Công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định (Trang 46 - 53)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại huyện Tràng Định

4.2.2. Công tác kiểm tra, kiểm soát lâm sản

Trên địa bàn huyện Tràng Định hiện có 07 cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản đang hoạt động và có tổng số 04 cơ sở gây nuôi động vật rừng sinh trưởng. Tràng Định là một trong những huyện phát triển kinh tế của tỉnh, nhu cầu sử dụng gỗ lớn, hơn nữa Tràng Định có điều kiện giao thông thuận lợi có QL4A và Quốc lộ 3B, tỉnh lộ 299 nên việc lưu thông hàng hóa vô cùng dễ

dàng, chính vì thế tình hình vi phạm lâm luật diễn ra hết sức phức tạp. Tình hình vi phạm đƣợc thể hiện qua bảng 4.4

Bảng 4.5. Tổng hợp tình hình vi phạm lâm luật trên địa bàn huyện Tràng Định giai đoạn 2015-2018

Năm Số vụ

Khối lƣợng

gỗ (m3)

Khối lƣợng động vật

(kg)

Tiền phạt (triệu đồng)

Tiền bán lâm sản (triệu đồng)

Tổng tiền nộp ngân sách

nhà nước (triệu

đồng)

2015 7 5,514 13.250.000 19.500.000 51.116.000

2016 4 2,975 38 46.500.000 50.172.000

2017 9 20,28 52.000.000 31.000.000 83.000.000

2018 17 17,832 291.500.000 69.990.000 361.490.000 Tổng 37 46,601 38 403.250.000 142.618.666 545.777.000 (Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Tràng Định)

0 100,000,000 200,000,000 300,000,000 400,000,000 500,000,000 600,000,000

2015 2016 2017 2018 Tổng

số tiền nộp phạt

Hình 4.3. Biểu đồ số tiền nộp phạt do vi phạm hành chính trên địa bàn huyện Tràng Định.

Triệu đồng

Hình 4.4. Biều đồ tỉ lệ vi phạm lâm luật tại huyện Tràng Định

* Năm 2015: Số vụ vi phạm là 07 vụ với tổng khối lƣợng gỗ tịch thu đƣợc là 5,541 m3, tổng số tiền phạt là 13.250.000 đồng, tổng tiền bán lâm sản là 69.990.000 đồng và tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà 361.490.000 đồng, tịch thu 01 máy cƣa xăng. Trong năm này, số vụ vi phạm chủ yếu là khai thác rừng tự nhiên với các loại gỗ quý như Đinh, Lim, Hương, Nghiến.... với những hình thức vi phạm của bọn lâm tặc xảo quyệt, tinh vi hơn, chúng thường xuyên hoạt động vào ban đêm khiến các cán bộ kiểm lâm rất khó phát hiện gây khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát.

* Năm 2016: Số vụ vi phạm giảm so với năm 2015 (04 vụ giảm 03 vụ so với cùng kỳ 2015) tổng số lâm sản tịch thu là 2,97 m3, 38 kg động vật hoang dã, tịch thu 02 cƣa tay, 02 dao phát. Phá rừng trái pháp luật: 01 vụ;

Mua, vận chuyển lâm sản trái với các quy định của Nhà nước: 02 vụ; Mua lâm sản trái với các quy định của Nhà nước: 01 vụ. Tổng thu ngân sách:

50.172.000 đồng.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

2015 2016 2017 2018

Số vụ vi phạm

Trong đó:

Thu tiền xử phạt vi phạm hành chính: 46.500.000 đồng Truy thu thuế tài nguyên: 3.672.000 đồng

* Năm 2017: Trong năm 2017 đã phát hiện và lập biên bản: 09 vụ vi phạm lâm luật. Khai thác rừng trái phép: 02 vụ; Vận chuyển lâm sản trái pháp luật: 01 vụ; Cất giữ lâm sản trái với quy định của Nhà nước: 03 vụ; Vi phạm thủ tục hành chính: 03 vụ, Đã ra quyết định xử lý: 09 vụ đạt 100%; Lâm sản tịch thu: Gỗ tròn tạp (nhóm IV-VIII) 786 khúc = 20,038 m3 (tăng 573% so với cùng kỳ); gỗ xẻ tạp (nhóm IV-VIII) 04 hộp = 0,197 m3; Phương tiện tịch thu:

xe máy 01 chiếc; máy cƣa xăng 02 chiếc. Thu nộp ngân sách: 83.000.000đồng (tăng 63% so với cùng kỳ), trong đó: Thu từ xử phạt hành chính 52.000.000 đồng; thu từ bán lâm sản và bán phương tiện 31.000.000 đồng.

