Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại huyện Tràng Định
4.2.3. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng
Công tác PCCCR đƣợc coi là nhiệm vụ trọng tâm cần thiết thực hiện.
Hạt kiểm lâm Tràng Định đã chủ động tham mưu cho UBND huyện Tràng Định tổ chức công tác tổng kết BVR-PCCCR, ban hành các chỉ thị tăng cường chỉ đạo, củng cố lại Ban chấp hành về các vấn đề cấp bách trong BVR –PCCCR của huyện, bổ sung quy chế, phân công nhiệm vụ và bổ sung phương án tổng thể của huyện về BVR-PCCCR.
Bên cạnh đó đã tổ chức các đợt diễn tập PCCCR để phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, tính hiệu quả của phương châm 4 tại chỗ của địa phương trong công tác chuẩn bị PCCCR; nâng cao năng lực chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy đảng, điều hành của chính quyền địa phương và BCH các vấn đề cấp bách trong BVR và PCCCR. Triển khai kế hoạch phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BV&PTR, PCCCR;
Kế hoạch phối hợp BVR, PCCCR giữa Kiểm lâm và BCH Quân sự xã, kiểm lâm và công an xã, Kết quả rà soát 22 BCĐ/22 xã có rừng.
Rà soát xây dựng bản đồ vùng trọng điểm cháy. Vùng có nguy cơ
cháy cao gồm 5 xã: Tri Phương, Quốc Khánh, Đội Cấn, Tân Minh, Tân Yên, Đào Viên.
Hạt Kiểm lâm Tràng Định đã mua sắm trang bị bổ sung dụng cụ PCCC gồm: 30 bộ quần áo bảo hộ, 54 mũ bảo hộ, 20 giày vài,, 4 đèn pin, 1 địa bàn cầm tay, 2 đèn pin kín nước, 12 loa pin cầm tay, 1 nhà bạt, 10 bình toong, 30 đôi ủng, 3 xẻng, 8 dao phát. Ngoài ra, còn đƣợc Chi cục cấp 2 xe máy, 1 máy ảnh kỹ thuật số, 1 ống nhòm, 4 máy phun nước, 2 máy cưa xăng, 1 máy cắt thực bì, 35 bàn dập lửa, 1 loa trần phú, 1 đài, 1 micro, 1 tăng âm. Các trang thiết bị đc cấp cho các xã có rừng để đảm bảo tính cơ động cho việc chữa cháy khi diễn ra cháy rừng.
Những hoạt động triển khai công tác PCCCR hàng năm kịp thời nhƣng trên địa bàn huyện Tràng Định tình trạng cháy rừng vẫn xảy ra. Ta có số liệu thống kê các vụ cháy rừng trên địa bàn huyện Tràng Định các năm qua bảng 4.5
Bảng 4.6. Thống kê tình hình cháy rừng trên địa bàn huyện Tràng Định từ năm 2015-2018.
Năm Số vụ Diện tích
(ha) Thời điểm Loại rừng Nguyên nhân
2015 0 0
2016 0 0
2017 1 8,4 Tháng 8 Rừng trồng Đốt phá hoại
2018 1 0,3 Tháng 5 Rừng trồng Đốt phá hoại
Tổng 8,7
(Nguồn: Báo cáo Hạt kiểm lâm huyện Tràng Định năm 2015 - 2018) Qua biểu đồ thể hiện số vụ cháy và diện tích cháy của huyện Tràng Định cho ta thấy tình hình cháy rừng của huyện Tràng Định tương đối ít kể cả về số vụ và diện tích. Nhưng vẫn có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân là do công tác tuyên truyền của lực lƣợng chức năng chƣa đƣợc tốt, trong nhân dân có nhiều mâu thuẫn cá nhân, họ không ý thức đƣợc đốt rừng của hộ gia đình
khác sẽ gây hậu quả khôn lường, hủy hoại tài sản rất lớn không những của một người mà cháy lan sang diện tích rừng kế bên, hủy hoại môi trường sinh thái cũng như làm kiệt quệ kinh tế của hộ gia đình khác và trở thành người vi phạm pháp luật. Vì vậy, cán bộ kiểm lâm địa bàn cần phải thường xuyên nắm bắt địa bàn, thường xuyên trao đổi với cán bộ thôn, bản nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng nhƣ mối quan hệ của các hộ gia đình trong thôn, bản. Lực lượng cán bộ chuyên trách, chính quyền địa phương cần có những giải pháp đổi mới về cách tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về quản lý bảo vệ rừng.
