Đặc điểm tài nguyên rừng của huyện Tràng Định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định (Trang 37 - 44)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm tài nguyên rừng của huyện Tràng Định

Tràng Định có 63.474,8 ha diện tích đất có rừng, chiếm 62,43% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó, rừng tự nhiên là 59.686,9 ha, rừng trồng là 3.788,9 ha; tỷ lệ che phủ toàn huyện 62,44%.

Hình 4.1. Hiện trạng rừng huyện Tràng Định năm 2018

Rừng tự nhiên ở Tràng Định thuộc kiểu rừng gỗ lá rộng thường xanh, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới, thảm thực vật rừng rất đa dạng, phong phú có tới 198 loài thực vật, trong đó có nhiều loại có giá

trị kinh tế cao nhƣ: Nghiến, Đinh, Lim đất, Sến, Táu; các loại dƣợc liệu, các loài đan lát, mỹ nghệ nhƣ tre, nứa, mây…. và nhiều loài thú quý nhƣ Cu li, Sóc bay, Hươu, Nai, Hoẵng, Chim Trĩ, Gà lôi…

Rừng trồng tại huyện Tràng Định phần lớn là Quế, Keo, Bạch đàn, Sao Mộc, Thông các loại, đây là những loài cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao phù hợp với điều kiện lập địa ở khu vực nghiên cứu. Hiện tại, đang đƣợc triển khai phát triển mô hình trồng cây gỗ lớn nhằm nâng cao gia trị rừng sản xuất.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

2015 2016 2017 2018

Rừng gỗ lá rộng thường xanhRừng trồng

Hình 4.2. Biểu đồ diện tích rừng qua các năm của huyện Tràng Định (ha) (Nguồn: Báo cáo hạt kiểm lâm huyện Tràng Định) Theo bảng diễn biến rừng ở trên trong những năm qua diện tích rừng và tỷ lệ che phủ của huyện Tràng Định có xu hướng tăng, năm sau nhiều hơn năm trước cho thấy diện tích rừng của huyện Tràng Định đang được gia tăng.

Phân bố diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng đƣợc thể hiện qua bảng 4.1

ha

Bảng 4.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp các xã, thị trấn huyện Tràng Định năm 2018.

T T

Tên xã, thị trấn

Diện tích tự nhiên

(ha)

Tổng diện tích có rừng (ha)

Rừng tự nhiên (ha)

Rừng trồng (ha)

Tỷ lệ che phủ rừng

(%)

1 TT.Thất Khê 86,55 0,0 0,0 0,0 0,00

2 Bắc Ái 2.244,77 1.748,2 1.493,2 116,9 77,84 3 Cao Minh 3.055,85 2.650,3 2.487,6 31,2 86,73 4 Chi Lăng 2.964,7 2.160,2 2.010,3 37,5 72,86 5 Chí Minh 5.138,97 2.373,6 2.204,1 6,2 46,19 6 Đại Đồng 2.760,64 1.638,4 1.403,4 89,4 89,41 7 Đào Viên 6.978,93 5.004,1 3.838,4 834,9 71,70 8 Đề Thám 3.998,49 3.042,1 2.565,4 300,6 76,08 9 Đoàn Kết 5.053,84 3.927,2 3.678,1 127,9 77,71 10 Đội Cấn 4.591,85 2.631,8 2.429,0 162,4 57,31 11 Hùng Sơn 2.957,2 2.509,3 2.230,2 187,4 69,26 12 Hùng Việt 3.118,80 2.322,9 2.051,7 109,9 74,48 13 Kim Đồng 5.727,4 4.874,6 4.492,3 271,2 81,37 14 Kháng Chiến 3.192,63 2.183,7 1.562,2 436,0 68,38 15 Khánh Long 4.555,98 3.318,2 3.129,6 54,6 72,83 16 Quốc Khánh 6.708,37 1.371,8 1.156,6 197,6 20,45 17 Quốc Việt 4.817,66 2.877,8 2.397,6 163,0 59,73 18 Tân Minh 5.677,38 3.325,8 2.713,7 264,8 58,58 19 Tân Tiến 7.332,35 4.724,8 4.578,0 26,7 64,44

20 Tân Yên 6.870,50 3.780,3 3.690,4 1,5 55,02

21 Tri Phương 4.614,32 1.090,6 1.046,0 19,8 23,63 22 Trung Thành 5.329,08 3.433,5 2.830,6 348,4 64,43 23 Vĩnh Tiến 2.963,79 2.485,7 2.344,8 1,1 83,87 TỔNG 101.671,3 63.474,8 56.333,2 3.788,9 62,44

(Nguồn: Báo cáo Hạt kiểm lâm huyện Tràng Định năm 2018)

