Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại huyện Tràng Định
4.2.6. Sự phối hợp của chính quyền địa phương và người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng
Trong công tác QLBVR, sự phối hợp giữ lực lƣợng kiểm lâm, chính quyền địa phương và với người dân là một việc làm hết sức quan trọng. Đây là ba lực lƣợng nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ rừng và đƣợc thể hiện qua chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước “bám rừng, bám dân, bám chính quyền”. Trong những năm qua, sự phối hợp giữa cơ quan kiểm lâm với chính quyền địa phương và với người dân ngày càng được chú trọng thông qua các quy chế phối hợp.
Những năm gần đây tình hình vi phạm có chiều hướng gia tăng. Xác định công tác QLBVR lực lượng chính quyền địa phương là nòng cốt vì vậy lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Tràng Định thường xuyên chỉ đạo kiểm lâm địa bàn thường xuyên về địa bàn cùng với lực lượng chính quyền địa phương và chủ rừng tổ chức truy quét tuần tra rừng để cập nhật theo dõi nắm bắt thông tin tận trong rừng. Phối hợp với công an xã trong các vụ vi phạm về lâm luật, bắt giữ tang vật, phương tiện cùng người vi phạm. Phối hợp với chính quyền địa phương cùng các trường thôn thường xuyên phát trên đài về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động người dân bảo vệ rừng. Năm 2018, lực lượng kiểm lâm phối hợp với chủ rừng và chính quyền địa phương đã tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng theo kế hoạch đƣợc 248 lần, phối hợp huyện giáp ranh trong tỉnh kiểm tra, tuần rừng 01 lần. Bên cạnh đó, Kiểm lâm địa bàn cũng thường
xuyên tham mưu cho chủ tịch UBND xã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Hàng năm, dựa vào tình hình thực tế trên địa phương kiểm lâm địa bàn tham mưu xây dựng phương án PCCCR và BVR của năm đó, tổ chức xây dựng, kiện toàn ban chấp hành những vấn đề cấp bách của xã về các vấn đề liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, sự phối hợp giữa lực lƣợng kiểm lâm với chính quyền địa phương đã được cải thiện rõ rệt. Nhưng sự quan tâm đến lĩnh vực lâm nghiệp của UBND xã các cấp vẫn chƣa đƣợc chú trọng, quan tâm đúng mức. UBND các xã vẫn chƣa thực hiện hết vai trò trách nhiệm của mình trong lĩnh vực lâm nghiệp, chƣa chủ động trong công tác QLBVR, khi xảy ra sự vụ sau khi có lời mời của lực lƣợng kiểm lâm mới tham gia chậm các công việc liên quan đến lâm nghiệp. Bên cạnh đó, những người vi phạm thường là người dân trong xã, vì vậy khi xử lý vi phạm còn chƣa thực sự kiên quyết phối hợp với lực lƣợng kiểm lâm làm cản trở trong quá trình xử lý các vụ vi phạm. Điển hình là các vụ liên quan đến phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp trong các năm. Ngoài ra, sự phối hợp trong việc thực hiện theo văn bản hợp nhất thông tƣ 07/VBHN-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 25/4/2016 quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Khi xác nhận gỗ rừng trồng và cây cảnh, bóng mát đa số UBND các xã không liên hệ với Kiểm lâm địa bàn để cùng xác nhận nguồn gốc hợp pháp hay không dẫn đến việc Kiểm lâm địa bàn không nắm đƣợc thông tin và cập nhật diễn biến rừng kịp thời, nguy hiểm hơn là tạo điều kiện cho những kẻ phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp để trồng rừng trên đất bất hợp pháp lợi dụng để lưu thông, vận chuyển.
Bên cạnh sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với lực lượng kiểm lâm thì sự phối hợp giữa người dân với lực lượng kiểm lâm là một việc hết sức quan trọng không kém. Tuy nhiên, việc phối hợp với người dân chưa thực
sự hiệu quả, bởi lẽ, đa phần những người dân sống gần rừng tại huyện Tràng Định đa số sống phụ thuộc vào rừng mà lực lƣợng kiểm lâm lại chính là đang cản trở miếng cơm manh áo của họ. Sự phối hợp này mới chỉ dừng lại ở mức độ khi xảy ra cháy rừng trồng do các hộ gia đình làm chủ hoặc lẻ tẻ vài người dân cung cấp thông tin về các vụ phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm sản bất hợp pháp. Vì thế việc nắm bắt thông tin từ người dân chậm dẫn đến hạn chế việc kịp thời phát hiện, ngăn chặn khi xảy ra các vụ vi phạm.
Tóm lại, bên cạnh các kết qua đã đạt đƣợc thì công tác QLBVR tại huyện Tràng Định còn tồn tại một số hạn chế. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCCCR cho người dân, công tác xử lý thực bì trước thời điểm nắng nóng chưa thực sự có hiệu quả, các công trình cơ sở hạ tầng, phương tiện chữa cháy còn thiếu dẫn đến các vụ cháy rừng vẫn còn xảy ra. Lực lƣợng tham gia QLBVR chƣa qua đào tạo là chủ yếu, chất lƣợng hoạt động thấp, lực lƣợng chuyên trách thì quá mỏng có 18 biên chế, trong đó kiểm lâm địa bàn chủ có 07 người còn đa số là lực lượng không chuyên sâu... Tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Tràng Định trong những năm qua diễn biến rất phức tạp. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn của người dân địa phương, các cơ quan chức năng chưa thể xử lý triệt để các vùng đất bị lấn chiếm bởi nhiều lý do khách quan, sự phối hợp lực lƣợng kiểm lâm với chính quyền đã đƣợc cải thiện rõ rệt. Nhƣng sự quan tâm đến lĩnh vực của UBND xã các cấp vẫn chƣa đƣợc chú trọng, quan tâm đúng mức.
UBND các xã vẫn chƣa thực hiện hết vai trò trách nhiệm của mình trong lĩnh vực lâm nghiệp, chƣa chủ động trong công tác QLBVR. Bên cạnh đó những người vi phạm thường là người dân trong xã vì vậy khi xử lý vi phạm còn chƣa thực sự kiên quyết phối hợp với lực lƣợng kiểm lâm làm cản trở trong quá trình xử lý các vụ vi phạm.