Năm 2015, Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, công tác PCCCR nên trong năm 2015 trên địa bàn huyện Tràng Định không xảy ra cháy rừng.
Năm 2016, Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, công tác PCCCR nên trong năm 2016 trên địa bàn huyện Tràng Định không xảy ra cháy rừng.
Năm 2017: Trong năm 2017 trên địa bàn huyện xảy ra 01 vụ cháy rừng tại Lô 26, khoảnh 4, tiểu khu 40; Lô 654, 655, 33 Khoảnh 8, tiểu khu 40 (Bản đồ giao đất lâm nghiệp xã Chi Lăng năm 2009) tại đại danh Đồi Khau Coóng, thôn Kéo Quang, xã Chi Lăng, Tràng Định, Lạng Sơn.
+ Diện tích đám cháy: 8,4 ha, diện tích thiệt hại: 8,4 ha, mức độ thiệt hại 100%.
+ Trạng thái rừng bị cháy: Rừng trồng Bạch đàn, năm trồng : 2008, mật độ 2000 cây/ha; đường kính bình quân: 12 cm; chiều cao bình quân: 8m.
+ Loại rừng: Rừng sản xuất.
+ Số người tham gia chữa cháy: UBND xã Chi Lăng + Hạt Kiểm lâm huyện Tràng Định với tổng số 30 người.
Hạt Kiểm lâm đã phối hợp với Công an huyện điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy để xử lý theo quy định của pháp luật, nhƣng đến nay vẫn chƣa rõ thủ phạm gây cháy.
Ảnh: Phùng Thanh Tâm Hình 4.8. Cháy rừng tại xã Chi Lăng
Năm 2018: Trong năm 2018 trên địa bàn huyện xảy ra 01 vụ cháy rừng trồng tại thửa số 384, khoảnh 8, tiểu khu 71 và thửa số 417, khoảnh 14, tiểu khu 71 (Bản đồ giao đất lâm nghiệp xã Trung Thành năm 2009) tại đại danh Đồi Nìu Nin, thôn Nà Lỷ, xã Trung Thành, Tràng Định, Lạng Sơn.
+ Diện tích bị thiệt hại: 0,37 ha
+ Trạng thái rừng bị cháy: Rừng trồng thông, Sa mộc; đường kính bình quân: 0,04 - 0,26 m; chiều cao bình quân: 4 - 8m
+ Loại rừng: Rừng sản xuất là rừng trồng.
Hạt Kiểm lâm đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người gây cháy là 15.000.000 đồng và buộc trồng lại rừng, thời hạn là 02 năm.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Tràng Định vẫn xảy ra cháy rừng tuy nhiên với số lƣợng ít cả về số vụ lẫn diện tích thiệt hại. Nguyên nhân chủ yếu là từ sự thiếu ý thức hoặc cố tình của người dân trong vấn đề xử lý thực bì, sử dụng lửa trong rừng. Ngoài ra, khi xảy ra cháy rừng, chƣa có sự
phối hợp của các cơ quan có chức năng kiên quyết điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng vi phạm để xử lý theo đúng pháp luật. Hệ thống đường băng cản lửa so với yêu cầu PCCCR vẫn còn thiếu, đặc biệt có vùng nếu xảy ra cháy lớn sẽ rất khó tập kết lực lượng và phương tiện. Hệ thống hồ, đập trữ nước phân bố không đều, địa hình phức tạp, phương tiện chữa cháy chủ yếu là thủ công, còn xe cứu hỏa vào đến hiện trường rất khó phát huy tác dụng.
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa được thường xuyên, và chưa thực sự sâu rộng. Kinh phí đầu tƣ cho công tác tuyên truyền còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng phục vụ PCCCR cũng nhƣ dụng cụ chữa cháy còn thô sơ, bảo hộ lao động cho người chữa cháy chưa được trang bị đầy đủ. Toàn huyện có 300 quy ước bảo vệ rừng, biển niêm yết cấm lửa được bố trí tại các đại phương diện tích của BQLRPH các xã Quốc Khánh, Tri Phương, Đào Viên, Đội Cấn, Tân Yên.
Nhìn chung, bên cạnh một số kết quả đã đạt đƣợc thì công tác PCCCR của huyện Tràng Định trong các năm qua vẫn còn tồn tại một số hạn chế về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về PCCCR cho người dân, công tác xử lý thực bì trước thời điểm nắng nóng chưa thực sự hiệu quả, các công trình cơ sở hạ tầng, phương tiện chữa cháy còn thiếu dẫn đến các vụ cháy rừng vẫn còn xảy ra.