Từ bảng 4.1 ta thấy diện tích đất rừng tự nhiên của huyện phân bố khá đồng đều. Chỉ một số xã diện tích có rừng lớn hơn nhƣ: xã Đào Viên, Kim Đồng, Tân Tiến. Diện tích rừng trồng ở xã Đào Viên nhiều hơn hẳn diện tích rừng trồng các xã còn lại trên địa bàn huyện. Tại các xã Cao Minh, Chi Lăng, Khánh Long, Tân Tiến, đặc biệt xã Chí Minh, Tân Yên, Vĩnh Tiến diện tích rừng trồng chỉ có 1,1 ha đây là các xã vùng cao ở Phía Tây của huyện trình độ dân trí thấp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng rừng, sản xuất lâm nghiệp còn nhiều hạn chế nên diện tích rừng trồng năm 2018 là rất ít.

Bảng 4.2. Hiện trạng trữ lƣợng rừng huyện Tràng Định Tên các loại rừng Tổng diện

tích (ha) Đơn vị tính Trữ lƣợng (m3) 1. Rừng gỗ lá rộng thường xanh

(LRTX) 49.579,33 2.425.064,9

- Rừng gỗ tự nhiên LRTX trung

bình 267,61 m3 21.640,3

- Rừng gỗ tự nhiên LRTX nghèo 1.152,44 m3 75.567,5 - Rừng gỗ tự nhiên LRTX phục

hồi 48.159,28 m3 2.327.857,1

2. Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa 9.797,20 1000 cây 497.076,3 - Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa tự

nhiên 9.797,20 Tre, nứa:

1000 cây 497.076,3

3. Rừng tre nứa 174,45 1000 cây 386.205,0

- Rừng tre nứa tự nhiên 174,45 1000 cây 386.205,0

4. Rừng trồng 3.810,20 m3 253.802,7

- Rừng gỗ trồng 3.754,74 m3 252.560,4

- Rừng tre nứa trồng 55,46 m3 1.242,3

5. Rừng có cây gỗ tái sinh 112,83 m3 4.501,7

Tổng 63.474,01 3.566.650,6

(Nguồn: Báo cáo Hạt kiểm lâm huyện Tràng Định năm 2018)

Từ bảng 4.2 cho thấy trữ lƣợng gỗ các loại rừng 3.566.650,6 m3; Rừng gỗ lá rộng thường xanh 2.425.064,9 m3, rừng hỗn giao gỗ tre nứa là 9797,2 m3; rừng tre nứa là 386.205,0 m3; rừng trồng 253.802,70 m3; Rừng có cây gỗ tái sinh là 4.501,7 m3. Diện tích rừng gỗ lá rộng thường xanh là 49.579,33 ha với tổng khối lƣợng gỗ khoảng 2.425.064,9 m3 chiếm 85,46% tổng trữ lƣợng của huyện, bình quân khoảng 59,2 m3/ha, trong đó rừng gỗ tự nhiên LRTX trung bình chiếm 0,8%, rừng gỗ tự nhiên LRTX nghèo chiếm 5%; và rừng gỗ tự nhiên LRTX phục hồi chiếm 79,66%. Diện tích rừng trồng là 3.810,2 ha, có trữ lƣợng 253.802,7 m3 chiếm 14,54% tổng trữ lƣợng của huyện... Tại 03 xã điều tra, phỏng vấn, xã Vĩnh Tiến có trữ lƣợng rừng tự nhiên là 126.938,4 m3 chiếm 4.3% tổng trữ lượng rừng các loại toàn huyện; xã Tri Phương có trữ lƣợng rừng tự nhiên 47.760,0 m3chiếm 1,63% tổng trữ lƣợng rừng các loại toàn huyện; xã Đại Đồng có trữ lƣợng rừng tự nhiên 77.951 m3 chiếm 2,67%

tổng trữ lƣợng rừng các loại toàn huyện.

Nhìn chung trữ lƣợng rừng của huyện Tràng Định khá lớn, chất lƣợng rừng khá tốt, qua bảng số liệu trên cho thấy diện tích rừng tự nhiên diện tích phân bố không đồng đều giữa các xã, trữ lượng rừng gỗ lá rụng thường xanh chiếm phần lớn, trữ lƣợng rừng trồng và tre nứa thấp. Nếu biết phát huy các lợi thế về diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, chủng loại cây đa dạng phong phú, thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai sẽ cùng với các chính sách khuyến khích phát triển nông lâm nghiệp thì đây sẽ là cơ hội tốt để phát triển sản xuất, kinh doanh nghề rừng.

