Công tác phòng chống phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định (Trang 57 - 61)

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại huyện Tràng Định

4.2.4. Công tác phòng chống phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp

Công tác phòng chống chặt phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp là một hoạt động thường xuyên, liên tục được nhấn mạnh trong các cuộc họp của UBND huyện và Hạt kiểm lâm huyện Tràng Định. Cùng với các chủ trương bảo vệ rừng của tỉnh Hạt kiểm lâm đã tham mưu nhiều biện pháp cho UBND huyện ngăn chặn nạn phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp. Chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tích cực phối hợp với các đơn vị chủ rừng tăng cường tuần tra, truy quét, kịp thời phát hiện xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật đối

với các trường hợp phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép, đẩy mạnh thực hiện chủ trương ba bám: “bám dân, bám rừng, bám chính quyền”. Hạt kiểm lâm Tràng Định đã cùng với các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp. Theo dõi chặt chẽ số lƣợng gỗ có nguồn gốc hợp pháp có đầy đủ thủ tục hành chính từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập xuất để lưu thông ...

Thực trạng xấu đang diễn ra tại huyện Tràng Định là cùng với nhu cầu của thị trường trong những năm gần đây về gỗ nguyên liệu đặc biệt là các loại cây Quế, Keo, Bạch, cây thạch đen đàn kéo theo việc người dân địa phương sống gần rừng có công việc không ổn định nguồn thu nhập chính là từ rừng đều muốn làm giàu nhanh chóng từ các loại cây nguyên liệu này. Dẫn đến hiện tƣợng cố tình đốt rừng tự nhiên, khai thác kiệt và đốt rừng để trồng các loại cây bạch đàn, keo, quế, thạch đen... Tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp.

Bảng 4.7. Tình hình phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp huyện Tràng Định từ 2015-2018

Số vụ, Diện tích, tiền xử

phạt

2015 2016 2017 2018 Tổng

Số vụ phá và lấn chiếm

1 1 2 3 7

Diện tích phá và

lấn chiếm 3.259,4 4.534,5 8.548,2 285.283,4 301.625,4 Tiển xử phạt

(Triệu đồng)

5,5 6,0 8,5 (Truy tố hình

sự) ko xử phạt vi phạm

hành chính

20

(Nguồn: báo cáo Hạt kiểm lâm Tràng Định năm 2015 – 2018)

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000

2015 2016 2017 2018

Diện tích phá và lấn chiếm

Hình 4.9. Biểu đồ diện tích phá và lấn chiếm đất lâm nghiệp huyện Tràng Định

0 1 2 3 4 5 6 7

2015 2016 2017 2018 Tổng

số vụ phá và lấn chiếm rừng

Hình 4.10. Biểu đồ số vụ phá và lấn chiếm rừng trên địa bàn huyện Tràng Định Qua biểu đồ tình hình phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại huyện Tràng Định ta thấy rằng năm 2015 trên địa bàn huyện xảy ra 1 vụ phá rừng với diện tích 3.259,4 m2 nguyên nhân chủ yếu là một số hộ sau khi con cái lập gia đình, tách ra ở riêng thiếu đất canh tác nên lên phát rừng làm nương rẫy.

Năm 2016, xảy ra 1 vụ lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp, diện tích vi phạm là 4.534,5 m2, chủ yếu xảy ra tại các xã Đào Viên, Khánh Long.

Nguyên nhân là do năm 2016 cây thạch đen có hiệu quả kinh tế cao, thời gian ha

Số vụ

sinh trưởng ngắn, nên có một số hộ trồng ở vùng đất trống trong rừng, nhưng cũng có một số hộ cố tình phát rừng để trồng thạch đen.

Năm 2017, xảy ra 2 vụ lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp, vi phạm chủ yếu xảy ra tại xã Chi Lăng diện tích vi phạm là 8.548,2 m2. Nguyên nhân là do năm 2018 giá Quế tăng cao, cây Quế là cây bản địa của địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt nên người dân đua nhau phát rừng trái phép để trồng cây Quế.

Ảnh: Ma Thị Thùy Hình 4.11. Phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Tại xã Kim Đồng, huyện Tràng Định.

Năm 2018, diện tích phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp tăng đột biến, diện tích lấn chiếm là 285.283,4 m2 tăng đột biến so với các năm trước, mức độ vi phạm nghiêm trọng và cơ quan công an đã truy tố trách nhiệm hình

sự đối với những cá nhân có liên quan. Người dân đã ý thức được giá trị của đất lâm nghiệp trong sản xuất vậy nên xuất hiện tình trạng chiếm đất rừng trái phép với suy nghĩ “choán đất”.

Nhìn chung, tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định trong những năm qua diễn biến rất phức tạp. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn của người dân địa phương mà nguyên nhân sâu xa là đến từ nguồn lợi của các loại cây Thạch, Keo, Quế, Bạch đàn, Hồi, ... đem đến cho người dân. Người dân vẫn chưa có định hướng sử dụng đất lâm nghiệp một cách hiệu qủa, chƣa lựa chọn đƣợc cây trồng kinh tế, chạy theo thị trường gây ra lãng phí tài nguyên đất, tại đây mặc dù Hạt kiểm lâm Tràng Định và chính quyền địa phương các cấp đã tích cực vận động, tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ rừng hàng năm. Nhưng người dân vẫn cố tình không hiểu và vẫn vi phạm bởi hoàn cảnh gia đình khó khăn, nguồn thu nhập chủ yếu đến từ rừng, công việc không ổn định, với suy nghĩ lạc hậu là xâm lấn được bao nhiêu thì đất đó sẽ là của mình. Vì thế, tại đây người dân bất chấp làm trái pháp luật để lấn chiếm, hệ quả kéo theo là một gia đình lấn đƣợc thì hai gia đình lấn đƣợc và cuối cùng là hàng loạt các hộ gia đình ngang nhiên lấn chiếm. Trong lúc đó, Hạt kiểm lâm cùng với chính quyền địa phương các cấp phối hợp với lực lượng công an huyện Tràng Định cũng đã có mặt kịp thời nhưng vì lực lượng mỏng người dân lấn chiếm quá đông nên không thể ngăn chặn. Tình trạng giằng co này vẫn tiếp tục diễn ra cho đến tận bây giờ mà vẫn chƣa thể xử lý triệt để trả lại đất cho chủ rừng. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm vẫn cứ để hoang chƣa biết đến ngày nào mới có thể lại được phủ xanh như trước đây.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng tại huyện tràng định (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)