Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo vệ rừng
Điểm mạnh Điểm yếu
Có lực lƣợng tuần tra bảo vệ rừng
Có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như: Các Luật, Nghị Định, thông tƣ, chỉ thị... liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng.
Sự chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi có sự phát triển đối với nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp.
Người dân có truyền thống sản xuất lâm nghiệp và quan tâm gắn bó với rừng, hiểu biết về địa hình của rừng.
Lực lƣợng chuyên môn nghiệp vụ trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng còn mỏng.
Trình độ dân trí thấp, hiểu biết chấp hành các quy định về BVR còn hạn chế.
Trình độ canh tác lạc hậu.
Sự phối hợp hoạt động giữa lực lƣợng kiểm lâm với các chính quyền địa phương và với người dân chưa phát huy đƣợc hết vai trò và hiệu quả.
Tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế.
Chƣa có chế tài cụ thể để giải quyết triệt để việc khai thác trái phép các sản phẩm từ rừng.
Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức kiểm lâm còn mỏng, phụ trách nhiều xã, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
Cơ hội Thách thức
Tiềm năng đất đau của huyện lớn, đặc biệt là đất lâm nghiệp chiếm 87,47% diện tích tự nhiên.
Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày
Đại hình độ dốc lớn, xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất.
Địa hình độ dốc lớn, xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất
Một số diện tích rừng ở xa, địa hình
08/02/2012 về chính sách và giải pháp tăng cường hiệu quả BVR, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và người dân tham gia BVR.
Có hưởng lợi từ chính sách chi trả
DVMTR theo Nghị định
99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính Phủ.
Quan điểm, chủ trương của tỉnh Lạng Sơn định hướng xác định phát triển rừng là một ngành kinh tế quan trọng và đang tập trung các nguồn lực để thúc đẩy phát triển.
Các DN, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tham gia phát triểm lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
Hệ thống, hạ tầng cơ sở từng bước đƣợc đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác BVR.
đi lại khó khăn gây ảnh hưởng đến việc tuần tra, bảo vệ rừng.
Tỷ lệ hộ nghèo cao, năng suất cây trồng thấp, không ổn định, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào rừng nên luôn gây sức ép lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng.
Thiếu phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác QLBVR
Thiếu phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác QLBVR.
Thói quen sử dụng sản phẩm rừng từ rừng gỗ tự nhiên (gỗ, lâm sản khác, động vật...) không cần xin phép.
Thiếu vốn đầu tƣ cho công tác QLBVR.
Từ kết quả tổng hợp trên cho thấy tiềm năng về công tác QLBVR của huyện rất lớn, từ bao đời nay, người dân địa phương sinh sống trên địa bàn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cuộc sống đã gắn bó với rừng là thân thiết với rừng. Sự tác động vào rừng bằng cách đốt rừng làm nương rẫy, khai thác mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép của người dân là để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày bởi hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Vì vậy, để ngăn chặn, phát hiện kịp thời các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng đạt
hiệu quả thì các cấp, các ngành của huyện Tràng Định phải có đƣợc giải pháp hữu hiệu, thực tế và khoa học, có cơ chế, chính sách phù hợp và biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, làm cho người dân bản địa có đời sống, sản xuất ổn định; chắc chắn công tác QLBVR sẽ đƣợc giảm nhẹ và diện tích rừng của huyện sẽ ngày càng phát triển hơn.