Bảng 4.3. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý

Phân loại rừng

Tổng diện

tích (ha)

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp 100%

vốn NN

Hộ gia đình, cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị trang

UBND

Rừng phân theo

nguồn gốc 63.474,83 288,31 509,56 42.679,90 14.414,75 38,93 5.543,38 Rừng tự nhiên

phân theo loài cây

59.311,98 177,09 264,37 40.205,46 13.879,38 37,82 4.747,86 Rừng gỗ tự

nhiên phân theo trữ lƣợng

49.379,33 177,09 264,37 33.843,58 10.658,67 37,82 4.397,80 Đất chƣa có

rừng quy hoạch cho lâm nghiệp

25.466,72 12,20 86,89 14.276,28 5.993,05 23,62 5.074,68

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Tràng Định năm 2018) Qua bảng 4.3, Diện tích rừng phân theo chủ quản lý có sự khác biệt rõ rệt. Diện tích rừng do hộ gia đình, cá nhân quản lý chiếm phần lớn tổng diện tích rừng hiện có, người dân quản lý rất hiệu quả, hiện tượng cháy rừng rất ít xảy ra, hầu nhƣ không có, họ cũng tự bảo vệ đƣợc những khu rừng do chính mình họ quản lý. Diện tích rừng lớn thứ hai sau hộ gia đình quản lý là diện tích rừng do Cộng đồng dân cƣ thôn, bản quản lý và không đƣợc quản lý, giám sát chặt chẽ thường xuyên dẫn đến các hiện tượng cháy rừng, săn bắt động vật rừng, thu hái dƣợc liệu, khai thác gỗ trái phép. Diện tích rừng do UBND các xã quản lý tương đối lớn, hầu hết diện tích rừng do UBND xã quản lý không hiệu quả, đó là nguyên nhân chính xảy ra hiện tƣợng cháy rừng, chặt phá rừng trái phép, săn bắt động, thực vật rừng ngày càng gia tăng, người dân chặt phá các cây gỗ lớn, các loại cây thảo dược để làm dược liệu...

Diện tích rừng do chủ quản lý là Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp và lực lƣợng vũ trang thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng, thường xuyên tuần tra, giám sát bảo đảm công tác QLBVR.

Qua điều tra thực tế thì 100% cán bộ huyện, xã, cán bộ thôn, bản và người dân đều có ý kiến rằng đất rừng giao cho hộ gia đình quản lý là tốt nhất, chặt chẽ và hiệu quả nhất.

Bảng 4.4. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng

Phân loại rừng Tổng diện tích

Diện tích trong quy

hoạch

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

(đầu nguồn)

Rừng sản xuất

Rừng ngoài quy hoạch Rừng phân theo

nguồn gốc 63.474,83 60.122,04 0,00 13.871,81 46.250,23 3.352,79 Rừng phân theo

điều kiện lập địa 63.474,83 60.122,04 0,00 13.871,81 46.250,23 3.352,79 Rừng tự nhiên

phân theo loại cây

59.311,98 56.333,16 0,00 13.294,75 43.038,41 2.978,82 Rừng gỗ tự

nhiên phân theo trữ lƣợng

49.379,33 46.887,37 0,00 10.605,26 36.282,11 2.491,96 Đất chƣa có rừng

quy hoạch cho lâm nghiệp

25.466,72 25.267,43 0,00 5.557,72 19.709,71 199,29 ( Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Tràng Định) Diện tích rừng sản xuất lớn nhất, hiện nay người dân trên địa bàn các xã đã biết chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, rừng sản xuất chủ yếu là các loại cây: Keo, quế, hồi, bạch đàn, ... và các cây ăn quả nhƣ Quýt, Mận, Lê... Nếu biết phát huy các lợi thế về diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, chủng loại cây đa dạng phong phú, thích nghi với điều kiện khí hậu đất đai sẽ cùng với các chính sách khuyến khích phát triển nông lâm nghiệp thì đây sẽ là cơ hội tốt để phát triển sản xuất, kinh doanh nghề rừng.

Diện tích rừng phòng hộ khá lớn, trong những năm gần đây, hiện tƣợng chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy thường xuyên xảy ra với tần suất và mức độ tăng dần, đặc biệt năm 2018 là vụ chặt phá rừng 23,8 ha rừng phòng hộ tại

thôn Nà Múc, xã Kim Đồng, huyện Tràng Định gây thiệt hại lớn, cơ quan công an khởi tố, điều tra và đang làm rõ sự việc. Qua đây, thấy rằng công tác quản lý rừng phòng hộ do UBND xã quản lý còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế, các khu rừng bị khai thác thường ở rất xa trung tâm, điều kiện đi lại gặp nhiều khó khăn, lực lƣợng quản lý rừng tại xã còn hạn chế, lực lƣợng kiểm lâm quá mỏng không thể thường xuyên tuần tra, kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời, khi phát hiện thì người dân đã chặt phá diện tích rừng quá lớn. Cần nghiên cứu những giải pháp về tăng cường quản lý, tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát; giải pháp về chuyển hướng chủ quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)