Ảnh: Phùng Thanh Tâm Hình 4.5. Bắt giữ gỗ khai thác trái phép tại xã Khánh Long, huyện Tràng Định

* Năm 2018:

- Xử lý hành chính:

Trong năm 2018 đã phát hiện và lập biên bản: 17 vụ vi phạm lâm luật (tăng 08 vụ so với năm 2017), trong đó:

+ Mua lâm sản trái quy định: 06 vụ

+ Mua, chế biến, vận chuyển lâm sản trái pháp luật: 08 vụ (tăng 07 vụ

= 700% so với cùng kỳ)

+ Cất giữ lâm sản trái quy định: 01 vụ (giảm 02 vụ = 200% so với cùng kỳ) + Gây cháy rừng sản xuất: 01 vụ (diện tích 3.769 m2)

+ Phá rừng trái pháp luật: 01 vụ (diện tích 1.400 m2) Đã ra quyết định xử lý: 17 vụ đạt 100%

+ Lâm sản tịch thu: Gỗ tròn tạp (nhóm IV-VIII): 17,832 m3 (giảm 11%

so với cùng kỳ); gỗ xẻ tạp (nhóm IV-VIII): 2,721m3 (tăng 128% so với cùng kỳ); gỗ nghiến (nhóm IIA): 0,116 m3; Than hoa 280 kg; Củ cẩu tích tươi:

9.845 kg

+ Phương tiện tạm giữ: xe ô tô 07 chiếc + Phương tiện tịch thu: Không

+ Thu nộp ngân sách: 361.490.000 đồng, trong đó: Thu từ xử phạt hành chính 291.500.000 đồng; thu từ bán lâm sản, phương tiện tịch thu 69.990.000 đồng.

Công tác tham mưu xử lý vi phạm hành chính: Thường xuyên chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho Chủ tịch UBND xã xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đến tài nguyên rừng theo thẩm quyền, đúng quy định của Pháp luật

- Xử lý hình sự:

Năm 2018 qua công tác phối hợp kiểm tra, tuần rừng, phát hiện:

Tại thửa 618, khoảnh 2, tiểu khu 52 rừng phòng hộ bị chặt phá để trồng rừng, thuộc thôn Nà Múc, xã Kim Đồng, diện tích bị chặt phá 252.724,0 m2.

Hạt Kiểm lâm huyện Tràng Định đã tiến hành củng cố hồ sơ và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, về tội hủy hoại rừng với 20 đối tƣợng, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Tại thửa 681, khoảnh 3, tiểu khu 52 phát hiện thêm 09 đối tƣợng phá rừng phòng hộ thuộc thôn Kéo Vèng, xã Kim Đồng; diện tích 31.159,39 m2, Hạt Kiểm lâm đã lập hồ sơ ban đầu và cung cấp cho cơ quan điều tra tiếp tục điều tra bổ sung để xử lý theo quy định của pháp luật.

Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đã đƣợc thực hiện đúng quy; định của pháp luật; việc lập hồ sơ, xử lý các hành vi vi phạm đảm bảo đúng người, đúng hành vi góp phần tích cực nâng cao tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa của pháp luật.

Ảnh: Phùng Văn Tâm.

Hình 4.6. Hiện trường khai thác gỗ trái phép tại xã Tân Yên, huyện Tràng Định

Ảnh: Phùng Thanh Tâm Hình 4.7. Hiện trường khai thác gỗ trái phép tại xã Tân Yên

Số vụ vi phạm lâm luật ngày càng tăng là do sự quản lý không chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, đặc biệt lực lượng kiểm lâm địa bàn quá mỏng, 01 đồng chí kiểm lâm phụ trách địa bàn 3-4 xã không thể đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ rừng đƣợc chặt chẽ. Mặt khác, diện tích rừng do UBND các xã quản lý, bị chặt phá số lƣợng lớn là do sự quản lý của chính quyền địa phương chưa nghiêm ngặt, thành viên tổ công tác của các xã là lực lƣợng bán chuyên trách, kiến thức, chuyên môn về quản lý bảo vệ rừng hạn chế, họ chỉ là những người kiêm nhiệm không thể thường xuyên tuần tra, kiểm soát, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi của các đối tƣợng vi phạm.

Do vậy, nếu không muốn diện tích rừng phòng hộ và diện tích rừng tự nhiên ngày càng suy giảm về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng thì cần phải có những giải pháp đổi mới về đối tƣợng quản lý.

Riêng năm 2018 tổng khối lƣợng gỗ, lâm sản ngoài gỗ bị chặt phá nghiêm trọng đe dọa đến an ninh rừng. Các vụ vi phạm thường vi phạm vào ban đêm nên lực lƣợng bảo vệ rừng khó phát hiện và bắt giữ, lƣợng gỗ vƣợt qua địa bàn trong đêm bằng các phương tiện vẫn còn xảy ra. Đáng quan tâm là năm 2018 có 2 vụ chặt phá rừng nghiêm trọng, phá hoại 28,39 ha rừng đã khởi tố 29 đối tƣợng chặt phá rừng tại thôn Nà Múc, xã Kim Đồng.

Đối tượng vi phạm là các chủ rừng, người dân lao động khó khăn, công ăn việc làm không ổn định, nhận thức thấp và sống gần các khu rừng bị khai thác, tự ý chặt phá rừng làm nương rẫy ở những khu rừng rất sâu, điều kiện đi lại rất khó khăn. Lực lượng bảo vệ rừng còn thiếu thốn về phương tiện và cả pháp lý nên gặp nhiều khó khăn trong việc bắt giữ, lập hồ sơ các vụ vi phạm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)