4.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến công tác quản lý bảo vệ rừng Bảng 4.8. Các loại đất của hộ gia đình
Các loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ sử dụng đất của nhóm hộ gia đình (%)
Đất trồng lúa nước 5,4 4,4
Đất hoa màu 4,8 3,9
Đất vườn tạp 0,9 0,7
Đất lâm nghiệp 111,8 90,5
Đất nuôi trồng thủy sản 0,3 0,2
Đất khác 0,3 0,3
Tổng 123,5 100
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2019 – Ma Thị Thùy) Qua điều tra thực tế 30 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn 03 xã Vĩnh Tiến, Tri Phương và Đại Đồng có sự khác biệt rõ rệt, lớn nhất là diện tích đất lâm nghiệp với 111,8 ha chiếm 90,5% tổng diện tích các loại đất, với diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất và chiếm ƣu thế, cơ hội phát triển kinh tế và thu lợi nhuận từ rừng là rất lớn, người dân cần quan tâm, chú trọng đầu tư vào sản xuất kinh tế từ rừng, đƣa giống cây trồng mới, năng suất cao vào sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất cao, chính quyền địa phương cần tuyên truyền, hỗ trợ chính sách phát triển, đƣa ra giải pháp nâng cao giống cây trồng, hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, tạo nguồn thu nhập cao cho người dân. Diện tích đất trồng lúa nước 5,4 ha chiếm 4,4% và đất hoa màu 4,8 ha chiếm 3,9%, hai loại đất này phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, đảm bảo cung cấp nguồn lương thực ổn định và lâu dài cho đời sống của nhân và sản lượng cao cung cấp lương thực cho nhu cầu trong và ngoài huyện tạo thêm thu nhập cho người dân... Diện tích đất vườn tạp, đất nuôi trồng thủy sản và đất khác đều dưới 1 ha, người dân không chú trọng để phát triển các loại đất này và sản lƣợng, năng suất đầu ra kém, các hộ gia đình nuôi, trồng chủ yếu cung cấp cho cá nhân, không có thu nhập của người dân từ các diện tích đất này.
Qua kết quả điều tra và thảo luận của 3 nhóm đối tƣợng và 30 hộ gia đình được phỏng vấn có 52,5% trong tổng số cho thấy ảnh hưởng của điều kiện kinh tế ảnh hưởng rất nhiều đến công tác QLBVR bởi: Trình độ dân trí thấp và đa số các xã nghèo lại tập trung ở khu vực có nhiều rừng nhƣ: xã Cao Minh, Khánh Long, Đoàn Kết, Vĩnh Tiến. Cơ cấu kinh tế ở các xã chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp với cách thức sản xuất kinh tế lạc hậu vì thế nguồn thu nhập ở các xã này khá thấp và sống chủ yếu dựa vào rừng để sinh sống, kiếm kế sinh nhai. Vì vậy, công tác QLBVR của cơ quan kiểm lâm và chính quyền địa phương gặp rất nhiều áp lực khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình được Nhà nước giao cho. Đặc biệt, các Kiểm lâm địa bàn là những người gặp nhiều khó khăn nhất khi thường xuyên đối mặt với những hộ gia đình nghèo bị vi phạm bởi họ là những người đóng trên địa bàn thường xuyên tiếp xúc nên không thể xử lý kiên quyết theo đúng pháp luật những người vi phạm này bởi đằng sau những người vi phạm còn có con cái, vợ con, miếng ăn đƣợc tính theo từng bữa. Ngoài ra, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhà cửa hầu nhƣ không có một cái gì giá trị nên trong công tác xử phạt vi phạm hành chính đa số những người vi phạm không có khả năng nộp phạt, tạo thành một tiền lệ xấu cho các đối tƣợng khác học theo và vi phạm. Là một huyện có kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nên nhu cầu đất để canh tác trong các loại cây đặc biệt là cây công nghiệp rất cao, đất đai không có, kinh tế khó
khăn nên các hộ gia đình ở các khu vực gần rừng dù biết luật nhƣng vẫn cố tình vi phạm để lấn chiếm đất rừng trái pháp luật gây ra rất nhiều khó khăn cho lực lƣợng kiểm lâm trong công tác QLBVR.
4.3.3. Ảnh hưởng của xã hội, phong tục tập quán, kiến thức bản địa.
