97%, dân tộc Nùng chiếm 35,92%, Kinh 15,5%, còn lại là các dân tộc Dao, Hoa, H'Mông dưới tỷ lệ dưới 6%; tốc độ tăng dân số 8,8‰ (số liệu đến 31/12/2018). Dân cƣ phân bố không đồng đều, tập trung phần lớn ở vùng giữa và vùng thấp; mật độ bình quân là 115 người/km2, trong đó mật độ cao nhất ở thị trấn Thất Khê là 2.582 người/km2, mật độ dân số trung bình ở vùng nông thôn là 65 người/km2.[18]

2.2.2. Kinh tế.

Là huyện miền núi biên giới, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông – lâm nghiệp. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng phù hợp với định hướng chung của tỉnh. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá so với năm 2017, tốc độ tăng trưởng đạt 11%, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 7%; giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 20%; giá trị sản xuất dịch vụ tăng 13%. Tổng sản lượng lương thực đạt 2.059 tấn, đạt 100,5%

kế hoạch năm bằng 109 % so với cùng kỳ, tính bình quân lương thực đầu người ước đạt 772 kg/người/năm. Bình quân thu nhập đầu người đạt 22 triệu đồng/người/năm. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, dụng cụ cầm tay, cơ khí nhỏ, xay xát lương thực, thực phẩm,... Giá trị thực hiện của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ƣớc đạt 109 tỷ đồng. Thương mại - dịch vụ, hoạt động thương mại dịch vụ diễn ra bình thường, sức mua khá. Hàng hoá đa dạng, phong phú đảm bảo đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn, không có hiện tƣợng

đầu cơ, găm hàng tăng giá, tung tin thất thiệt gây mất ổn định thị trường.

Mạng lưới chợ trên địa bàn hoạt động cơ bản ổn định, tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ ƣớc đạt 867 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn huyện ƣớc đạt 751.657.820 USD. Hàng hóa xuất chủ yếu là các mặt hàng nông sản nhƣ: Cây thạch đen, hàng đông lạnh, hàng tạm nhập tái xuất.... Nhập khẩu: Hàng hóa nhập chủ yếu là rau, củ, quả, công cụ sản xuất... do người dân đi làm thuê mua về sử dụng qua địa bàn xã Quốc Khánh, số lƣợng nhỏ lẻ, không tập trung. An sinh xã hội đƣợc bảo đảm, đời sống của đại bộ phận nhân dân cơ bản ổn định, tiếp tục đƣợc cải thiện.

2.2.3. Văn hóa – xã hội

Ngành giáo dục tổ chức triển khai hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018 - 2019; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tiếp tục đƣợc quan tâm đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ công tác; Chỉ đạo rà soát, sắp xếp, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giai đoạn 2017-2020. Trên địa bàn huyện có 23/23 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi, phổ cập giáo dục xóa mù chữ, đạt tỷ lệ 100%; duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Đón trường chuẩn theo quy định nâng tổng số trường chuẩn lên 16 trường đạt chuẩn quốc gia, duy trì đạt chuẩn Quốc gia mức độ I đối với trường Mầm non 10/10; trường Tiểu học Khánh Hòa; trường Tiểu học Chi Lăng. Tổ chức tốt kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Công tác khám và chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đƣợc triển khai tích cực. quan tâm quản lý tốt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, thường xuyên thực hiện việc thanh, kiểm tra theo quy định; Quan tâm chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, Có 02 xã đạt chuẩn quốc gia về

y tế xã, lũy kế có 7 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; duy trì kết quả hoạt động phòng chống HIV/AIDS; công tác điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho người nghiện chích ma túy được thực hiện có hiệu quả, hiện tại có 117 bệnh nhân uống thuốc điều trị ổn định; Triển khai công tác đảm bảo VSATTP các dịp cao điểm, đã kiểm tra đƣợc 96 cơ sở, phát hiện 42 cơ sở vi phạm; lập biên bản xử phạt hành chính với số tiền 33.250.000đ. Trên địa bàn huyện không có trường hợp ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh nguy hiểm xảy ra.

2.2.4. Lao động

Tổng số người trong độ tuổi lao động là 37.450 người, chiếm 59,3 %;

trong đó: Lao động nông nghiệp là 21.750 người, chiếm 58,1%; Lao động chưa qua đào tạo chiếm 70%; Lao động ở nông thôn 34.150 người, chiếm 91,2.%. Là huyện có dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động lớn, tập trung ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chính, đa phần là lao động ở nông thôn;

lao động nông nghiệp thời vụ. Công tác đào tạo nghề từng bước được quan tâm, đã mở nhiều lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, học nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực; hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề cho nông thôn. Giải quyết lao động đi làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

2.2.5. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội - Về giao thông:

Hệ thống giao thông vài năm trở lại đây đƣợc đầu tƣ và rất phát triển, nhiều tuyến đường giao thông được đầu tư mới, đồng bộ. Tuyến đường giao thông từ Trung tâm huyện đến trung tâm xã Tân Yên, Xã Chí Minh, xã Tân Tiến, tuyến đường Bản Nằm – Bình Độ - Đào Viên được bê tông hóa.

Năm 2018 ra quân đầu xuân sửa đường giao thông: 785 công lao động, phát quang, nạo vét đường nội thôn liên thôn và nội đồng với tổng chiều dài

là: 15,5 km với 55 m3đất đá. Mở mới đường giao thông được 500 m với 1500 m3 đất đá đường liên thôn, giải cấp phối đường được 1km với 93 m3cát sỏi.

Xi măng giao thông nông thôn trong năm đã tiếp nhận 80 tấn xi măng đã thi công xong và nghiệm thu đi vào sử dụng với tổng chiều dài là 970,5 m;

rộng 2-4m, dầy 14 - 16 cm với tổng số cát sỏi là 297 m3. Nhân dân đóng góp được 25.600.000 đồng để mở rộng mặt đường liên thôn và nội thôn.

Nhìn chung các tuyến đường liên xã đã được đầu tư cơ bản, đường xá đi lại thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn còn một số tuyến đường từ trung tâm huyện đi các xã Đào Viên, Trung Thành, Tân Minh còn gặp nhiều khó khăn đi lại nhất là vào mùa mƣa.

- Về công tác thuỷ lợi:

Sử dụng nguồn nước đập được giao quản lý có hiệu quả, đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Trong năm tu sửa nạo vét, phát quang: 4,8km mương thuỷ lợi, bằng 225 công lao động, nạo vét: 17 m3 bùn đất. Nhân dân đóng góp đƣợc 1.280.000 đồng để xây kè phai thủy lợi.

- Công tác xây dựng: Thường xuyên giám sát các dự án do xã làm chủ đầu tƣ và quản lý trên địa bàn xã.

Trong năm nghiệm thu và đƣa vào sử dụng 03 nhà văn hóa xây mới với tổng số vốn nhà nước đã giải ngân là: 160.000.000 đồng.

Công tác xây dựng trường Mầm non Kháng Chiến hiện nay nhà thầu đang thi công mặt bằng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)