Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh phú thọ giai đoạn 2016 (Trang 24 - 30)

1.4. Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

1.4.1. Lịch sử hình thành

Quá trình phát triển hệ thống ĐTM của Việt Nam có thể chia thành 4 giai đoạn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Giai đoạn 1 (trước ngày 27 tháng 12 năm 1993):

Từ năm 1983, Chương trình nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường bắt đầu đi vào nghiên cứu phương pháp luận ĐTM. Năm 1985, trong Nghị quyết về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, Hội đồng Bộ trưởng đã quy định trong xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật của các công trình xây dựng lớn hoặc các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng cần tiến hành ĐTM. Cơ quan phụ trách vấn đề này ở cấp Trung ương là Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (năm 1990 đổi tên thành Ủy ban Khoa học Nhà nước và ngày 12 tháng 10 năm 1992 được đổi tên thành Bộ KHCN&MT. Cục Môi trường là cơ quan thường trực quản lý các vấn đề môi trường ở cấp quốc gia bao gồm cả ĐTM. Ở cấp địa phương lần lượt được thành lập Sở KHCN&MT và trong bộ máy có Phòng Môi trường.

Đến đầu năm 1993, trong Chỉ thị số 73-TTg về một số công tác cần làm ngay về BVMT, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị: “Các ngành, các địa phương khi xây dựng các dự án phát triển, kể cả dự án hợp tác với nước ngoài, đều phải thực hiện nội dung ĐTM trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật”. Cho đến ngày 10 tháng 9 năm 1993, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT đã ban hành bản

“Hướng dẫn tạm thời về ĐTM”.

Đóng góp quan trọng nhất của giai đoạn này là đã hình thành được cơ sở khoa học, phương pháp luận về ĐTM làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống pháp luật về ĐTM cho các giai đoạn tiếp theo.

- Giai đoạn 2 (Từ ngày 27 tháng 12 năm 1993 đến trước ngày 01/7/2006):

+ Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 10 tháng 01 năm 1994. Đây là thời điểm rất quan trọng đối với công tác quản lý và bảo vệ môi trường của Việt Nam. Tại Điều 18 của Luật đã quy định “tất cả các dự án phát triển ở mọi quy mô đều phải lập báo cáo ĐTM để thẩm định. Kết quả thẩm định báo cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án là một trong những căn cứ có tính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

pháp lý để cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực hiện. Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật BVMT (Nghị định có 1 Chương riêng về công tác đánh giá tác động môi rường, trong đó đáng lưu ý là những quy định cụ thể về các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, nội dung của một Báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, Báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết, thẩm quyền thẩm định và phân cấp thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường); Nghị định 175/CP đã phát huy tác dụng khá tốt để bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đã có từ trước khi Luật BVMT ra đời cũng như đối với các dự án đầu tư mới, song hầu như không phát huy được tác dụng đối với các quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, phát triển ngành vì có những vướng mắc về phương pháp luận và kỹ thuật ĐTM đối với các kế hoạch, quy hoạch đó. Ngày 12 tháng 7 năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 143/2004/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị định số 175/CP. Việc sửa đổi Điều 14 của Nghị định 175/CP theo hướng phân cấp mạnh mẽ hơn cho địa phương là phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và tạo điều kiện cho các Sở TN&MT tăng cường năng lực về ĐTM, đồng thời giảm tải hoạt động thẩm định cho Bộ TN&MT để có thể đẩy mạnh hơn nữa việc quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô đối với công tác ĐTM và đẩy mạnh hoạt động sau thẩm định ĐTM trên phạm vi cả nước.

Theo đó, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường đã ban hành một số Thông tư như: Thông tư số 1420/MTg ngày 26 tháng 11 năm 1994 về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động (hướng dẫn thực hiện Điều 17 Luật BVMT); Thông tư số 715/TT- MTg ngày 03 tháng 4 năm 1995 hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài: Thông tư này được thực hiện trong 2 năm thì được thay thế bởi Thông tư số 1100/TT-MTg ngày 20 tháng 8 năm 1997; Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 về hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Quy chế tổ chức hoạt động của Hội đồng thẩm định được quy định tại Quyết định số 1806/QĐ-MTg ban hành "Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp giấy phép môi trường". Quy chế này đã được thay thế bởi Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường" ban hành tại Quyết định số 04/2003/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ TN&MT.

Trong giai đoạn này, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường đã ban hành 16 hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM đối với 16 loại hình dự án nhằm nâng cao chất lượng công tác ĐTM. Quy trình ĐTM trong giai đoạn này gồm các bước: Sàng lọc dự án phải thực hiện ĐTM, xác định phạm vi, đánh giá tác động, lập Báo cáo ĐTM, thẩm định Báo cáo ĐTM và quan trắc (giám sát) môi trường.

Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù của nhu cầu phát triển đất nước, một số bước trong quy trình ĐTM nêu trên được thực hiện chưa thật phù hợp với quy trình đang được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới

- Giai đoạn 3: (Từ ngày 01/7/2006 đến trước ngày 01/01/2015): Với sự ra đời của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006), công tác bảo vệ môi trường được tăng cường hơn, các vai trò, ý nghĩa có ĐTM được nâng cao. Việc thực hiện đánh giá tác động môi trường được đặt ra với yêu cầu chặt chẽ, rõ ràng hơn cho các dự án đầu tư có nguy cơ tác động môi trường ở mức độ cao, những dự án đầu tư còn lại thì yêu cầu phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường (thực chất vẫn là hình thức đơn giản của đánh giá tác động môi trường). Bên canh hệ thống văn bản pháp luật được xây dựng và ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và ấn phẩm nhiều hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường cho nhiều loại hình dự án hơn. Lực lượng tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường phát triển mạnh về số lượng cũng như chất lượng; năng lực thẩm định báo cáo ĐTM của các cơ quan quản lý nhà nước và của đội ngũ cán bộ được nâng lên đáng kể... Người dân bắt đầu hiểu biết hơn về ĐTM.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bộ máy quản lý nhà nước về ĐMC, ĐTM của Bộ TN&MT được tiếp tục thực hiện như hệ thống của giai đoạn 2. Các Bộ chủ quản có đơn vị chịu trách nhiệm cho việc thực hiện ĐMC, thẩm định ĐTM cũng như các vấn đề môi trường khác. Các Bộ, ngành khác đã giao việc ĐMC và thẩm định ĐTM cũng như trách nhiệm môi trường khác cho các Vụ Khoa học và Công nghệ hoặc Vụ KHCN&MT. Một số Bộ có thành lập Vụ Môi trường hoặc Cục Môi trường. Ở cấp tỉnh, Chi cục Bảo vệ môi trường đã được thành lập trong một số Sở TN&MT và thường bao gồm Phòng Đánh giá tác động môi trường. Còn lại vẫn giữ như mô hình của Giai đoạn 2 - Phòng Môi trường thuộc Sở. Một số tỉnh cũng đã cho phép Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất được thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM cho các dự án đầu tư trong khu công nghiệp và khu chế xuất, theo thẩm quyền thẩm định của tỉnh/các thành phố trực thuộc Trung ương. Ở cấp huyện, Ủy ban nhân dân huyện (UBND huyện) ủy quyền cho Phòng TN&MT quản lý nhà nước về việc đăng ký bản CBM.

Tiếp theo Luật BVMT năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT (được bổ sung bởi Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008) và sau này được thay thế bởi Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006, tiếp đó được thay thế bằng Thông tư số 05/2008/TT- BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 và sau này là Thông tư số 26/2011/TT- BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

Kế hoạch Dự án

Chiến lược Quy hoạch

ĐM ĐM ĐM ĐTM, CBM

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hình 1.3. Mối quan hệ giữa ĐMC, ĐTM, CBM

- Giai đoạn 4: (Từ sau ngày 01/01/2015 đến nay), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 ra đời và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 với nhiều điểm mới, phân cấp rõ ràng hơn trong công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ môi trường ở địa phương, theo đó, ngoài trường hợp phải đánh giá tác động môi trường thì theo phân cấp quy mô dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện là 2 cơ quan thực hiện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án đầu tư, đặc biệt phân cấp mạnh hơn cho cấp huyện đối với các dự án đầu tư có quy mô dưới mức phải ĐTM. Ngoài ra các trường hợp phải thực hiện lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án cũng giới hạn hẹp hơn, chỉ đối với một số loại hình có tính chất phức tạp hoặc có công trình xử lý môi trường trong số các dự án phải thực hiện ĐTM. Chất lượng và trách nhiệm của đơn vị tư vấn yêu cầu khắt khe hơn, cán bộ làm việc trong lĩnh vực tư vấn môi trường phải có chứng chỉ đào tạo do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

Các văn bản hướng dẫn thi hành gồm có: Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Gần đây nhất là Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường đã có nhiều điểm thay đổi, phân cấp mạnh mẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hơn nữa trách nhiệm và thẩm quyền của địa phương trong quản lý môi trường, đồng thời bãi bỏ hoàn toàn đối tượng thực hiện ĐBM là các cơ sở đã đi vào hoạt động mà chưa được phê duyệt báo cáo ĐTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường trên địa bàn tỉnh phú thọ giai đoạn 2016 (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)