Bảng 4.9. Các hoạt động canh tác trên đất lâm nghiệp
Tổng số 30 hộ/3 xã Các loại cây được
trồng/ đất LN
Số hộ trồng cây lương thực/ đất LN
Số hộ trồng cây ăn quả/ đất LN
Số hộ trồng tre, vầu, nứa/ đất LN
có không có không có không
Số hộ 21 9 19 11 9 21
Tỷ lệ số hộ trồng
cây/đất LN (%) 70 63,3 30
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2019 - Ma Thị Thùy) Kết quả điều tra 30 hộ gia đình, có 21 hộ trồng cây lương thực trên đất lâm nghiệp chiếm 70%, trồng các loại cây lương thực: ngô, khoai, sắn, lúa nương, những loại cây này có thể thích nghi với môi trường khô hạn, cho năng suất cao, chất lượng tốt, đây là thói quen đã tồn tại lâu đời của người dân địa phương. Có 19 hộ trồng cây ăn quả trên đất lâm nghiệp chiếm 62,3%, hiện nay trên địa bàn huyện trồng cây ăn quả trên đất lâm nghiệp rất phổ biến, nhiều xã như xã Kim Đồng, Chí Minh trồng quýt, cam; xã Tri phương, Quốc Khánh trồng lê, mận mang lại hiệu quả, giá trị kinh tế lớn, cung cấp sản phẩm trong và ngoài tỉnh người dân đã biết chọn những giống cây trồng có ưu thế mang lại giá trị kinh tế, đời sống của nhân dân ngày càng đƣợc ổn định. Có 9 hộ gia đình trồng cây tre, vầu, nứa trên đất lâm nghiệp chiếm 30% tổng số hộ đƣợc điều tra, diện tích không đáng kể, các loại nguyên liệu từ tre, nứa, vầu đƣợc sử dụng để đan lát, các dụng cụ trong gia đình, nông cụ để sản xuất nông nghiệp... nhìn chung những người ở gần đây có thói quen xây dựng nhà bằng gỗ, mọi vật dụng thiết yếu trong gia đình đều đƣợc làm bằng các loại gỗ tự nhiên, nhu cầu gỗ cho khu vực này rất lớn và là nhu cầu thiết yếu từ xƣa
đến nay. Mặc dù hàng năm các hộ gia đình sinh sống tại đây đều đã đƣợc thường xuyên phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng và được cán bộ kiểm lâm địa bàn tận tình về từng nhà, từng hộ để tuyên truyền và vận động về việc sử dụng các sản phẩm bằng chất liệu khác hay thay thế các sản phẩm làm bằng gỗ tự nhiên nhưng vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả bởi tư tưởng phải dùng bằng gỗ mới tốt của người dân nơi đây.
Bảng 4.10. Các hoạt động tác động vào rừng
Các hoạt động của con người Số hộ Tỉ lệ %
Lấy củi lấy từ rừng 30 100
Lấy măng, rau rừng làm thức ăn 17 56,6
Đốt, phát nương rẫy để sản xuất lâm nghiệp 4 13,3
Chăn thả gia súc trên rừng 8 26,7
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2019 - Ma Thị Thùy)
Ảnh Ma Thị Thùy Hình 4.13. Phiếu điều tra hộ gia đình
Kết quả điều tra phỏng vấn 30 hộ gia đình tại 06 thôn bản thuộc 03 xã Vĩnh Tiến, Đại Đồng, Tri Phương cho thấy có 32,6% số hộ gia đình đánh giá ảnh hưởng của phong tục tập quán khác nhau. Do địa phương là miền núi khó khăn nên 100% các hộ gia đình lấy củi từ rừng để làm nguyên liệu đun nấu hàng ngày; Trên rừng có rất nhiều loại thực phẩm cung cấp cho đời sống hàng ngày của người dân địa phương; 56,6% các hộ gia đình lấy măng, rau rừng làm nguồn thực phẩm hàng ngày, đến mùa măng người dân thường xuyên lên rừng để hái măng, thu đƣợc nhiều măng có thể đem bán; Có 8 hộ gia đình chiếm 26,6% số hộ gia đình chăn, thả gia súc trên rừng, từ 4-10 con/đàn. Đây cũng là một tập tục khó bỏ của người dân vùng miền núi. Bên cạnh đó, tập tục thường xuyên đi rừng của người dân nơi đây khiến cơ quan kiểm lâm và các chủ rừng khó kiểm soát chặt chẽ đƣợc đối tƣợng đi rừng để khai thác gỗ trái phép hay người đi rừng, phá rừng, đốt rừng bừa bãi để trồng nương rẫy.
Ngoài ra, người dân tại đây thường lấy chồng hoặc vợ từ lúc còn rất trẻ, sinh nhiều con nên áp lực kinh tế đè nặng. Qua bảng phỏng vấn, cho thấy đa số nhà ở người dân tại các khu vực gần rừng còn tạm bợ, tài sản chủ yếu 1 chiếc xe máy cà tàng. Vì thế dễ dàng bị các đối tường đầu nậu xúi dục vào rừng khai thác trái pháp luật. Nhờ các kiến thức về các loài cây trong rừng rất phong phú, kinh nghiệm đi rừng đƣợc rèn luyện ngay từ bé và thông thạo các đường rừng của những người dân địa phương sống gần rừng nên người dân tại đây rất giỏi trong việc đi rừng, khai thác gỗ trái phép gây ra nhiều khó khăn cho lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương và các chủ rừng trong các cuộc truy quét, tuần tra rừng.